Kinh nghiệm từ những lần phỏng vấn thất bại

phuong1290

Super Moderator
Super Mod
Mặc dù mỗi lần phỏng vấn, tôi đều chuẩn bị kỹ lưỡng những câu hỏi phỏng vấn thường gặp, nhưng sai sót vẫn là điều không thể tránh khỏi. Sau mỗi lần phỏng vấn tôi luôn ngẫm nghĩ lại những gì mình đã làm tốt, chưa tốt, ghi chép lại để rút kinh nghiệm cho những lần sau. Và đây là 1 số sai lầm sai lầm nhất mà tôi đúc rút được.

>>> Ký sự phỏng vấn xin việc (phần 1)
>>> Ký sự phỏng vấn xin việc (phần 2)
>>> Ký sự phỏng vấn xin việc (phần 3-phần cuối)
>>> Ký sự đi phỏng vấn ABBANK – Những câu hỏi "Độc đắc" mà chỉ ABBANK mới có (ST)
>>> Cách trả lời Phỏng vấn hay nhất cho câu hỏi: "Anh/Chị/Em đề xuất mức lương bao nhiêu?"
>>> [HOT] Cách vứt CV của bạn vào thùng rác của nhà tuyển dụng…?!!!
>>> Để không bị mất điểm trong phỏng vấn
>>> Lỗi cơ bản khi đi phỏng vấn
>>> Cách trả lời những câu hỏi "nhạy cảm" trong một buổi phỏng vấn
>>> Những câu hỏi khó cho ứng viên nữ
>>> Những điều tránh nói khi trả lời phỏng vấn xin việc
>>> 7 hành động khiến nhà tuyển dụng “hết muốn” gặp lại bạn
>>> 6 biểu hiện khiến bạn mất điểm trong cuộc phỏng vấn
>>> Những thói quen làm bạn mất điểm khi phỏng vấn
>>> Sai lầm vì cởi giày khi đang phỏng vấn
>>> Những câu hỏi phỏng vấn 'hại não' của các công ty danh tiếng thế giới

1. “Lâm sài” từ khâu chuẩn bị

Thời gian đầu, tôi thường chuẩn bị câu trả lời theo 1 danh sách các câu hỏi, và… học thuộc lòng! Như thế là cực kỳ tai hại. Vì rằng, cùng 1 vấn đề nhưng nhà tuyển dụng có rất nhiều cách hỏi, nội dung cốt lõi của câu trả lời thì vẫn vậy thôi nhưng cần phải dẫn dắt sao cho phù hợp với câu hỏi để không bị cho là lạc đề hay cách trả lời không ăn nhập.

Ví dụ, để hỏi về năng lực của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể hỏi như sau:

- Điểm mạnh của em là gì?

- Theo em vị trí này đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng gì?

- Em hãy giới thiệu về bản thân mình trong 2 phút

- Vì sao em thấy mình phù hợp với công việc này?

- Vì sao em ứng tuyển vị trí này?…



Như vậy, nếu tôi chỉ có script cho câu hỏi: “Điểm mạnh của em là gì?” mà nhà tuyển dụng lại hỏi theo kiểu: “Theo em vị trí này đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng gì?” tôi sẽ cảm thấy lúng túng để dẫn dắt cho đúng với câu hỏi (vì tôi đã thuộc lòng script nên lúng túng khi tìm cách diễn đạt khác). Kết quả là tôi nói không lưu loát và thường bị bỏ sót 1 số yếu tố cần thiết.

Vậy giải pháp ở đây là gì? Đừng chuẩn bị theo câu hỏi, mà hãy chuẩn bị theo những yếu tố cần phải nhấn mạnh với nhà tuyển dụng. Hãy xem bạn muốn nhấn mạnh sở trường, kinh nghiệm, kỹ năng gì nhất? Như vậy thì dù nhà tuyển dụng hỏi theo kiểu nào, bạn cũng chỉ có cần ấy cái gạch đầu dòng, cứ liệt kê bất cứ cái nào phù hợp.

Việc chuẩn bị từ đó cũng đơn giản và tốn ít công sức hơn nhiều, không phải học thuộc nên linh hoạt hơn. Và quan trọng nhất là bạn sẽ không bị lúng túng mà bỏ sót những chi tiết quan trọng.

2. Bạn sẽ gắn bó với công ty chúng tôi bao lâu?

Mọi nhà tuyển dụng đều muốn biết câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên, họ không dại gì mà hỏi… thẳng toẹt ra :]]. Nhà tuyển dụng thường dùng những câu hỏi khéo léo như: “Dự định trong 3 năm, 5 năm, 10 năm tới của em là gì? Em có muốn đi du học không?” Trong 1 vài trường hợp, nếu bạn trả lời rằng bạn định đi du học, hoặc bạn có ý định mở kinh doanh riêng trong thời gian vài năm nữa thì bạn đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. (Mình nói là trong 1 vài trường hợp thôi nhé, vì thế bạn hãy xem kỹ yêu cầu và tính chất công việc, đặc biệt là với các vị trí cung cấp nhiều chương trình đào tạo như Management Trainee)

Tuy nhiên, tôi cũng không khuyên các bạn nói dối. Thực tế, nhiều bạn mới ra trường chưa lường hết được tương lai của mình. Có những bạn rất máu kinh doanh nhưng sau đó lại nhận ra rằng sẽ cần thêm thời gian chứ mọi chuyện không nhanh như bạn nghĩ, bạn sẽ không thể kinh doanh ngay trong 1-2 năm tới. Hoặc bạn chưa thực sự chắc chắn với việc bạn sẽ đi du học hay không, thì chưa nên khẳng định như đinh đóng cột với nhà tuyển dụng. Còn nếu bạn nào đã khá chắc chắn với dự định của mình thì tôi khuyên bạn không nên ứng tuyển vào những vị trí cần gắn bó lâu dài ví dụ như Management Trainee.

3. Nào ai đã khảo mà mình lại xưng?

Trong một buổi phỏng vấn vào vị trí marketing của một trung tâm tư vấn du học, tôi thấy mình khá tự tin, trả lời lưu loát, và rất hy vọng mình sẽ được nhận (Đáng buồn là những chỗ nào tôi hy vọng thì tôi đều bị thất vọng, còn những chỗ tôi thấy không có hy vọng gì thì họ lại gọi tôi đi làm.)

Sau một hồi ngẫm nghĩ, tôi hiểu ra lý do vì sao tôi không được nhận vào trung tâm tư vấn du học đó. Lý do là trong quá trình trả lời, tôi đã tự nhận mình giỏi hơn về marketing offline chứ không rành lắm trong marketing online. Ở đây tôi đã mắc 3 sai lầm lớn: Một là, chưa đánh giá được rằng, với một trung tâm tư vấn du học nhỏ thì marketing online sẽ là kênh chủ yếu; Hai là, tôi phạm phải nguyên tắc tối kỵ: Không được phép nói về điểm yếu của mình trong khi phỏng vấn kể cả khi họ hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?”. Thực ra tôi đã quên mất tôi cũng có kinh nghiệm về marketing online qua email và facebook hồi tham gia LEAD. Đợt đó nhóm chúng tôi đã PR qua email và facebook khá tốt, nhưng vì không chuẩn bị kỹ trước phỏng vấn nên tôi đã không nhớ ra.. Một sai lầm nữa của tôi là đã không tự tin vào khả năng của mình.

Đó là một số kinh nghiệm tôi đúc rút được. Các bạn có thể tìm hiểu thêm những câu hỏi phỏng vấn cơ bản nhất và cách trả lời, vì gần như tất cả các buổi phỏng vấn đều có những câu hỏi này. Nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn, bạn chỉ cần chuẩn bị những câu hỏi cơ bản nhất là đủ rồi.

Chuyện đi xin việc cũng lắm bi hài, nhưng cũng là những kỷ niệm rất đẹp của một thời bắt đầu chập chững bước vào cuộc sống tự lập của riêng mình. Chúc các bạn tìm được công việc như ý!


Nguyễn Thu Giang
 
cảm ơn chị nhiều nhé, em cũng chuan bị đi phỏng vấn nên cũng hơi lo..:(
 
Kinh nghiệm thất bại của mình trong một lần phỏng vấn vào vị trí kế toán quản trị:
1. Không ngưỡng mộ người nào trong lĩnh vực tài chính mà lại ngưỡng mộ một nhân vật lịch sử
2. Nêu sở thix không liên quan tới vị trí mình ứng tuyển. Mình bảo rằng thix M&A thay vì thix kết toán chẳng hạn. Thix ra ngoài giao tiếp và làm với số thay vì chỉ ngồi làm việc với số thôi.
3. Quá tự tin trong khi sở trường không phù hợp với vị trí. (mạnh về chiến lược và phân tích mong muốn được làm ở vị trí mà có thể phát huy cả 2 trong vòng 5 năm tới. Chắc chỉ có CFO mới được)
4. Nêu ra nhược điểm
5. Trả lời quá lan man mà không có điểm nhấn.
 
Hay quá. Những kinh nghiệm này sẽ không tìm thấy trên các bài PR, bài báo hay từ các doanh nghiệp. Thế mới gọi là kinh nghiệm thực tế chứ nhỉ :)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,445
Thành viên mới nhất
Orionn
Back
Bên trên