Kinh nghiệm quý cho ứng viên tài chính, ngân hàng

nangtrongdem

Thành viên mới
lg.php



Kinh nghiệm quý cho ứng viên tài chính, ngân hàng





Nếu bạn có kế hoạch làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Wesly Grove, chuyên gia nhân sự cao cấp của ngân hàng Chase Mahattan Bank, sẽ giúp bạn hiểu được phần nào công việc này.

“Cùng với chính sách toàn cầu hoá và giao lưu thương mại quốc tế đang ngày một tăng cao, số lượng ngân hàng sẽ bùng nổ và ngày có nhiều ngân hàng hơn cung cấp vốn cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện tại nhiều nơi nhu cầu việc làm trong nghề ngân hàng vẫn vượt quá số vị trí hiện có. Tuy nhiên, theo tôi, một khi bạn quyết tâm làm nghề này, sẽ có rất nhiều cơ hội để thăng tiến”, Grove nói.
Theo ông thì ngay tại Mỹ, một quốc gia có hệ thống ngân hàng phát triển nhất thế giới, cũng sẽ rất khó khăn đối với các sinh viên Mỹ mới ra trường nếu muốn xin việc trong các ngành ngân hàng.


Những yêu cầu bắt buộc trong việc tuyển chọn nhân viên
Làm thế nào để một sinh viên mới tốt nghiệp có được một lợi thế trong ngành ngân hàng tài chính? Theo Wesley, khả năng nói và viết tiếng Anh thông thạo là kỹ năng số một để giúp bạn có việc làm, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành về tài chính ngân hàng.
Ông mong đợi điều đó trong bản lý lịch một trang dễ đọc và thư xin việc của ứng viên. “Một bản lý lịch viết bằng thứ tiếng Anh hoàn hảo - không có lỗi ngữ pháp hoặc cú pháp - sẽ được đặt vào vị trí trên cùng trong chồng lý lịch trong quá trình tôi xét tuyển nhân viên”.
Ngoài tiếng Anh tốt, khi tuyển người cho một vị trí, Wesley tìm những ứng cử viên có ba năm kinh nghiệm làm việc trong một công ty thuộc lĩnh vực tài chính ở bất cứ cương vị nào - thậm chí là người thực tập hoặc thư ký. Ông cũng yêu cầu các ứng cử viên phải có bằng đại học. Bằng đại học không nhất thiết phải liên quan đến tài chính. Với một số vị trí, bằng đại học có thể về ngoại ngữ hoặc một lĩnh vực khác.
Thách thức lớn nhất của Wesley khi tuyển người là tìm ra những người có trình độ để làm ở các vị trí quản lý. “Ở cấp này, phần lớn những người có kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh doanh ngân hàng đều có trình độ khác biệt với nhau cả về sự am hiểu lẫn kỹ năng làm việc”.
Khi tuyển người vào những vị trí này, ông theo dõi những người có kỹ năng phân tích sâu sắc, có thể đọc các bản phân tích tài chính trên máy tính, cơ cấu các giao dịch lớn và phức tạp cũng như việc quản lý ngoại hối. Ở mức tối thiểu, ông tìm những người có khả năng học những kỹ năng kinh doanh cơ bản.


Lời khuyên đối với các ứng viên
Có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phỏng vấn người xin việc, Wesley đưa ra các lời khuyên: “Trước tiên, hãy đến phỏng vấn đúng giờ và ăn mặc phù hợp. Trả lời các câu hỏi với một sự hiểu biết và thể hiện sự nhiệt tình, động cơ làm việc của bạn. Hồi hộp trong cuộc phỏng vấn là điều bình thường. Tôi không bao giờ đánh lỗi người khác vì họ hồi hộp.
Điều tôi không thích là khi người ta kiêu căng hoặc coi mình là trung tâm trong một cuộc phỏng vấn, chỉ đòi hỏi những gì công ty có thể dành cho họ chứ không phải những gì họ có thể mang lại cho công ty”.
Vì thế, Wesley khuyên các ứng viên đừng vội nghĩ đến quyền lợi của mình, đừng vội đòi hỏi lợi nhuận lương bổng ngay tức thì để sớm hưởng thụ: “Tiền bạc, lương bổng không phải là do sự ban phát, mà cũng chưa hẳn là do kinh nghiệm học hỏi của bạn hay tài năng của bạn, mà đích thực là do kết quả làm việc của bạn. Bằng mọi cách, bạn bày tỏ cho người tuyển dụng thấy rõ sở trường, sở đoản của mình và bạn cũng phải bày tỏ quyết tâm làm tốt công việc mà người ta có thể giao phó cho bạn”.
Wesly luôn đặc biệt chú ý đối với những người có lòng yêu thích công việc, vì theo ông: “Cùng với đức tính nhẫn nại, kiên trì, sự say mê công việc là một trong những yếu tố căn bản để thành công. Người ta thường thành công khi làm những việc mà mình yêu thích và khi công việc mang lại sự khuây khoả thì nó chẳng còn là gánh nặng nữa”.
Hơn thế nữa, người được phỏng vấn phải được chuẩn vị trước thông tin về ngân hàng mà mình định xin việc và chuẩn bị sẵn các câu trả lời. Việc thể hiện các ý tưởng sáng tạo, khả năng hoàn thành mục tiêu đặt ra cho các kế hoạch trung và dài hạn cũng rất có lợi trong các cuộc phỏng vấn xin việc.


Khi thôi việc ở ngân hàng



Làm việc tại một ngân hàng từng là mơ ước của không ít bạn trẻ. Chuyện này không có gì lạ vì ngân hàng là ngành có tốc độ tăng trưởng lương thưởng cao, thậm chí cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Nhưng tình hình giờ có vẻ đã khác xa so với trước.

12345678-ed7fb.jpg

Ngân hàng là một trong những ngành có mức trả lương thưởng cao.

Buồn vui chuyện xử lý nhân sự ngân hàng

Những câu chuyện vui buồn về nhân sự ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều. Chuyện gây chấn động gần đây nhất là bức tâm thư của một nhân viên tố cáo ngân hàng đã đuổi việc mình. Hay chuyện một vị phó tổng giám đốc ngân hàng bị điều chuyển xuống làm nhân viên thu hồi công nợ.

Không chỉ ở Việt Nam, những câu chuyện như thế cũng xảy ra thường xuyên ở những nước khác. Một ngày đẹp trời, các nhân viên của ngân hàng Thụy Sĩ UBS ở văn phòng chi nhánh Finsbury Avenue, London bỗng nhận ra thẻ ra vào văn phòng của mình bị vô hiệu hóa. Những nhân viên này sau đó được mời vào phòng nhân sự và biết rằng mình đã bị buộc thôi việc.

Điều đặc biệt là việc cắt giảm được thực hiện cùng ngày với việc công bố kế hoạch tiết kiệm. Theo đó, UBS sẽ giảm thêm 10.000 lao động, tương ứng với mức giảm 16% nhằm tiết kiệm 3,6 tỉ USD trong vòng 2 năm tới. UBS sau đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì hành động sa thải lao động không mấy đẹp này.

Không chỉ UBS, một số ngân hàng lớn khác đã tuyên bố sẽ cắt giảm lao động. Chẳng hạn, Bank of America (Mỹ) cuối quý III/2012 cho biết sẽ cắt giảm hơn 16.000 nhân viên, đóng cửa hơn 200 chi nhánh. Hoạt động kinh doanh không hiệu quả, lợi nhuận giảm, thua lỗ triền miên kể từ khủng hoảng là điểm chung của các ngân hàng này. Và rõ ràng việc cắt giảm chi phí là điều họ phải làm.

Còn ở Việt Nam, các ngân hàng hầu như không công khai việc cắt giảm lao động nhưng vẫn có một đợt sóng ngầm về thay đổi nhân sự. Điều này thể hiện rõ nhất qua báo cáo quý III/2012 của VietinBank. Chi phí nhân viên của ngân hàng này được cắt giảm tới hơn 45% trong 9 tháng đầu năm 2012. Một trường hợp khác là Ngân hàng Quân Đội (MBB). Từ đầu năm đến nay, MBB đã cắt giảm 28% chi phí hoạt động, trong đó có chi phí nhân viên.

Theo các báo cáo tài chính hiện tại, chỉ mới có 2 ngân hàng này là có biến động về nhân sự. Liệu các ngân hàng khác có nối gót?

Sẽ là xu hướng?

Năm qua, nhân sự ngành chứng khoán đã bị biến động mạnh, nay có thể tới lượt nhân sự ngành ngân hàng. Bởi lẽ, ngành tài chính đã tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn vừa qua và đang rơi vào cuộc khủng hoảng xuất phát ngay từ chính ngành này.

Lợi nhuận ngành ngân hàng đang có xu hướng giảm do gánh nặng chi phí xử lý nợ xấu. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết các ngân hàng sẽ không được chia cổ tức khi chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và phải dành phần lợi nhuận để xử lý nợ xấu. Nếu thực hiện điều này, có thể nhiều ngân hàng sẽ phải tiếp tục thu hẹp hoạt động hoặc tìm cách tăng năng suất, giảm chi phí, trong đó có chi phí nhân viên.
Trong một hội thảo về phát triển nguồn vốn nhân lực ngành tài chính - ngân hàng tổ chức vào đầu tháng 10 ở Hà Nội, ông Lưu Trung Thái, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán MB và nguyên là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Quân Đội, cho rằng thách thức lớn nhất của doanh nghiệp là chỉ tiêu kinh doanh giảm nên phải điều chỉnh kế hoạch chi phí.

Dù vậy, các ngân hàng vẫn không muốn công khai kế hoạch cắt giảm nhân sự của mình. Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị An Hà, Trưởng phòng Marketing, Công ty Cổ phần Kết nối Nhân tài (Talentnet), cho rằng đây là điểm khác biệt giữa các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước. Các ngân hàng nước ngoài có kế hoạch cắt giảm chi phí và nhân viên rõ ràng và được thông báo trước, đồng thời có chính sách đền bù thỏa đáng. Trong khi đó, ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng quy mô ngân hàng diễn ra quá nhanh. Các ngân hàng lo ngại, nếu cắt giảm quá đột ngột và chưa có sự trao đổi về mặt tinh thần thì nhân viên sẽ bị sốc và sẽ phản ứng tiêu cực.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc tiết giảm chi phí, trong đó có cắt giảm chi phí nhân sự vẫn là cách làm tốt nhất. Điều này cũng có thể sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Xét cho cùng, lợi nhuận ngân hàng và lợi ích cổ đông vẫn được đặt lên trên hết. Vậy nên câu chuyện cho thôi việc, áp chỉ tiêu cao, chuyển vị trí công tác, giảm lương, tăng giờ làm sẽ trở nên bình thường trong ngành ngân hàng. Điều quan trọng là cách thức xử lý nhân sự sao cho thấu tình đạt lý.








 
Back
Bên trên