Cặp vợ chồng mới cưới Paul Ng và Janice Sim cảm thấy áp lực lì xì đang nặng dần khi chỉ còn một tuần nữa là đến năm mới. Họ hoang mang khi nghĩ đến khoản tiền lớn sắp "ra đi" chỉ trong vòng mấy ngày Tết.
Tặng phong bao lì xì đã trở thành truyền thống trong dịp Tết Âm lịch từ bao đời nay. Ở Malaysia, thông thường, các đôi uyên ương đã kết hôn hoặc người lớn, người cao niên sẽ lì xì cho các con cháu trong gia đình các phong bao đỏ tượng trưng cho may mắn nhân dịp năm mới. Ngoài ra, các phong bao cũng là lời chúc phúc trong các dịp như cưới hỏi hay sinh nhật, mừng thọ.
Để khiến năm Quý Tỵ sắp tới thêm phần thú vị, nhà thiết kế nội thất Lucas Goh dự định tổ chức chương trình "bốc thăm phong bao may mắn" cho những ai đến thăm nhà ông trong dịp Tết.
Ông Goh, 40 tuổi, cho biết sẽ cho các tờ tiền với các mệnh giá khác nhau từ 5 ringgit đến 50 ringgit (1,6- 16 USD) vào các phong bao đặt trong hộp, để các vị khách đến chơi nhà trong suốt 15 ngày Tết bốc thăm.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="align: center"]Lì xì được xem là lời chúc tuổi mới đối với trẻ em trong dịp Tết Âm lịch. Ảnh minh họa: ED Unloaded[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
"Người lớn và trẻ con đến nhà tôi đều có cơ hội được bốc thăm lì xì trong hộp. Tôi đã tổ chức thử vào năm ngoái và các vị khách của tôi rất hào hứng với ý tưởng này", ông nói. Tuy nhiên, ông cho biết mình sẽ vẫn lì xì riêng với số tiền nhất định cho các con cháu thân thiết trong gia đình.
Luật sư Dennis Ngu, 49 tuổi, là một người khác cải tiến tập tục tặng phong bao lì xì. Thay vì tặng tiền, ông Ngu sẽ tặng khách các phong bao có vé xổ số.
"Tôi dự định mua 100 vé xổ số, mỗi vé trị giá 5 ringgit", ông cho biết.
Ông Ngu nhấn mạnh rằng trẻ em ngày nay có xu hướng thích được lì xì thật nhiều tiền. Trên thực tế, nhiều trẻ em còn thông thạo trong việc đoán biết giá trị của các phong bao lì xì chỉ bằng cách sờ vào chúng.
Đây là điều hoàn toàn khác xa so với thời mà bà Wee Geok Pek, 94 tuổi, còn bé. Con cháu trong nhà thời ấy chỉ được ông bà, bố mẹ và cô chú lì xì một xu trong ngày đầu năm mới. Thay vì các phong bao đỏ in sẵn, mỗi đồng xu được bọc trong một miếng giấy đỏ nhỏ tặng kèm hai trái cam.
Sau khi lấy chồng, bà Wee vẫn tiếp tục truyền thống gói xu trong giấy đỏ. "Nhưng đến lúc đó, số tiền lì xì đã tăng lên 20 xu", bà kể. Trong thời kỳ thực dân Nhật chiếm đóng, bà nhớ những tờ tiền do chính phủ Nhật phát hành có in hình cây chuối được đưa ra lì xì.
Bà Wee, người hiện có 7 cháu và 5 chắt, cho rằng giá trị của phong bao lì xì thời này đã tăng lên do vật giá và quan điểm mới của giới trẻ. Bây giờ, bà tặng các cháu chắt của mình mỗi đứa 200 ringgit (65 USD).
Nhân viên bán hàng Margaret Bong, 42 tuổi, cũng cảm thấy rằng chúc Tết thời nay ngày một tốn kém, do thế hệ trẻ kỳ vọng nhiều hơn ngày xưa.
"Đó là lý do tại sao bạn nhận thấy nhiều người rất ngại ăn Tết với bạn bè và người thân. Họ muốn đi đâu đó xa trong dịp lễ này", Bong nói.
Cũng có những người chấp nhận chi cho việc lì xì nhiều hơn khả năng tiền bạc của mình chỉ vì sĩ diện.
"Tôi biết một số người bạn lì xì thật nhiều tiền để lấy lệ. Có người thậm chí còn phải đi vay mượn để có 50 ringgit lì xì, khỏi bị những người khác chê là keo kiệt. Thật là vớ vẩn!", nhà điều hành trung tâm gia sư Jackson Ng, 42 tuổi nói. "Hãy lì xì trong khả năng của bạn. Nếu bạn không đủ tiền thì đừng giả vờ là mình có tiền, nếu không bạn sẽ chìm trong đống nợ nần đấy".
Cặp vợ chồng mới cưới Paul Ng, 29 tuổi và Janice Sim, 31 tuổi, cũng cảm thấy áp lực lì xì đang nặng dần khi chỉ còn một tuần nữa là đến năm mới. Vừa tiêu tốn hết 29.000 ringgit để tổ chức đám cưới hồi tháng 12, cặp đôi là chuyên gia công nghệ thông tin trẻ lại hoang mang khi nghĩ đến khoản tiền lớn sắp phải chi ra chỉ trong vòng mấy ngày Tết sắp tới.
Ng than thở rằng họ cũng còn rất nhiều khoản khác phải chi hàng tháng như tiền nhà, tiền xăng xe, tiền nợ chưa trả.
"Khi chúng tôi tổ chức đám cưới, chúng tôi cũng phát phong bao cho trẻ con. Nỗi lo lắng của chúng tôi bây giờ là chúng sẽ nhớ lúc đó mình được lì xì bao nhiêu tiền, và hy vọng ít nhất cũng phải nhận được một số tiền tương đương như thế vào dịp Tết", Sim nói.
Với quản lý bán hàng Jason Mok, 35 tuổi, bản thân việc lì xì đã là một lời chúc cho năm mới.
"Lì xì cho người khác khiến tôi cảm thấy hạnh phúc. Đó không phải là hành động để giữ sĩ diện, dù số tiền có thể phản ánh tình trạng tài chính của người đó. Quan trọng là sự chân thành khi lì xì và trẻ em được nhận phong bao phải biết cảm ơn và coi trọng số tiền bên trong dù là bao nhiêu", anh nói.
Trong khi đó, luật sư Sandra Shek lại không xem việc lì xì cho con cháu, họ hàng là một gánh nặng. "Với trẻ em, đó là một lời chúc tuổi mới, với bố mẹ của chúng ta, hồng bao tượng trưng cho lời chúc thượng thọ", ông nói.
Joanne Tham, 38 tuổi, thừa nhận khi còn bé, cô thường nghĩ ai tặng mình 2 ringgit là "quá ít". Nhưng sau khi đi làm, cô mới bắt đầu nhận ra rằng kiếm được đồng tiền vất vả thế nào.
Doanh nhân P'ng Yen Ling, 56 tuổi, nhớ thời ông còn nhỏ những năm đầu thập niên 70, ông được tặng những đồng xu chocolate bọc trong giấy gói màu vàng.
"Không ai trong đám trẻ chúng tôi ngày đó giận dỗi hay khó chịu cả. Chúng tôi biết ơn với những gì chúng tôi được tặng. Bây giờ thời thế thay đổi quá. Nếu bạn tặng chocolate hay cái gì chưa đến 5 ringgit cho con của một người quen thôi, bạn cũng bị chê là keo kiệt rồi", ông nói.
Tuy nhiên, với cô sinh viên Sarah Ann, phong bao 1 ringgit mà ông cậu tặng cho mình cũng có giá trị như phong bao 100 ringgit (hơn 30 USD).
"Ông cậu của tôi đã 96 tuổi rồi. Làm sao tôi có thể đòi hỏi một người không có lương bổng gì nữa? Tất cả những gì tôi biết là ông ấy rất yêu thương tôi và đó mới là điều quan trọng", cô nói.
Tặng phong bao lì xì đã trở thành truyền thống trong dịp Tết Âm lịch từ bao đời nay. Ở Malaysia, thông thường, các đôi uyên ương đã kết hôn hoặc người lớn, người cao niên sẽ lì xì cho các con cháu trong gia đình các phong bao đỏ tượng trưng cho may mắn nhân dịp năm mới. Ngoài ra, các phong bao cũng là lời chúc phúc trong các dịp như cưới hỏi hay sinh nhật, mừng thọ.
Để khiến năm Quý Tỵ sắp tới thêm phần thú vị, nhà thiết kế nội thất Lucas Goh dự định tổ chức chương trình "bốc thăm phong bao may mắn" cho những ai đến thăm nhà ông trong dịp Tết.
Ông Goh, 40 tuổi, cho biết sẽ cho các tờ tiền với các mệnh giá khác nhau từ 5 ringgit đến 50 ringgit (1,6- 16 USD) vào các phong bao đặt trong hộp, để các vị khách đến chơi nhà trong suốt 15 ngày Tết bốc thăm.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="align: center"]Lì xì được xem là lời chúc tuổi mới đối với trẻ em trong dịp Tết Âm lịch. Ảnh minh họa: ED Unloaded[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
"Người lớn và trẻ con đến nhà tôi đều có cơ hội được bốc thăm lì xì trong hộp. Tôi đã tổ chức thử vào năm ngoái và các vị khách của tôi rất hào hứng với ý tưởng này", ông nói. Tuy nhiên, ông cho biết mình sẽ vẫn lì xì riêng với số tiền nhất định cho các con cháu thân thiết trong gia đình.
Luật sư Dennis Ngu, 49 tuổi, là một người khác cải tiến tập tục tặng phong bao lì xì. Thay vì tặng tiền, ông Ngu sẽ tặng khách các phong bao có vé xổ số.
"Tôi dự định mua 100 vé xổ số, mỗi vé trị giá 5 ringgit", ông cho biết.
Ông Ngu nhấn mạnh rằng trẻ em ngày nay có xu hướng thích được lì xì thật nhiều tiền. Trên thực tế, nhiều trẻ em còn thông thạo trong việc đoán biết giá trị của các phong bao lì xì chỉ bằng cách sờ vào chúng.
Đây là điều hoàn toàn khác xa so với thời mà bà Wee Geok Pek, 94 tuổi, còn bé. Con cháu trong nhà thời ấy chỉ được ông bà, bố mẹ và cô chú lì xì một xu trong ngày đầu năm mới. Thay vì các phong bao đỏ in sẵn, mỗi đồng xu được bọc trong một miếng giấy đỏ nhỏ tặng kèm hai trái cam.
Sau khi lấy chồng, bà Wee vẫn tiếp tục truyền thống gói xu trong giấy đỏ. "Nhưng đến lúc đó, số tiền lì xì đã tăng lên 20 xu", bà kể. Trong thời kỳ thực dân Nhật chiếm đóng, bà nhớ những tờ tiền do chính phủ Nhật phát hành có in hình cây chuối được đưa ra lì xì.
Bà Wee, người hiện có 7 cháu và 5 chắt, cho rằng giá trị của phong bao lì xì thời này đã tăng lên do vật giá và quan điểm mới của giới trẻ. Bây giờ, bà tặng các cháu chắt của mình mỗi đứa 200 ringgit (65 USD).
Nhân viên bán hàng Margaret Bong, 42 tuổi, cũng cảm thấy rằng chúc Tết thời nay ngày một tốn kém, do thế hệ trẻ kỳ vọng nhiều hơn ngày xưa.
"Đó là lý do tại sao bạn nhận thấy nhiều người rất ngại ăn Tết với bạn bè và người thân. Họ muốn đi đâu đó xa trong dịp lễ này", Bong nói.
Cũng có những người chấp nhận chi cho việc lì xì nhiều hơn khả năng tiền bạc của mình chỉ vì sĩ diện.
"Tôi biết một số người bạn lì xì thật nhiều tiền để lấy lệ. Có người thậm chí còn phải đi vay mượn để có 50 ringgit lì xì, khỏi bị những người khác chê là keo kiệt. Thật là vớ vẩn!", nhà điều hành trung tâm gia sư Jackson Ng, 42 tuổi nói. "Hãy lì xì trong khả năng của bạn. Nếu bạn không đủ tiền thì đừng giả vờ là mình có tiền, nếu không bạn sẽ chìm trong đống nợ nần đấy".
Cặp vợ chồng mới cưới Paul Ng, 29 tuổi và Janice Sim, 31 tuổi, cũng cảm thấy áp lực lì xì đang nặng dần khi chỉ còn một tuần nữa là đến năm mới. Vừa tiêu tốn hết 29.000 ringgit để tổ chức đám cưới hồi tháng 12, cặp đôi là chuyên gia công nghệ thông tin trẻ lại hoang mang khi nghĩ đến khoản tiền lớn sắp phải chi ra chỉ trong vòng mấy ngày Tết sắp tới.
Ng than thở rằng họ cũng còn rất nhiều khoản khác phải chi hàng tháng như tiền nhà, tiền xăng xe, tiền nợ chưa trả.
"Khi chúng tôi tổ chức đám cưới, chúng tôi cũng phát phong bao cho trẻ con. Nỗi lo lắng của chúng tôi bây giờ là chúng sẽ nhớ lúc đó mình được lì xì bao nhiêu tiền, và hy vọng ít nhất cũng phải nhận được một số tiền tương đương như thế vào dịp Tết", Sim nói.
Với quản lý bán hàng Jason Mok, 35 tuổi, bản thân việc lì xì đã là một lời chúc cho năm mới.
"Lì xì cho người khác khiến tôi cảm thấy hạnh phúc. Đó không phải là hành động để giữ sĩ diện, dù số tiền có thể phản ánh tình trạng tài chính của người đó. Quan trọng là sự chân thành khi lì xì và trẻ em được nhận phong bao phải biết cảm ơn và coi trọng số tiền bên trong dù là bao nhiêu", anh nói.
Trong khi đó, luật sư Sandra Shek lại không xem việc lì xì cho con cháu, họ hàng là một gánh nặng. "Với trẻ em, đó là một lời chúc tuổi mới, với bố mẹ của chúng ta, hồng bao tượng trưng cho lời chúc thượng thọ", ông nói.
Joanne Tham, 38 tuổi, thừa nhận khi còn bé, cô thường nghĩ ai tặng mình 2 ringgit là "quá ít". Nhưng sau khi đi làm, cô mới bắt đầu nhận ra rằng kiếm được đồng tiền vất vả thế nào.
Doanh nhân P'ng Yen Ling, 56 tuổi, nhớ thời ông còn nhỏ những năm đầu thập niên 70, ông được tặng những đồng xu chocolate bọc trong giấy gói màu vàng.
"Không ai trong đám trẻ chúng tôi ngày đó giận dỗi hay khó chịu cả. Chúng tôi biết ơn với những gì chúng tôi được tặng. Bây giờ thời thế thay đổi quá. Nếu bạn tặng chocolate hay cái gì chưa đến 5 ringgit cho con của một người quen thôi, bạn cũng bị chê là keo kiệt rồi", ông nói.
Tuy nhiên, với cô sinh viên Sarah Ann, phong bao 1 ringgit mà ông cậu tặng cho mình cũng có giá trị như phong bao 100 ringgit (hơn 30 USD).
"Ông cậu của tôi đã 96 tuổi rồi. Làm sao tôi có thể đòi hỏi một người không có lương bổng gì nữa? Tất cả những gì tôi biết là ông ấy rất yêu thương tôi và đó mới là điều quan trọng", cô nói.
Nhân Mã (theo The Star)
VnExpress
VnExpress