Lãi suất tái chiết khấu

kimquymsc

Thành viên mới
Chào các bạn!mình mới tìm hiểu về tài chính nên khi đọc 1 bài viết có đoạn nói thế này "nếu NH huy động tiền gửi từ thị trường 1 với lãi suất khoảng 14%/năm và sau đó đi mua TPCP với lãi suất khoảng 11%/năm (lỗ 3%) nhưng dùng lượng trái phiếu này đem tái chiếu khấu NHNN với lãi suất lúc đó 6-7%/năm đã mang lại khoản lợi lớn đến 4-5%"
Tính thế nào để đêm lại khoản lợi 4-5% như tác giả viết vậy các bạn. Chỉ mình với! Cảm ơn mọi người nhiều^^:bz
 
bạn có thể cho mình biết cuốn sách nào có thông tin này không vậy?

---------- Post added 07-13-2011 at 04:29 PM ----------

Còn về câu hỏi của bạn mình suy nghĩ thế này. Nếu lãi suất tái chiết khấu là 7%, thì ngân hàng lãi được 4% (11% - 7%). Do phải bù lỗ 3% (do huy động 14% mà mua trái phiếu 11%) thì ngân hàng đã lãi ròng 1% (4% -3%).
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Re: TiVi,

Mình xin được giải thích thêm 1 chút về câu hỏi trên nhé. Bạn trả lời đúng được một phần đó là cách NHTM tìm kiếm lợi nhuận thông qua thị trường mở, mà cụ thể là từ lãi suất tái chiết khấu của NHNN dành cho TPCP. Và từ nghiệp vụ này thì NHTM đã kiếm lời 4-5%, sau đó trừ đi khoảng lỗ từ việc huy động vốn 3%, thì NHTM sẽ lời 1-2%. Đến đây chỉ mới là phần ngọn của vấn đề. Vậy thì 14% lãi suất huy động sẽ được NHTM bù đắp bằng cách nào?

Câu trả lời nằm ở chỗ: Sau khi tái chiết khấu TPCP cho NHNN, NHTM sẽ thu lại được vốn của mình. Từ đó, họ sẽ tiếp tục cho các DN vay với lãi suất cao hơn 14%. Cao hơn bao nhiêu đó là: tùy thuộc vào loại hình DN: sản xuất hay phi sản xuất; tùy thuộc vào DN đó có hoạt động tốt hay ko.........

Lấy 1 ví dụ: NHTM sẽ cho vay sản xuất thì lãi suất có thể là 18-19%. Vậy là NHTM có lãi 4-5%. Sau đó cộng với chênh lệch ls kiếm được từ thị trường mở 1-2%, ta thấy NHTM lời 6-7%. Tuy nhiên cho vay 18-19% cũng có cái rủi ro riêng của nó, đó là khả năng DN ko làm ăn tốt trong giai đoạn khó khăn hiện tại, mất khả năng chi trả sẽ làm cho NH gặp rủi ro về thanh khoản sau này.

Chút góp ý thôi, các bạn cho ý kiến thêm nhé. Thanks nhiều!

Love banking and finance as crazy!!!
 
theo ý mình là Các NH hiện nay ko chỉ sống dựa vào chênh lệch lãi huy động và lãi tín dụng mà còn cả chênh lệch trong chiết khấu và tái chiết khấu GTCG nữa.
Như VD của bạn thì nếu NHTM dùng số tiền A huy động đc với ls 14%, đem mua TPCP với ls 11% => lỗ 3%
tiếp tục dùng số TP đó đến NHNN chiết khấu với ls CK là 7% => NHTM sẽ nhận về số tiền A + lãi 7%
=> NHTM lãi 4% (7% - 3%)
Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng để tính số tiền thanh toán khi thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá. (7%)
 
hi all, người viết bài viết đó chưa hiểu rõ lắm về các nghiệp vụ với SBV.
A. Cần phân biệt các nghiệp vụ của các bank với với NHNN như: nghiệp vụ thị trường mở, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (sau đây gọi chung là các giao dịch với Ngân hàng Nhà nước) tại Ngân hàng Nhà nước. (Để hiểu rõ hơn về các nghiệp vụ này, các bạn nên đọc:

1. OMO: Quyết định 01/2007/QĐ-NHNN về Quy chế nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành; Quyết định 27/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế nghiệp vụ thị trường mở kèm theo Quyết định 01/2007/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành; Quy trình số 10876/QT-NHNN về nghiệp vụ thị trường mở do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; và các văn bản liên quan;
2. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG: Thông tư 03/2009/TT-NHNN về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; Thông tư 11/2009/TT-NHNN sửa đổi khoản 1 điều 7 Thông tư 03/2009/TT-NHNN về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
3. Chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN với TCTD: Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng; Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng kèm theo Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; Quy trình 7129/QT-NHNN về nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá dưới hình thức ghi sổ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
4.Thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng: Quyết định 04/2007/QĐ-NHNN về việc thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Một lưu ý rằng, tất cả các nghiệp vụ này đều sử dụng GTCG theo quy định, gần nhất là Quyết định số 11/2010/QĐ-NHNN về DANH MỤC GIẤY TỜ CÓ GIÁ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC GIAO DỊCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC và các quy định liên quan về lãi suất OMO (từ ngày 04/07/2011 là 14%); lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG, lãi suất chiết khấu, lãi suất thấu chi và cho vay qua đêm….tùy từng thời kỳ.
(Trong mục: Nghiệp vụ Nguồn vốn & ALM , tiểu mục Nguồn vốn, phần " Một số quy định trong hoạt động Nguồn vốn nên đọc" mình có đính kèm các văn bản đi cùng.

B. Đối với từng nghiệp vụ, chú ý rằng không phải có bao nhiêu GTCG cũng có thể có từng đó tiền để lấy về cho vay được nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: loại GTCG, thời hạn của GTCG, hạn mức được cấp (nếu có), tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, giá trị của GTCG, ……
Tức là bạn có 100 tỷ đồng mệnh giá GTCG, bạn chưa chắc đã có được 100 tỷ đồng tiền. Ví dụ, vừa rồi đấu thầu OMO, NHNN đưa ra 1000 tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu có 6%, tức là GTCG của bạn có giá trị 1000 tỷ( giả sử GTCG của bạn có thời hạn còn lại dưới 1 năm, tỷ lệ haircut là 0%), bạn chỉ nhận được 60 tỷ. Đối với nghiệp vụ chiết khấu cũng có hạn mức, cách tính riêng, các bạn có thể tham khảo quy chế.
Trong các nghiệp vụ đó OMO được các bank ưu tiên trước, sau đó mới tới các nghiệp vụ khác. Nghiệp vụ tái cấp vốn các bank ít sử dụng nhất vì ảnh hưởng tới uy tín của các bank và thủ tục không hề đơn giản.
Động thái các bank tham gia OMO có nhiều mục đích khác nhau: trước khi quyết định đấu thầu họ xem interbank cung cầu vốn ra sao và chi phí thế nào (so sánh lãi suất OMO với lãi suất interbank kỳ hạn 1w), họ còn GTCG ko và khả năng trúng được bao nhiêu rồi quyết định thực hiện hay không?

C. Về bài viết của tác giả, có vẻ như chưa được cặn kẽ cho lắm và tôi không nhất trí về cách lý giải đó. Lãi suất chiết khấu hiện tại là 13%/năm đó, nếu tính như tác giả bài viết thì như thế này:
Huy động thị trường 1 là 14%/năm (thực tế là 17% hoặc cao hơn), lãi suất trái phiếu 11% (thực tế 11% chẳng ai mua, hiện tại quanh mức 12,3%/năm); lãi suất tái chiết khấu 13%/năm, lãi suất cho vay là 23%/năm.
- Nếu huy động vốn đem cho vay luôn: = 23%-14% = 9% (ở đây chưa xét tới dự trữ bắt buộc, hiệu quả sử dụng vốn, thanh khoản, chi phí rủi ro tín dụng, đảm bảo tỷ lệ an toàn…..)
- Nếu huy động rồi đem mua trái phiếu sau đó đem cho vay = (11%-14%) + (23%-13%) = 7%, thấp hơn so với cách 1 (thực tế là còn thấp hơn nữa, vì không phải đem tái chiết khấu là được vay đúng bằng khối lượng GTCG tái chiết khấu, chưa kể lãi suất tái chiết khấu có thể tăng,…..)

Cuối cùng là đưa ra ví dụ trên nhưng tác giả chưa giải quyết được vấn đề nêu ra, kỳ vọng lãi suất tái chiết khấu thấp (không phải chỉ mỗi cái này), mà nếu thấp xuống mức 6-7% là xa vời trong thời gian hiện tại. Ngoài lý do kỳ vọng mặt bằng lãi suất hạ (tất cả các loại lãi suất không chỉ lãi suất tái chiết khấu), còn có lý do về cung-cầu vốn, lý do về giá trị của trái phiếu theo thời gian (nếu bạn muốn hold bạn nên mua thời điểm lãi suất cao và có xu hướng hạ nhiệt, bạn mua hiện tại coupon là 12,3%, nhưng có thể vài tháng sau thì nó chỉ còn 10% thôi chăng hạn, chênh lệch hơn 2,3% đối với bond thì giá trị thay đổi rất lớn, như vậy lỗ trong một khoảng thời gian ngắn nhưng lại có lợi nhiều trong thời gian dài còn lại). Bạn có thể thấy, tại sao các bank có thể cho vay ra 22-23% /năm (mặc dù lãi suất cao, nhu cầu vay giảm nhưng nhu cầu vẫn lớn), họ không cho vay hết hoặc lấy trên interbank kỳ hạn 1w (15%), 2w (16%) ….để cho vay mà lại cứ gửi interbank để hưởng lãi suất thấp hơn. Câu trả lời ở chỗ mức độ rủi ro khác nhau (tín dụng, thanh khoản, lãi suất), chiến lược khác nhau, view về lãi suất cũng khác nhau….

Hiện tại việc đầu tư GTCG (trong đó có bond) với các mục đích khác nhau, bài viết bạn nêu ra chưa có cái nhìn đầy đủ. Khi xem xét cần tính xem xét mục đích của các bank khi mua GTCG:
- Mua để nắm giữ: cho mục đích thanh khoản, tăng các tỷ lệ an toàn theo quy định và đa dạng hóa tài sản giảm rủi ro (nguyên tắc đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro, các bank cũng nắm giữ một phần GTCG, tỷ trọng này cao hay thấp tủy từng thời kỳ; giữ cái này so với nắm giữ tiền mặt hoặc tiền gửi KKH chắc chắn là có lợi hơn rồi, có nhiều trường hợp, lãi suất bond còn cao hơn cả lãi suất interbank kỳ hạn 1w), nguyên tắc đánh đổi giữa lợi nhuận và thanh khoản luôn đúng và các bank luôn thay đổi cơ cấu cho phù hợp nhưng luôn có hạn mức tối thiểu và tối đa danh mục GTCG, ko nắm giữ nó thì ko thể thực hiện các nghiệp vụ với NHNN và không phải lúc nào cũng vay được trên interbank. Từ tháng 3/2011 tới cuối tháng 5/2011 các phiên đấu thầu trái phiếu (TPCP, TPCPBL) không thành công là do lãi suất interbank cao (cụ thể là O/N và 1W), các bank tranh thủ tìm kiếm lợi nhuận trên đó thay vì mua bond. Khi interbank hạn nhiệt và một số yếu tố tác động tới cung cầu vốn, các bank quay sang nắm bond với kỳ vọng lãi suất trung dài hạn giảm. Việc đầu tư bond chính phủ có rủi ro chính là rủi ro lãi suất, còn rủi ro tín dụng có thể coi bằng 0. Còn rủi ro thanh khoản (xét trên khía cạnh thực hiện các nghiệp vụ với SBV) thấp, nhưng khả năng lấy được bao nhiêu vốn về từ việc đem GTCG này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài ra xem xét bond còn tính tới các tỷ lệ an toàn, cân đối nguồn vốn ngắn hạn-dài hạn,….và tất nhiên chi phí vốn phải tính phù hợp chứ không chỉ lấy mỗi mức lãi suất 17-18%/năm của các tiền gửi lớn làm chi phí đầu vào được. Tức là không phải mọi nguồn vốn đều có chi phí 17-18%/năm, và các bank không thể là huy động rồi đem cho vay hết với lãi suất 22-24%/năm được, còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới quyết định sử dụng vốn.
- Mua để trading: Để trading bond cần có view tốt. Tôi ví dụ, tại 14/6/2011, một bank mua 50 tỷ mệnh giá (mua bằng mệnh giá), coupon 12,70% (thời điểm đó lãi suất O/N khoảng 13-14%/năm, 1w khoảng 15%/năm), nếu tính chi phí vốn 15% thì bank đó bị lỗ tại thời điểm mua. Tuy nhiên, tới 19/7/2011 bank đó bán 50 tỷ mệnh giá đó với lợi suất 12,39% và thu về tiền lãi (bằng giá bán trừ đi giá mua) 1.121.000.000 đồng, tương đương lợi suất nắm giữ là 23,38%/năm - một mức lợi suất không nhỏ đối với TPCPBL, và cao hơn đối với lãi suất interbank kỳ hạn 1M (lãi suất 17%).

Mình thấy, một số bác viết trên blog khá độc đáo:
http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2011/07/omo.html
http://nghiatq.wordpress.com/2011/06/21/investing-in-bond/
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên