HOT Kinh nghiệm trả lời các câu hỏi hóc búa khi phỏng vấn vào Ngân hàng

Bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn thông dụng như: Giới thiệu về bạn thân. Hiểu biết về vị trí ứng tuyển. Theo em yếu tố nào quan trọng nhất với vị trí? Tại sao em ứng tuyển vị trí này (mà không phải vị trí kia)? Em biết gì về ngân hàng chúng tôi? Sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, năng khiếu, phẩm chất đặc biệt? Hoạt động trong thời sinh viên, kinh nghiệm làm việc,... thì hội đồng phỏng vấn vẫn có rất nhiều câu hỏi phỏng vấn hóc búa với ứng viên theo quan điểm, góc nhìn của từng bạn. Việc "bí" trước những câu hỏi khó của hội đồng phỏng vấn là tình trạng hay gặp không chỉ của những ứng viên mới ra trường mà cả những người đã đi làm. Trừ các câu hỏi nghiệp vụ hoặc các câu hỏi đòi hỏi đúng sai rõ ràng thì cần trả lời chính xác, còn rất nhiều câu hỏi trong buổi PV HĐPV không đánh giá tính đúng sai mà tập trung đánh giá thái độ, phản ứng của ứng viên và cách ứng viên xử lý tình huống. Thông qua những chi tiết này, HĐPV có thể nhìn ra rất rõ tố chất và tiềm năng cũng như sự phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển. Cách tốt nhất để trả lời những câu hỏi này là chuẩn bị sẵn những kịch bản có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn, liệt kê, sưu tầm các câu hỏi khó và tư duy trước cách xử lý. Quan trọng hơn cả là chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng, tự tin để đối diện với HĐPV. Dưới đây là một số câu hỏi được coi là khó, thường xuất hiện trong buổi PV. Phần trả lời chỉ là gợi ý, các bạn nên tùy biến để phù hợp với mình. Hãy nhớ, quan trọng hơn cả là thái độ và sự tư tin của bạn:

PV-1.gif

1. Bạn muốn Ngân hàng trả cho bạn mức lương bao nhiêu?

Bạn nên tìm hiểu trước về mặt bằng mức lương tại vị trí ứng tuyển và ngân hàng bạn ứng tuyển, đánh giá khả năng của mình để đề nghị mức lương hợp lý. Trừ vị trí cho ứng viên có kinh nghiệm, nhất là các vị trí quản lý thì có thể deal lương trong giới hạn nào đó, còn lại hầu hết các ngân hàng đều có mức lương quy định cụ thể cho các vị trí nhân viên. Vì thế, việc HĐPV hỏi câu hỏi này chỉ nhằm mục đích xem bạn có dành thời gian tìm hiểu, tham khảo thông tin và có cái nhìn thực tế về công việc trong ngân hàng hiện nay hay không.

Trả lời tham khảo:

Khi lựa chọn một công việc nào đó, điều em quan tâm là các yếu tố: Thu nhập, môi trường làm việc, các chế độ đãi ngộ, cơ hội học hỏi và khả năng thăng tiến. Em mong muốn một mức lương có thể đảm bảo được các chi phí hàng tháng và các điều kiện để có thể đảm bảo em có thể yên tâm làm việc.

Nếu NH gặng hỏi thêm: “….thế cụ thể em mong muốn mức lương bao nhiêu ?”.

Trả lời: Để đưa ra mức lương trước một công việc mà mình chưa thực tế làm và chưa đánh giá được hiệu quả công việc khá khó với em. Tuy nhiên, em mong muốn một mức lương tối thiểu là 6 triệu đồng, để đảm bảo cho các khoản chi phí phát sinh hàng tháng. Em biết rằng khi thử việc tại ngân hàng thì mức lương có thể sẽ thấp hơn 6 triệu đồng và em hoàn toàn chấp nhận điều đó, để làm quen dần với công việc và khẳng định mình.

2. Nếu Ngân hàng chỉ trả cho bạn mức lương thấp không như mong muốn của bạn, bạn có chấp nhận làm không?

Câu hỏi này rất khó đưa ra đáp án cụ thể, cách trả lời tốt nhất là nên đưa ra cách trả lời mở.

Trả lời:

Theo em, với mỗi người khác nhau sẽ có năng lực cụ thể khác nhau để hoàn thành công việc. Nếu em được làm việc tại ngân hàng, hoàn thành tốt công việc được giao và đem lại cho ngân hàng nhiều giá trị gia tăng, khi ngân hàng hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận cao thì không lý gì lại trả cho em một mức lương thấp. Bởi vậy để chứng minh năng lực làm việc của em từ khi mới vào làm, em sẽ chấp nhận ở một mức lương thấp hơn các nhân viên khác.

3. Nếu Ngân hàng mở phòng giao dịch ở rất xa, và đang thiếu người bạn có chấp nhận đi không?

Câu hỏi này đánh giá mức độ sẵn sàng của bạn với công việc.

Trả lời: Lúc đó, em sẽ cân nhắc các yếu tố sau trước khi đưa ra quyết định: Phòng giao dịch đó ở đâu? Liệu Ngân hàng có phụ cấp đi lại không? Địa bàn hoạt động của PGD có phù hợp với người không phải người địa bàn như em hay không. Quyết định đưa ra phải là quyết định đảm bảo hiệu quả công việc. Dù ở hoàn cảnh nào, em vẫn luôn ưu tiên để cho công việc được thuận lợi và hiệu quả nhất.

4. Tai sao bạn chọn vị trí chuyên viên QHKH cá nhân mà không là chuyên viên QHKH Doanh nghiệp?

Trả lời 1:

Em rất muốn làm vị trí CVQHKH cá nhân vì theo em nghĩ vị trí này sẽ tạo điều kiện cho em có nhiều mối quan hệ, nhiều cơ hội được trau dồi và phát triển kỹ năng giao tiếp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Mặc dù quy mô hợp đồng nhỏ hơn so với KHDN nhưng bù lại, đối tượng khách hàng đa dạng, nếu chạy chỉ tiêu hiệu quả, số lượng hợp KH mang về nhiều, em tin doanh số sẽ không kém so với vị trí CVQHKHDN.

Trả lời 2:
Em muốn thử sức mình ở vị trí khách hàng cá nhân trước hết là do em là sinh viên mới ra trường, vị trí này theo em nghĩ sẽ phù hợp với năng lực của bản thân, thứ 2 là em muốn phát triển tốt mối quan hệ của mình, đó là những nền tảng vững chắc để em mở rộng nhiều hơn nữa các mối quan hệ và các khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Trả lời 3:
Có thể lồng ghép những yếu tố thuận lợi của bản thân như gia đình có nhiều mối quan hệ tốt, là KH tiềm năng với các SP KHCN của ngân hàng.


Tiếp tục cập nhật.
 
@cocghe266 E chào anh. Nếu nhà tuyển dụng lại hỏi câu "Em là sinh viên mới ra trường, tại sao lại chọn QHKHDN mà không chọn QHKDCN?" thì nên trả lời thế nào ạ? E cảm ơn a!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,224
Thành viên mới nhất
A Cursive Memor
Back
Bên trên