(Toquoc)-Ngân hàng Nhà nước đang từng bước thực hiện lộ trình bình ổn thị trường vàng trong nước. Theo chuyên gia, trước mắt, lợi ích từ thị trường vàng gần như đang thuộc về các ngân hàng, nhưng về lâu dài việc kinh doanh vàng không nên là nhiệm vụ của ngành ngân hàng.
Ngày 5/3, ngay khi Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng cho phép mua bán vàng miếng trên thị trường, giá vàng trong nước ngay lập tức có sự thay đổi tăng- giảm chóng mặt và diễn tiến này kéo dài đến ngày 6/3.
[h=2]Sáng ngày 7/3, giá vàng miếng trong nước chỉ tăng nhẹ nhưng cũng đủ để giúp vượt mốc 44 triệu đồng/lượng. Cũng đó, biên độ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lại giãn ra ở mức 4,2 triệu đồng/lượng so với mức 2,5 triệu đồng của mấy ngày trước.[/h]Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng khi trả lời phỏng vấn trực tuyến đã khẳng định, những biến động vừa rồi của thị trường vàng trong nước chủ yếu do yếu tố tâm lý. Và Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật để thực hiện đúng Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ để đưa giá vàng trong nước bám sát quốc tế.
“Với khuôn khổ chính sách pháp luật hiện hành về hoạt động kinh doanh vàng cũng như các công cụ, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn tin tưởng sẽ thực hiện đúng mục tiêu của mình”, vị đại diện Ngân hàng Nhà nước nói.
Về lâu dài việc kinh doanh vàng không nên là nhiệm vụ của ngành ngân hàng.
Cũng rất kỳ vọng vào động thái trên của cơ quan quản lý, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, không cần quá lo lắng về diễn biến giá vàng mấy ngày qua. “Từ nay cho đến lúc đạt được mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đề ra thì thị trường vàng còn phải biến động nhiều, thậm chí còn có thể ‘nhảy múa” trong biên độ lớn hơn vì”, chuyên gia này nói.
Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết, một khi cơ chế quản lý thị trường vàng bắt đầu thay đổi thì đương nhiên lợi nhất vẫn thuộc về các ngân hàng thương mại. Bởi, Ngân hàng Nhà nước chỉ tham gia với vai trò là người mua bán cuối cùng. Trong khi đó, giao dịch giữa dân chúng chỉ diễn ra giữa các đơn vị kinh doanh vàng và một số tổ chức tín dụng được cấp phép (chứ không phải ủy quyền) thành ra điều này có lợi cho các ngân hàng là khá rõ ràng.
Tuy nhiên, cũng theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, các ngân hàng thương mại tham gia kinh doanh vàng là không đúng với chức năng nhiệm vụ của họ. Trên thế giới, các ngân hàng thương mại chỉ kinh doanh tiền tệ, sử dụng tiền gửi tiết kiệm của dân chúng để làm tín dụng cho sản xuất và đưa vào nền kinh tế. Vàng không phải là tiền tệ, việc kinh doanh vàng đồng thời cũng đi liền với rủi ro.
“Khi các ngân hàng lấy tiền của dân chúng để mua bán vàng, đây chính là rủi ro và không hoàn toàn đúng với chức năng của các ngân hàng thương mại. Thành ra về lâu dài không nên duy trì chức năng này cho các ngân hàng’, Tiến sĩ Hiếu cho hay.
Giá vàng vẫn sẽ tăng cao
Theo một chuyên gia kinh tế, giá vàng Việt Nam không tránh khỏi mối quan hệ với giá vàng thế giới. Nhưng thực tế trong nước, vàng luôn bị làm giá và người thiệt nhất lúc này không ai khác chính là người dân.
“Ngay như mấy ngày vừa qua, tuy giá vàng có giảm nhưng chỉ trong vài ba ngày, sau đó lại tăng cao khiến biên độ giữa trong nước và quốc tế bị nới rộng”, vị chuyên gia này bày tỏ.
Không đánh giá cao động thái của Ngân hàng Nhà nước, ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Cty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, những người “chơi vàng” trong nước vốn lâu nay đã “nhờn” với chính sách điều hành của cơ quan quản lý.
“Do đó, chính sách quản lý kinh doanh vàng cũng chỉ có tác động trong thời gian ngắn. Một khi giá vàng thế giới tăng cao thì giá vàng trong nước vẫn sẽ tăng theo”, ông Trần Thanh Hải nói.
[h=2]TS.Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện không thể mong đợi “liều thuốc” chính sách có thể điều chỉnh ngay được thị trường. Nhất là khi Ngân hàng Nhà nước chưa bao giờ buôn vàng, thì có thể coi đây là giai đoạn thử nghiệm kinh doanh lĩnh vực “ngoài ngành” và cũng cần có thời gian để cơ quan quản lý học hỏi và rút kinh nghiệm.[/h][h=2]“Ngay cả một ngân hàng có ngoại tệ dồi dào, đầy đủ quyền hành để điều tiết thị trường cũng không tránh khỏi rủi ro về vàng khi giá dao động. Mua vàng một giá nhưng bán ra với một giá khác, sự chênh lệch này cũng là rủi ro rất lớn chưa kể tính thanh khoản của thị trường vàng”, ông Nguyễn Trí Hiếu cho hay.[/h][h=2]Tuy nhiên, xét về xu hướng giá trong tương lai, chuyên gia này cũng nhận định những biến động của thị trường vàng chỉ có thể diễn ra trong một thời điểm ngắn hạn.”Còn về dài hạn giá vàng không bao giờ đi xuống mà chỉ có xu hướng đi lên”, ông Hiếu nói./.[/h][h=2]Bài, ảnh: Hà Thành[/h]
Ngày 5/3, ngay khi Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng cho phép mua bán vàng miếng trên thị trường, giá vàng trong nước ngay lập tức có sự thay đổi tăng- giảm chóng mặt và diễn tiến này kéo dài đến ngày 6/3.
[h=2]Sáng ngày 7/3, giá vàng miếng trong nước chỉ tăng nhẹ nhưng cũng đủ để giúp vượt mốc 44 triệu đồng/lượng. Cũng đó, biên độ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lại giãn ra ở mức 4,2 triệu đồng/lượng so với mức 2,5 triệu đồng của mấy ngày trước.[/h]Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng khi trả lời phỏng vấn trực tuyến đã khẳng định, những biến động vừa rồi của thị trường vàng trong nước chủ yếu do yếu tố tâm lý. Và Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật để thực hiện đúng Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ để đưa giá vàng trong nước bám sát quốc tế.
“Với khuôn khổ chính sách pháp luật hiện hành về hoạt động kinh doanh vàng cũng như các công cụ, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn tin tưởng sẽ thực hiện đúng mục tiêu của mình”, vị đại diện Ngân hàng Nhà nước nói.
Về lâu dài việc kinh doanh vàng không nên là nhiệm vụ của ngành ngân hàng.
Cũng rất kỳ vọng vào động thái trên của cơ quan quản lý, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, không cần quá lo lắng về diễn biến giá vàng mấy ngày qua. “Từ nay cho đến lúc đạt được mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đề ra thì thị trường vàng còn phải biến động nhiều, thậm chí còn có thể ‘nhảy múa” trong biên độ lớn hơn vì”, chuyên gia này nói.
Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết, một khi cơ chế quản lý thị trường vàng bắt đầu thay đổi thì đương nhiên lợi nhất vẫn thuộc về các ngân hàng thương mại. Bởi, Ngân hàng Nhà nước chỉ tham gia với vai trò là người mua bán cuối cùng. Trong khi đó, giao dịch giữa dân chúng chỉ diễn ra giữa các đơn vị kinh doanh vàng và một số tổ chức tín dụng được cấp phép (chứ không phải ủy quyền) thành ra điều này có lợi cho các ngân hàng là khá rõ ràng.
Tuy nhiên, cũng theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, các ngân hàng thương mại tham gia kinh doanh vàng là không đúng với chức năng nhiệm vụ của họ. Trên thế giới, các ngân hàng thương mại chỉ kinh doanh tiền tệ, sử dụng tiền gửi tiết kiệm của dân chúng để làm tín dụng cho sản xuất và đưa vào nền kinh tế. Vàng không phải là tiền tệ, việc kinh doanh vàng đồng thời cũng đi liền với rủi ro.
“Khi các ngân hàng lấy tiền của dân chúng để mua bán vàng, đây chính là rủi ro và không hoàn toàn đúng với chức năng của các ngân hàng thương mại. Thành ra về lâu dài không nên duy trì chức năng này cho các ngân hàng’, Tiến sĩ Hiếu cho hay.
Giá vàng vẫn sẽ tăng cao
Theo một chuyên gia kinh tế, giá vàng Việt Nam không tránh khỏi mối quan hệ với giá vàng thế giới. Nhưng thực tế trong nước, vàng luôn bị làm giá và người thiệt nhất lúc này không ai khác chính là người dân.
“Ngay như mấy ngày vừa qua, tuy giá vàng có giảm nhưng chỉ trong vài ba ngày, sau đó lại tăng cao khiến biên độ giữa trong nước và quốc tế bị nới rộng”, vị chuyên gia này bày tỏ.
Không đánh giá cao động thái của Ngân hàng Nhà nước, ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Cty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, những người “chơi vàng” trong nước vốn lâu nay đã “nhờn” với chính sách điều hành của cơ quan quản lý.
“Do đó, chính sách quản lý kinh doanh vàng cũng chỉ có tác động trong thời gian ngắn. Một khi giá vàng thế giới tăng cao thì giá vàng trong nước vẫn sẽ tăng theo”, ông Trần Thanh Hải nói.
[h=2]TS.Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện không thể mong đợi “liều thuốc” chính sách có thể điều chỉnh ngay được thị trường. Nhất là khi Ngân hàng Nhà nước chưa bao giờ buôn vàng, thì có thể coi đây là giai đoạn thử nghiệm kinh doanh lĩnh vực “ngoài ngành” và cũng cần có thời gian để cơ quan quản lý học hỏi và rút kinh nghiệm.[/h][h=2]“Ngay cả một ngân hàng có ngoại tệ dồi dào, đầy đủ quyền hành để điều tiết thị trường cũng không tránh khỏi rủi ro về vàng khi giá dao động. Mua vàng một giá nhưng bán ra với một giá khác, sự chênh lệch này cũng là rủi ro rất lớn chưa kể tính thanh khoản của thị trường vàng”, ông Nguyễn Trí Hiếu cho hay.[/h][h=2]Tuy nhiên, xét về xu hướng giá trong tương lai, chuyên gia này cũng nhận định những biến động của thị trường vàng chỉ có thể diễn ra trong một thời điểm ngắn hạn.”Còn về dài hạn giá vàng không bao giờ đi xuống mà chỉ có xu hướng đi lên”, ông Hiếu nói./.[/h][h=2]Bài, ảnh: Hà Thành[/h]