Áp lực giảm lãi suất
Do lạm phát năm 2012 được dự báo là 7% nên nhiều khả năng lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng sẽ xuống còn 8%/năm
Trong bối cảnh lạm phát thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục âm, dư nợ cho vay tăng không đáng kể nhưng tiền gửi vào ngân hàng (NH) ngày càng tăng, tạo áp lực lãi suất giảm thêm trong thời gian tới. Số liệu thống kê cho thấy lạm phát 6 tháng đầu năm 2012 của Việt Nam là 2,52% và dự báo cho cả năm khoảng 7%.
Hiện nay, phần lớn các NH đều huy động vốn kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng) với lãi suất 9%/năm. Nếu mức lãi suất này được giữ nguyên cho đến hết năm 2012, lạm phát chỉ 7% thì lãi suất đã cao hơn lạm phát 2% là không hợp lý, bởi chỉ cần lãi suất cao hơn lạm phát 1% là NH đã thu hút được người gửi tiền. Điều này phần nào lý giải vì sao tại phiên họp Chính phủ vào ngày 31-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo NH Nhà nước điều hành lãi suất sao cho phù hợp với lạm phát.
Do lãi suất kỳ hạn ngắn có thể cao hơn lạm phát quá nhiều nên nhiều tổ chức tài chính dự báo lãi suất sẽ tiếp tục giảm. NH HSBC cho rằng lãi suất sẽ giảm thêm 1% trong thời gian tới. NH Standard Chartered dự báo lãi suất sẽ giảm thêm 1% trong quý III/2012. JPMorgan Chase cũng cho rằng cuối năm 2012, lãi suất sẽ giảm thêm 2%. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt lại dự báo lạm phát năm 2012 chỉ từ 5,5%-6,5%. Như thế, NH Nhà nước còn dư địa cho việc cắt giảm lãi suất tiền gửi nhưng vẫn bảo đảm lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Còn Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình thì cho rằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng có thể xuống còn 8%/năm nếu lạm phát năm 2012 là 7%. Trước vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng NH Nhà nước cần thận trọng khi giảm thêm lãi suất nhằm “né” sức ép lên tỉ giá. “Lãi suất là vấn đề hết sức nhạy cảm. Nếu để lãi suất xuống quá thấp, rất có thể dẫn đến việc găm giữ ngoại tệ và nguy cơ lạm phát quay trở lại...” - TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, cảnh báo.
Trước xu hướng lãi suất kỳ hạn ngắn có xu hướng giảm thêm, một số NH đã tung ra thị trường các sản phẩm tiền gửi mới, kích thích người dân gửi tiền kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên) để NH chủ động nguồn vốn. Ngày 6-8, NH Á Châu triển khai sản phẩm tiết kiệm 12+. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, số tiền gửi tối thiểu 1 tỉ đồng sẽ được hưởng lãi suất 11%/năm. Trước đó, NH Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng triển khai sản phẩm tiết kiệm tích lũy tiền lương dành cho khách hàng nhận lương qua tài khoản Eximbank. Với mức gửi 100.000 đồng/ngày, sau 3 năm, khách hàng có được trên 126 triệu đồng, bao gồm: tiền gốc, tiền lãi hằng năm, tiền quy đổi từ điểm thưởng và ưu đãi nhóm, tính ra lãi suất bình quân thực tế là 10%/năm. NH Ngoại thương cũng huy động vốn kỳ hạn 12 tháng với lãi suất 10%/năm...
Do lạm phát năm 2012 được dự báo là 7% nên nhiều khả năng lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng sẽ xuống còn 8%/năm
Trong bối cảnh lạm phát thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục âm, dư nợ cho vay tăng không đáng kể nhưng tiền gửi vào ngân hàng (NH) ngày càng tăng, tạo áp lực lãi suất giảm thêm trong thời gian tới. Số liệu thống kê cho thấy lạm phát 6 tháng đầu năm 2012 của Việt Nam là 2,52% và dự báo cho cả năm khoảng 7%.
Hiện nay, phần lớn các NH đều huy động vốn kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng) với lãi suất 9%/năm. Nếu mức lãi suất này được giữ nguyên cho đến hết năm 2012, lạm phát chỉ 7% thì lãi suất đã cao hơn lạm phát 2% là không hợp lý, bởi chỉ cần lãi suất cao hơn lạm phát 1% là NH đã thu hút được người gửi tiền. Điều này phần nào lý giải vì sao tại phiên họp Chính phủ vào ngày 31-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo NH Nhà nước điều hành lãi suất sao cho phù hợp với lạm phát.
Do lãi suất kỳ hạn ngắn có thể cao hơn lạm phát quá nhiều nên nhiều tổ chức tài chính dự báo lãi suất sẽ tiếp tục giảm. NH HSBC cho rằng lãi suất sẽ giảm thêm 1% trong thời gian tới. NH Standard Chartered dự báo lãi suất sẽ giảm thêm 1% trong quý III/2012. JPMorgan Chase cũng cho rằng cuối năm 2012, lãi suất sẽ giảm thêm 2%. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt lại dự báo lạm phát năm 2012 chỉ từ 5,5%-6,5%. Như thế, NH Nhà nước còn dư địa cho việc cắt giảm lãi suất tiền gửi nhưng vẫn bảo đảm lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Còn Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình thì cho rằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng có thể xuống còn 8%/năm nếu lạm phát năm 2012 là 7%. Trước vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng NH Nhà nước cần thận trọng khi giảm thêm lãi suất nhằm “né” sức ép lên tỉ giá. “Lãi suất là vấn đề hết sức nhạy cảm. Nếu để lãi suất xuống quá thấp, rất có thể dẫn đến việc găm giữ ngoại tệ và nguy cơ lạm phát quay trở lại...” - TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, cảnh báo.
Trước xu hướng lãi suất kỳ hạn ngắn có xu hướng giảm thêm, một số NH đã tung ra thị trường các sản phẩm tiền gửi mới, kích thích người dân gửi tiền kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên) để NH chủ động nguồn vốn. Ngày 6-8, NH Á Châu triển khai sản phẩm tiết kiệm 12+. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, số tiền gửi tối thiểu 1 tỉ đồng sẽ được hưởng lãi suất 11%/năm. Trước đó, NH Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng triển khai sản phẩm tiết kiệm tích lũy tiền lương dành cho khách hàng nhận lương qua tài khoản Eximbank. Với mức gửi 100.000 đồng/ngày, sau 3 năm, khách hàng có được trên 126 triệu đồng, bao gồm: tiền gốc, tiền lãi hằng năm, tiền quy đổi từ điểm thưởng và ưu đãi nhóm, tính ra lãi suất bình quân thực tế là 10%/năm. NH Ngoại thương cũng huy động vốn kỳ hạn 12 tháng với lãi suất 10%/năm...
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: