Một số vấn đề về thị trường liên ngân hàng (LNH) và thị trường mở (OMO)

chipbeo

Thành viên tích cực
Đây là bài viết để các bạn có thể thấy rõ hơn sự khác nhau giữa hai thị trường này nhé. Tớ nghĩ nó sẽ giúp ích cho mọi người khi đọc về các chính sách tiền tệ của NHTW. Hì hì.

Thị trường liên ngân hàng (LNH) và thị trường mở (OMO) đều là thị trường cung cấp thanh khoản cho hệ thống NHTM. Điểm khác nhau là chủ thể tham gia, OMO là giữa NHTM và SBV, còn LNH là giữa các NHTM với nhau. OMO giao dịch thông qua các hợp đồng Repos (RP). Bên cạnh đó, để phục vụ cho khả năng thanh khoản, còn có RPs đa phương giữa các NHTM với nhau (Repo là hợp đồng bán kỳ hạn – cam kết mua lại sau một thời gian, ngược lại (mua – bán) là Revert Repos)

Thiếu thanh khoản, NHTM sẽ sử dụng: Vay lên NH hoặc RPs (OMO – Repos song phương, giữa NHTM và SBV) hoặc Repos đa phương giữa NHTM với NHTM (cũng như liên NH, nhưng có secured là GTCG). Nếu LS trên liên ngân hàng nhỏ hơn so với RPs (OMO) thì sử dụng vốn vay liên ngân hàng và ngược lại.
Lãi suất của cả hai loại này đều thể hiện trạng thái thanh khoản. Khi thanh khoản nóng lên, lãi suất đều tăng, tuy nhiên, trên OMO sẽ phản ứng chậm (hoặc không) do nó mang tính lãi suất chính sách, do sự điều chỉnh của SBV, còn LS liên ngân hàng mang tính thị trường, và do đó, nó sẽ tăng theo chiều hướng có thể cao hơn OMO. Khi cao hơn OMO sẽ xuất hiện vùng bù rủi ro thanh khoản. Nếu vùng này càng rộng có nghĩa là thanh khoản càng kém và tất nhiên, các NHTM đã sử dụng hết các loại GTCG để huy động trên OMO.
Quy trình của nó sẽ qua các giai đoạn: Tiền huy động (LSHĐ) –> GTCG (Yield curve)/cho vay –> RPs trên OMO (LS chính sách) /RPs với NH khác –> Cho vay (LSCV) tín dụng/LNH.
Như vậy, nắm giữ GTCG nhiều sẽ an toàn và linh hoạt hơn tùy LS thị trường (không tính đến có thể trading các loại GTCG này). Ngoài ra, khi…hết cách, NHTM cũng có thể đáp ứng thanh khoản bằng việc Tái cấp vốn, vay SBV bằng cách cầm cố bộ hồ sơ tín dụng (như một số NH đã làm trong đợt khủng hoảng vừa rồi), tuy nhiên, lãi suất sẽ cao hơn so với LS trên OMO.

LS trên OMO thường dao động trong khoảng từ LS Chiết khấu – Lãi suất tái cấp vốn
Có hay không dùng vốn OMO cho vay lại Liên ngân hàng để kiếm chênh lệch (kinh doanh lãi suất?) Tất nhiên là có, nhưng đó không phải là mục đích đầu tiên.
Thực tế không thể so sánh lãi suất OMO và Lãi suất LNH, bởi, LS OMO là lãi suất chính sách của SBV, điều hành thị trường theo mục tiêu. LS liên NH thể hiện tính thị trường và trạng thái thanh khoản của thị trường. Nếu LS LNH tăng cao (có thể tìm kiếm lợi nhuận như trên) thì thông qua OMO, SBV sẽ đẩy mặt bằng LS xuống bằng cách bơm nhiều tiền với mức LS OMO thấp và LS LNH sẽ giảm xuống lại.
Sở dĩ SBV ngưng kỳ hạn 1w (LS 7%/năm) mà chủ yếu tập trung vào các kỳ hạn 2w và 3w (LS 7,5% và 8%) là để tăng cường tính ổn định của nguồn vốn ngân hàng. Vốn liên ngân hàng không dùng để cấp tín dụng và bị hạn chế bởi tỷ lệ 20% (so với vốn huy động TCKT & Dân cư), do đó, vốn OMO sẽ làm thay phần này. Có ý kiến cho rằng SBV nên cơ cấu kỳ hạn dài hơn, theo tôi thì không đơn giản và có thể xảy ra nhiều hệ lụy từ việc “hỗ trợ lãi suất cho NH”.
LS liên NH luôn nhỏ hơn LS OMO trong điều kiện bình thường, vì đơn giản, cho vay LNH được thực hiện khi vốn nhàn rỗi lớn (vốn khả dụng) – đối với người cho vay và khi LS OMO cao hơn LS người cho vay chấp nhận.

Tại sao VN luôn có LS liên NH thường cao hơn LS OMO, đơn giản vì, các NHTM quản lý vốn khả dụng sát nút, tức dự trữ tại SBV luôn vừa khít với dự trữ bắt buộc, cho nên, họ tính toán, muốn cho vay Liên NH, họ phải chuyển từ GTCT qua OMO đến LNH, mặt khác, ở VN có trường hợp kinh doanh lãi suất, một số NHTM trung bình sẽ làm trung gian cho vay lại các NHTM nhỏ từ nguồn vốn giá rẽ (LNH) của NHTM lớn (đặc biệt chênh lệch lớn khi các NHTM nhỏ hết hạn mức giao dịch – credit line ở các NH lớn hơn). Tại sao luôn có những lúc LS LNH quá thấp (OMO) so với LS OMO, đó thường rơi vào vùng cuối tháng, khi chuẩn bị dự trữ bắt buộc đã bị thừa (vì DTBB tính lũy kế), nên họ phải cố gắng để trạng thái DTBB âm xuống để không lãng phí vốn và tìm kiếm thêm lợi nhuận bằng cách cho vay, tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp các NHTM khác không đủ nên đi vay lại để bù đắp sẽ làm LS cao hơn một chút. Tình trạng này hiện nay xảy ra thường xuyên vì tỷ lệ vốn huy động thị trường liên NH không vượt quá 20% so với thị trường 1. Một vấn đề nữa là, SBV không trả lãi suất cho khoảng tiền gửi vượt DTBB (interest rate on excessive reserves – IOER) nên càng làm cho tồn quỹ dự trữ tại SBV giảm xuống (ở Fed, cũng đã sử dụng IOER trong việc điều hành LS thị trường ngắn hạn trong kể khủng hoảng vừa rồi). Sự biến động cao hơn so với LS OMO sẽ giảm xuống nếu các NHTM có chiến lược quản lý thanh khoản (GTCG) hợp lý. Một vấn đề nữa là thị trường VN còn quá ít công cụ đáp ứng.

Với thị trường chứng khoán, quan trọng nhất vẫn là tình hình thanh khoản trong một khoảng thời gian đủ lớn và động thái của chính sách hơn là yếu tố tạm thời.
Nguồn:
http://nghiatq.wordpress.com/2010/09/16/omo-basic/

Ở trang này còn có khá nhiều bài viết hay. Nếu có thời gian mọi người vào xem nhé ^^~
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Hi, bài viết hay. Thanks bạn nhé!
À mình xin được đóng góp 1 ý kiến nho nhỏ là thị trường mở thì giữa NHTW và các tổ chức tín dụng (tức là bao gồm k chỉ NHTM đâu)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,221
Thành viên mới nhất
menusrs8
Back
Bên trên