Một cách tốt hơn để đương đầu với những ký ức tiêu cực dai dẳng

May trang

Thành viên tích cực



Một cách tốt hơn để xử lý với những ký ức tiêu cực tái diễn đó là tập trung vào bối cảnh và không tập trung vào cảm xúc, theo một nghiên cứu mới được đăng trên Social Cognitive and Affective Neuroscience (Denkova et al., 2014).

Ví dụ, nếu bạn đang nghĩ về một đám tang bạn từng dự, bạn có thể tập trung vào bộ đồ bạn mặc hoặc những ai có mặt ở đó, thay vì tập trung trung vào cảm xúc của bạn tại thời điểm đó.

Giáo sư Florin Dolcos, một trong các tác giả của nghiên cứu, nghĩ rằng cách tiếp cận này có thể đem đến một sự thay thế hứa hẹn cho những cách khác để điều chỉnh cảm xúc, như kìm nén và đánh giá lại

Dolcos giải thích:

“Đôi lúc chúng ta chìm đắm vào nỗi buồn, sự xấu hổ hoặc tổn thương mà chúng ta cảm nhận trong suốt một sự kiện, và điều đó càng làm chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn.

Đây là điều xảy ra ở chứng trầm cảm – nghiền ngẫm về những khía cạnh tiêu cực của một ký ức.

Nhưng chúng tôi phát hiện thấy, thay vì suy nghĩ về những cảm xúc của bạn trong suốt một ký ức tiêu cực, hãy quay đi khỏi những cảm xúc tồi tệ và nghĩ về bối cảnh, ví dụ như, một người bạn đã ở đó, thời tiết ra sao, hoặc bất kì điều gì khác không-cảm xúc là một phần của ký ức, sẽ dễ dàng đưa tâm trí bạn ra khỏi những cảm xúc không mong muốn gắn liền với ký ức đó.

Khi bạn đắm chìm vào những chi tiết khác thì tâm trí của bạn sẽ nghĩ lan man đến một thứ gì đó khác hoàn toàn, và bạn sẽ không tập trung vào những cảm xúc tiêu cực.”

Các nhà nghiên cứu đi đến kết luận này bằng cách yêu cầu những người tham gia chia sẻ về những ký ức tích cực và tiêu cực.

Vài tuần sau, những ký ức đó được kích hoạt, đôi lúc họ tập trung vào việc cảm nhận những cảm xúc, và những lúc khác họ tập trung vào bối cảnh của sự kiện.

Quét não trong lúc nhớ lại ký ức cho thấy…

“…khi những người tham gia tập trung vào bối cảnh của sự kiện, những vùng não liên quan đến việc xử lý cảm xúc cơ bản hoạt động cùng với những vùng não kiểm soát cảm xúc, để cuối cùng làm giảm tác động về cảm xúc của những ký ức đó.”

Tuy nhiên, chúng tôi không biết liệu chiến lược này sẽ hiệu quả về lâu dài hay không, điều này rất quan trọng đối với những người đang bị trầm cảm, nhưng nó dễ làm và không chắc gây ra bất kì tổn hại nào.


Nguồn

spring.org.uk
 
Đọc bài này tự nhiên mình lại liên tưởng tới câu hỏi vì sao nghỉ việc tại ngân hàng cũ. Mong các nhà tuyển dụng hiểu rằng, ứng viên có thể có tinh thần mệt mỏi, tâm trạng không tốt, suy nghĩ có phần hơi tiêu cực khi đưa ra quyết định tại thời điểm đó. Nhưng đó đã là quá khứ rồi. Thời gian giúp cho chúng ta trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Nếu thời gian có quay trở lại, chưa chắc ứng viên đã quyết định chia tay ngân hàng cũ ngay thời điểm đó :) Hay cho họ cơ hội được sửa sai, được bước tiếp, được cống hiến bằng những kinh nghiệm quý báu đã tích lũy của mình. Những người nhảy việc nhiều chưa chắc họ đã là người không trung thành đâu. Vì thứ nhất có những công việc là họ phải làm tạm thời vì miếng cơm manh áo, không muốn ăn bám bố mẹ khi chưa tìm được công việc mong muốn. Thứ hai là có thể ở công việc cũ có thể có những vấn đề rất nhạy cảm mà ứng viên không thể nói ra. Theo ý kiến riêng của mình, thì những người đã từng nhảy việc nhiều thậm chí còn có khả năng trung thành cao hơn, vì họ đã biết rõ áp lực trong công việc ngân hàng là thế nào rồi, cũng như biết rõ những khó khăn trong quá trình tìm kiếm công việc mới là ra sao. Tất cả chúng ta đều là con người, không có ai hoàn hảo cả mà :)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,563
Thành viên mới nhất
madmeetsevilmer
Back
Bên trên