Có rất nhiều nguyên nhân khiến một nhân viên đang làm việc bình thường bỗng muốn nghỉ việc. Theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Hiệp hội các chuyên gia hành chính quốc tế (International Association of Administrative Professionals), một vị sếp tồi là nguyên nhân số một khiến nhân viên thôi việc
Không một nhân viên nào muốn cống hiến và sáng tạo trong một môi trường khắc nghiệt và căng thẳng - một môi trường chẳng hề có chỗ cho các cá nhân vươn lên để đạt được mục tiêu sự nghiệp của mình. Để ngăn chặn cuộc "khủng hoảng nội bộ" không mong muốn này, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo cần phải nhận ra những mong muốn, nguyện vọng chính đáng của nhân viên và tạo điều kiện cho họ đạt được những mong muốn đó.
1. Sếp không tin tưởng nhân viên
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà lòng tin được xem như là một xa xỉ phẩm. Tuy nhiên, khi bạn thuê một ai đó về làm việc cho mình nghĩa là bạn đã đặt một niềm tin nhất định vào khả năng của họ. Vậy nên, chẳng có lý do gì để lúc nào bạn cũng phải nơm nớp lo sợ về những điều không bao giờ hoặc hiếm khi xảy ra.
Khi một ông chủ liên tục tỏ vẻ nghi ngờ cho mỗi hành động hoặc quyết định mà cấp dưới đưa ra sẽ tạo cho nhân viên tâm lý thất vọng chán nản. Hãy nhớ rằng, nhân viên cần có cơ hội để chứng minh giá trị của họ. Cứ tạm ứng niềm tin cho nhân viên cấp dưới của mình đi và đợi xem kết quả mà bạn nhận lại được sẽ kỳ diệu đến thế nào.
2. Sếp không bao giờ khen thưởng cho các thành tích của nhân viên
Một nhân viên tốt họ luôn hiểu được rằng khi họ đạt được một thành tích nào đó cho công ty không nhất thiết họ sẽ được trao một cơ hội thăng tiến ngay lập tức. Tuy nhiên, chẳng có gì là quá khó khăn khi trên cương vị quản lý bạn dành cho nhân viên dưới cấp một cái vỗ vai khen ngợi hay một lời động viên kịp thời.
Người quản lý cần phải hiểu rằng khi nhân viên đã cố gắng làm việc để đáp ứng thời hạn và đạt được mục tiêu thì họ cần được khích lệ cho những gì đã tạo ra. Như vậy chẳng có lý do gì mà nhân viên đó không gắn bó và nỗ lực hết mình cho công ty.
3. Sếp không trung thực
Nhân viên luôn tôn trọng và đánh giá cao những người quản lý trung thực và đáng tin cậy. Họ không cần một lời nói hoa mỹ rằng công ty đang phát triển trong khi doanh thu hàng tháng sụt giảm và hàng hóa không bán được; họ không cần những lời ngon ngọt để làm việc hết mình trong khi không biết tương lai của họ sẽ đi đến đâu? Khi những lời nói của cấp trên trở nên thiếu trung thực thì chẳng có nhân viên nào muốn trung thành với họ nữa.
Hãy trở thành một ông chủ quyết đoán và vững chắc cả trong lời nói lẫn hành động để khiến nhân viên tâm phục, khẩu phục.
4. Sếp khó tính
Nhân viên có bao nhiêu cơ hội nói lên suy nghĩ và ý tưởng nếu làm việc với một người quản lý khó tính? Sếp luôn tỏ ra là một người quản lý "biết tuốt" mọi việc và làm ngơ trước bất kỳ đề xuất hay quan điểm của cấp dưới? Liệu rằng có nhân viên giỏi nào muốn bám trụ tại một nơi họ không có tiếng nói hay không?
Giống với các ông chủ, nhân viên, đặc biệt là các nhân viên xuất sắc cũng luôn căng tràn ý tưởng mà chỉ cần một vị sếp có tài lãnh đạo là đã có thể khai phá được khả năng sáng tạo của những con người này.
5. Sếp vặt kiệt sức lực của nhân viên
Theo một nghiên cứu, làm việc quá 50 tiếng/tuần sẽ khiến năng suất và hiệu quả công việc bị giảm sút. Những nhân viên có tài vẫn sẽ giải quyết được một khối lượng công việc lớn, với điều kiện tình trạng quá tải này chỉ đôi khi diễn ra còn tình trạng quá tải liên tục chỉ khiến họ rời đi. Nếu phải "đẩy" khối lượng công việc lên thì phải đi kèm sự thăng chức, tăng lương. Còn nếu bạn "ép" những người làm công chỉ bởi vì họ có tài hay làm việc hiệu quả thì không sớm thì muộn họ cũng sẽ tìm một công việc khác tương xứng với công sức họ bỏ ra.
6. Sếp chiêu mộ và thăng chức sai người
Thử tưởng tượng cảm giác bạn làm việc "lên bờ xuống ruộng" để được công nhận, thế mà cuối cùng phải ấm ức nhìn sếp dành sự khen ngợi hay đề bạt cho một người nào đó không xứng đáng mà xem? Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đó là một sự xúc phạm và không trân trọng công sức mình đã bỏ ra. Vậy thì còn lý do gì để luyến lưu một người không tôn trọng bạn?
Nói một cách đúng hơn là sếp thiên vị cho một nhân viên nào đó trong khi người này chẳng hề có đóng góp hay năng lực nào thực sự được phát huy cho quá trình phát triển của công ty cả.
Không có gì khủng khiếp hơn khi một nhân viên đầy tài năng lại phải làm việc dưới sự lãnh đạo của một ông chủ ngu dốt. Bởi lẽ, họ sẽ không thể nào phát huy được khả năng của mình khi những cống hiến chẳng bao giờ được ghi nhận hay bị đặt nhầm chỗ.
Do vậy, để tuyển dụng được nhân tài, các ông chủ cần phải trung thành với quy tắc: tuyển đúng người và giao đúng việc. Nếu vẫn tỏ ra thiên vị và khen thưởng sai người thì chẳng khác nào bạn đang "đuổi" nhân viên giỏi ra khỏi tổ chức.
Link báo gốc: Một nhân viên giỏi bỗng muốn nghỉ việc: Họ không rời bỏ công việc mà họ rời bỏ ông chủ
Không một nhân viên nào muốn cống hiến và sáng tạo trong một môi trường khắc nghiệt và căng thẳng - một môi trường chẳng hề có chỗ cho các cá nhân vươn lên để đạt được mục tiêu sự nghiệp của mình. Để ngăn chặn cuộc "khủng hoảng nội bộ" không mong muốn này, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo cần phải nhận ra những mong muốn, nguyện vọng chính đáng của nhân viên và tạo điều kiện cho họ đạt được những mong muốn đó.
1. Sếp không tin tưởng nhân viên
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà lòng tin được xem như là một xa xỉ phẩm. Tuy nhiên, khi bạn thuê một ai đó về làm việc cho mình nghĩa là bạn đã đặt một niềm tin nhất định vào khả năng của họ. Vậy nên, chẳng có lý do gì để lúc nào bạn cũng phải nơm nớp lo sợ về những điều không bao giờ hoặc hiếm khi xảy ra.
Khi một ông chủ liên tục tỏ vẻ nghi ngờ cho mỗi hành động hoặc quyết định mà cấp dưới đưa ra sẽ tạo cho nhân viên tâm lý thất vọng chán nản. Hãy nhớ rằng, nhân viên cần có cơ hội để chứng minh giá trị của họ. Cứ tạm ứng niềm tin cho nhân viên cấp dưới của mình đi và đợi xem kết quả mà bạn nhận lại được sẽ kỳ diệu đến thế nào.
2. Sếp không bao giờ khen thưởng cho các thành tích của nhân viên
Một nhân viên tốt họ luôn hiểu được rằng khi họ đạt được một thành tích nào đó cho công ty không nhất thiết họ sẽ được trao một cơ hội thăng tiến ngay lập tức. Tuy nhiên, chẳng có gì là quá khó khăn khi trên cương vị quản lý bạn dành cho nhân viên dưới cấp một cái vỗ vai khen ngợi hay một lời động viên kịp thời.
Người quản lý cần phải hiểu rằng khi nhân viên đã cố gắng làm việc để đáp ứng thời hạn và đạt được mục tiêu thì họ cần được khích lệ cho những gì đã tạo ra. Như vậy chẳng có lý do gì mà nhân viên đó không gắn bó và nỗ lực hết mình cho công ty.
3. Sếp không trung thực
Nhân viên luôn tôn trọng và đánh giá cao những người quản lý trung thực và đáng tin cậy. Họ không cần một lời nói hoa mỹ rằng công ty đang phát triển trong khi doanh thu hàng tháng sụt giảm và hàng hóa không bán được; họ không cần những lời ngon ngọt để làm việc hết mình trong khi không biết tương lai của họ sẽ đi đến đâu? Khi những lời nói của cấp trên trở nên thiếu trung thực thì chẳng có nhân viên nào muốn trung thành với họ nữa.
Hãy trở thành một ông chủ quyết đoán và vững chắc cả trong lời nói lẫn hành động để khiến nhân viên tâm phục, khẩu phục.
4. Sếp khó tính
Nhân viên có bao nhiêu cơ hội nói lên suy nghĩ và ý tưởng nếu làm việc với một người quản lý khó tính? Sếp luôn tỏ ra là một người quản lý "biết tuốt" mọi việc và làm ngơ trước bất kỳ đề xuất hay quan điểm của cấp dưới? Liệu rằng có nhân viên giỏi nào muốn bám trụ tại một nơi họ không có tiếng nói hay không?
Giống với các ông chủ, nhân viên, đặc biệt là các nhân viên xuất sắc cũng luôn căng tràn ý tưởng mà chỉ cần một vị sếp có tài lãnh đạo là đã có thể khai phá được khả năng sáng tạo của những con người này.
5. Sếp vặt kiệt sức lực của nhân viên
Theo một nghiên cứu, làm việc quá 50 tiếng/tuần sẽ khiến năng suất và hiệu quả công việc bị giảm sút. Những nhân viên có tài vẫn sẽ giải quyết được một khối lượng công việc lớn, với điều kiện tình trạng quá tải này chỉ đôi khi diễn ra còn tình trạng quá tải liên tục chỉ khiến họ rời đi. Nếu phải "đẩy" khối lượng công việc lên thì phải đi kèm sự thăng chức, tăng lương. Còn nếu bạn "ép" những người làm công chỉ bởi vì họ có tài hay làm việc hiệu quả thì không sớm thì muộn họ cũng sẽ tìm một công việc khác tương xứng với công sức họ bỏ ra.
6. Sếp chiêu mộ và thăng chức sai người
Thử tưởng tượng cảm giác bạn làm việc "lên bờ xuống ruộng" để được công nhận, thế mà cuối cùng phải ấm ức nhìn sếp dành sự khen ngợi hay đề bạt cho một người nào đó không xứng đáng mà xem? Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đó là một sự xúc phạm và không trân trọng công sức mình đã bỏ ra. Vậy thì còn lý do gì để luyến lưu một người không tôn trọng bạn?
Nói một cách đúng hơn là sếp thiên vị cho một nhân viên nào đó trong khi người này chẳng hề có đóng góp hay năng lực nào thực sự được phát huy cho quá trình phát triển của công ty cả.
Không có gì khủng khiếp hơn khi một nhân viên đầy tài năng lại phải làm việc dưới sự lãnh đạo của một ông chủ ngu dốt. Bởi lẽ, họ sẽ không thể nào phát huy được khả năng của mình khi những cống hiến chẳng bao giờ được ghi nhận hay bị đặt nhầm chỗ.
Do vậy, để tuyển dụng được nhân tài, các ông chủ cần phải trung thành với quy tắc: tuyển đúng người và giao đúng việc. Nếu vẫn tỏ ra thiên vị và khen thưởng sai người thì chẳng khác nào bạn đang "đuổi" nhân viên giỏi ra khỏi tổ chức.
An Chi
Theo Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Link báo gốc: Một nhân viên giỏi bỗng muốn nghỉ việc: Họ không rời bỏ công việc mà họ rời bỏ ông chủ