Mọi năm, từ tháng 11, các doanh nghiệp (DN) đã rậm rịch công bố lương thưởng Tết. Còn năm nay, tất cả đang trong trạng thái chờ doanh số cuối năm.
[TABLE="align: center"]
[TR]
[TD="align: center"][/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Đợi cuối năm...
"Tháng 12, ngành điện máy gọi là tháng "hốt hụi chót". Năm nay, "hụi chót" có ý nghĩa đặc biệt hơn với Công ty Tiếp thị Bến Thành vì trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung, sẽ quyết định nhiều đến vấn đề lương thưởng của nhân viên trong công ty", ông Lê Hồng Xuân, Tổng giám đốc Công ty Tiếp thị Bến Thành cho biết.
Sau khi bán siêu thị điện máy Best Carings vào năm 2010, Tiếp thị Bến Thành chỉ tập trung phát triển chuỗi bán sỉ Tara. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn từ những năm qua ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân khiến sức mua điện máy giảm hẳn.
"Năm 2012, Tara làm ăn tốt nhưng đến giờ vẫn chưa thể nói được. Chúng tôi phải đợi đến cuối năm mới chốt được doanh số” là câu trả lời của ông Xuân khi được hỏi về lương thưởng Tết, dù chỉ còn nửa tháng nửa là kết thúc năm 2012.
Nhiều công ty vẫn đang đợi đến "giờ G" mới công bố lương thưởng Tết. Ông Trần Phúc Hồng, Phó giám đốc TMA Solutions, cho hay, bản thân ông cũng đang nóng lòng đợi kết quả họp về lương thưởng Tết 2013.
Theo ông Hồng, 2012 là một năm kinh doanh khả quan khi các thị trường gia công phần mềm nước ngoài tại các khu vực như châu Á, Úc bên cạnh các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ. Nhờ đó, đến nửa đầu tháng 12-2012, TMA Solutions có thể ước tính tăng trưởng doanh số đạt vượt mục tiêu đề ra, tức tăng trưởng khoảng 20%.
Do đó, theo ông Hồng, lương thưởng Tết 2013 có thể không có nhiều biến động. Ít nhất, các nhân viên sẽ được nhận mức lương tháng 13 và thưởng tùy theo năng suất lao động của từng cấp bậc và bộ phận.
"Trong bối cảnh hiện nay, chỉ có những công ty có hạ tầng tốt mới có thể tăng trưởng được. Và chỉ cần doanh nghiệp có tăng trưởng đã là tốt. Điều này cũng nói lên được sự quản lý chi phí tốt của công ty. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến lương thưởng Tết cho nhân viên. Nhưng tất cả phải đợi đến hết tháng 12 mới biết được", ông Hồng nhận xét.
Theo Ban Quản lý Khu chế xuất và Khu công nghiệp TP.HCM, tính đến giữa tháng 12, cũng chỉ có 98 trong số 800 DN nộp báo cáo lương thưởng Tết lên Hepza, giảm gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2011.
Èo uột dệt may và thủy sản
Báo cáo sơ bộ của Hepza cũng cho hay, thưởng Tết cao nhất thuộc về các DN trong lĩnh vực điện, điện tử. Cụ thể, mức thưởng Tết trung bình là 5 triệu đồng. Sau đó là các DN trong ngành chế tạo cơ khí, khoảng 3,55 triệu đồng.
Ngược lại, mức thưởng Tết thấp nhất là DN trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, chỉ 2,5 triệu đồng. Ông Nguyễn Tú Kỳ, Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Công ty CP Thủy sản số 1 (KCN Tân Phú Trung), cho biết, dự kiến năm nay mức thưởng Tết có thể chỉ bằng 80 - 90% so với năm trước do tình hình khó khăn.
Để hỗ trợ công nhân trong giai đoạn khó khăn chung này, các DN tại TP.HCM đưa ra các hình thức chăm lo Tết như hỗ trợ 22.000 vé xe cho công nhân về quê ăn Tết tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, tăng 9.000 vé so với Tết năm ngoái.
Ngoài ra, Hepza còn cho biết, sẽ hỗ trợ thêm khoảng trên 51.000 phần quà cho công nhân các khu chế xuất và khu công nghiệp trong Tết Nguyên đán sắp tới.
Một DN trong ngành dệt may cho hay, phải linh hoạt xoay xở với vấn đề lao động nhằm giảm áp lực lương. Khi có đơn hàng thì nhiều công ty mới tuyển dụng lao động và hầu hết là lao động mùa vụ, khoảng 6 tháng.
Điều này cũng giảm đáng kể chi phí lương thưởng Tết cho công nhân đối với các công ty thâm dụng lao động trong ngành. Ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng Ban Hepza cho hay, có khoảng 4.000 lao động bị mất việc trong năm 2012 và DN cũng không dám tuyển thêm khi không có đơn hàng lớn để tiết giảm chi phí.
Ở cấp bậc quản lý, theo Hepza, mức thưởng Tết 2013 cao nhất là 217,37 triệu đồng, thuộc về một DN có vốn nước ngoài chuyên kinh doanh hóa mỹ phẩm. Nếu so với mức thưởng Tết cao nhất trong năm ngoái, con số trên chỉ bằng một nửa.
Cụ thể, mức tiền thưởng Tết cao nhất 2012 là 400 triệu đồng thuộc về khối DN FDI trên địa bàn TP.HCM. Trong khi đó, DN trong nước có mức thưởng cao nhất chỉ ở mức 55,3 triệu đồng.
[TABLE="align: center"]
[TR]
[TD="align: center"][/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Đợi cuối năm...
"Tháng 12, ngành điện máy gọi là tháng "hốt hụi chót". Năm nay, "hụi chót" có ý nghĩa đặc biệt hơn với Công ty Tiếp thị Bến Thành vì trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung, sẽ quyết định nhiều đến vấn đề lương thưởng của nhân viên trong công ty", ông Lê Hồng Xuân, Tổng giám đốc Công ty Tiếp thị Bến Thành cho biết.
Sau khi bán siêu thị điện máy Best Carings vào năm 2010, Tiếp thị Bến Thành chỉ tập trung phát triển chuỗi bán sỉ Tara. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn từ những năm qua ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân khiến sức mua điện máy giảm hẳn.
"Năm 2012, Tara làm ăn tốt nhưng đến giờ vẫn chưa thể nói được. Chúng tôi phải đợi đến cuối năm mới chốt được doanh số” là câu trả lời của ông Xuân khi được hỏi về lương thưởng Tết, dù chỉ còn nửa tháng nửa là kết thúc năm 2012.
Nhiều công ty vẫn đang đợi đến "giờ G" mới công bố lương thưởng Tết. Ông Trần Phúc Hồng, Phó giám đốc TMA Solutions, cho hay, bản thân ông cũng đang nóng lòng đợi kết quả họp về lương thưởng Tết 2013.
Theo ông Hồng, 2012 là một năm kinh doanh khả quan khi các thị trường gia công phần mềm nước ngoài tại các khu vực như châu Á, Úc bên cạnh các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ. Nhờ đó, đến nửa đầu tháng 12-2012, TMA Solutions có thể ước tính tăng trưởng doanh số đạt vượt mục tiêu đề ra, tức tăng trưởng khoảng 20%.
Do đó, theo ông Hồng, lương thưởng Tết 2013 có thể không có nhiều biến động. Ít nhất, các nhân viên sẽ được nhận mức lương tháng 13 và thưởng tùy theo năng suất lao động của từng cấp bậc và bộ phận.
"Trong bối cảnh hiện nay, chỉ có những công ty có hạ tầng tốt mới có thể tăng trưởng được. Và chỉ cần doanh nghiệp có tăng trưởng đã là tốt. Điều này cũng nói lên được sự quản lý chi phí tốt của công ty. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến lương thưởng Tết cho nhân viên. Nhưng tất cả phải đợi đến hết tháng 12 mới biết được", ông Hồng nhận xét.
Theo Ban Quản lý Khu chế xuất và Khu công nghiệp TP.HCM, tính đến giữa tháng 12, cũng chỉ có 98 trong số 800 DN nộp báo cáo lương thưởng Tết lên Hepza, giảm gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2011.
Èo uột dệt may và thủy sản
Báo cáo sơ bộ của Hepza cũng cho hay, thưởng Tết cao nhất thuộc về các DN trong lĩnh vực điện, điện tử. Cụ thể, mức thưởng Tết trung bình là 5 triệu đồng. Sau đó là các DN trong ngành chế tạo cơ khí, khoảng 3,55 triệu đồng.
Ngược lại, mức thưởng Tết thấp nhất là DN trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, chỉ 2,5 triệu đồng. Ông Nguyễn Tú Kỳ, Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Công ty CP Thủy sản số 1 (KCN Tân Phú Trung), cho biết, dự kiến năm nay mức thưởng Tết có thể chỉ bằng 80 - 90% so với năm trước do tình hình khó khăn.
Để hỗ trợ công nhân trong giai đoạn khó khăn chung này, các DN tại TP.HCM đưa ra các hình thức chăm lo Tết như hỗ trợ 22.000 vé xe cho công nhân về quê ăn Tết tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, tăng 9.000 vé so với Tết năm ngoái.
Ngoài ra, Hepza còn cho biết, sẽ hỗ trợ thêm khoảng trên 51.000 phần quà cho công nhân các khu chế xuất và khu công nghiệp trong Tết Nguyên đán sắp tới.
Một DN trong ngành dệt may cho hay, phải linh hoạt xoay xở với vấn đề lao động nhằm giảm áp lực lương. Khi có đơn hàng thì nhiều công ty mới tuyển dụng lao động và hầu hết là lao động mùa vụ, khoảng 6 tháng.
Điều này cũng giảm đáng kể chi phí lương thưởng Tết cho công nhân đối với các công ty thâm dụng lao động trong ngành. Ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng Ban Hepza cho hay, có khoảng 4.000 lao động bị mất việc trong năm 2012 và DN cũng không dám tuyển thêm khi không có đơn hàng lớn để tiết giảm chi phí.
Ở cấp bậc quản lý, theo Hepza, mức thưởng Tết 2013 cao nhất là 217,37 triệu đồng, thuộc về một DN có vốn nước ngoài chuyên kinh doanh hóa mỹ phẩm. Nếu so với mức thưởng Tết cao nhất trong năm ngoái, con số trên chỉ bằng một nửa.
Cụ thể, mức tiền thưởng Tết cao nhất 2012 là 400 triệu đồng thuộc về khối DN FDI trên địa bàn TP.HCM. Trong khi đó, DN trong nước có mức thưởng cao nhất chỉ ở mức 55,3 triệu đồng.
Theo DNSG