HOT Kinh nghiệm chọn Ngân hàng cho người mới vào nghề.

Hi mọi người.

Hnay xin chia sẻ với mọi người một số quan điểm trong việc Lựa chọn Ngân hàng dành cho người mới vào nghề.
Thời gian gần đây, mình nhận được một số câu hỏi của các bạn về việc nên lựa chọn Ngân hàng trong số "một số" ngân hàng đã đỗ.
Nói thật, đây là vấn đề khó và nhạy cảm, mình không thể đưa ra lời khuyên là nên chọn ngân hàng nào, bỏ ngân hàng nào (chẳng may sau này các bạn gặp vướng mắc khi làm việc lại cứ đè đầu mình ra mà .. chửi thì chết :">)

Mình chỉ xin đưa ra vài gợi ý như sau:

Ngành Ngân hàng là một ngành đặc trưng, có độ biến động về nhân sự khá cao, nhân sự muốn lên được (lương/chức) thì hầu hết đều phải luân chuyển (ít nhất một vài lần) nên nếu bạn là sv mới ra trường hoặc dân ngoại đạo đang băn khoăn trong việc lựa chọn Ngân hàng đầu tiên thì tôi khuyên bạn nên làm như sau:

Xác định rõ mục tiêu. (nếu bạn thật sự yêu thích công việc trong ngành, thì bạn phải xác định mục tiêu nghề nghiệp cho mình trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).
Đối với mục tiêu theo mình nên đi theo chu trình như sau:

Hội nhập => Học hỏi kinh nghiệp => Thay đổi/ Gắn bó=> Thăng tiến

Theo chu trình này, bước đầu tiên quan trọng nhất là: Học hỏi kinh nghiệm, vì thế, nếu có thể hãy chọn ngân hàng nào mà bạn có thể học hỏi được nhiều nhất. Đa phần những ngân hàng này thường là các ngân hàng lớn lớn một chút, sản phẩm đa dạng một chút, áp lực cao một chút, ở đó, bạn sẽ có nhiều việc để làm, nhiều cái để va vấp => kinh nghiệm sẽ nhiều hơn. Tôi đánh giá rất cao ảnh hưởng của tổ chức đầu tiên tới cách hành xử, làm việc của một nhân viên ngân hàng trong suốt quá trình làm việc của họ trong hệ thống.

Tuy nhiên, việc học hỏi được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhận thức của chính bạn, nếu bạn xác định thời gian đầu (khoảng 2-3 năm) là học hỏi thì thiết nghĩ không nên đặt lợi ích lên hàng đầu, và đừng so đo "vắt chanh" hay "bất công" mà nếu có tình huống đó, thì cứ bám chắc mục tiêu học hỏi, cứ làm nhiều đi, bạn sẽ học được nhiều và nếu, sau quá trình công hiến, kinh nghiệm đã đủ mà bạn không được đãi ngộ một cách thỏa đáng bạn có thế chuyển ngân hàng khác.

Cũng xin lưu ý, nếu bạn đã có kinh nghiệm, việc chuyển ngân hàng khác (đặc biệt là chuyển ngang) rất dễ, chỉ đơn giản đi nói chuyện, phỏng vấn 15-20 phút là xong, ko chật vật như lúc đầu.

Một chú ý nhỏ: Trong quá trình làm việc, một người làm việc khoa học sẽ luôn ghi chép những kinh nghiệm cá nhân của mình, tích lũy thành tài sản riêng của chính mình, và nó, là vũ khí để bạn có thể tấn công lên các vị trí cao hơn với mức thu nhập lớn hơn ở các ngân hàng khác (nếu chuyển). Đặc biệt trong giai đoạn "tích lũy kinh nghiệm" hành động này càng đặc biệt quan trọng. Nó sẽ giúp bạn hệ thống hóa được những kiến thức đã học, từ đó giúp bạn tổng hợp lại những kinh nghiệm đã có một cách có hệ thống và logic hơn.

Trên đây là vài ý kiến cá nhân, bạn nào có ý kiến cùng hoàn thiện nhé :)
 
Hi mọi người.

Hnay xin chia sẻ với mọi người một số quan điểm trong việc Lựa chọn Ngân hàng dành cho người mới vào nghề.
Thời gian gần đây, mình nhận được một số câu hỏi của các bạn về việc nên lựa chọn Ngân hàng trong số "một số" ngân hàng đã đỗ.
Nói thật, đây là vấn đề khó và nhạy cảm, mình không thể đưa ra lời khuyên là nên chọn ngân hàng nào, bỏ ngân hàng nào (chẳng may sau này các bạn gặp vướng mắc khi làm việc lại cứ đè đầu mình ra mà .. chửi thì chết :">)

Mình chỉ xin đưa ra vài gợi ý như sau:

Ngành Ngân hàng là một ngành đặc trưng, có độ biến động về nhân sự khá cao, nhân sự muốn lên được (lương/chức) thì hầu hết đều phải luân chuyển (ít nhất một vài lần) nên nếu bạn là sv mới ra trường hoặc dân ngoại đạo đang băn khoăn trong việc lựa chọn Ngân hàng đầu tiên thì tôi khuyên bạn nên làm như sau:

Xác định rõ mục tiêu. (nếu bạn thật sự yêu thích công việc trong ngành, thì bạn phải xác định mục tiêu nghề nghiệp cho mình trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).
Đối với mục tiêu theo mình nên đi theo chu trình như sau:

Hội nhập => Học hỏi kinh nghiệp => Thay đổi/ Gắn bó=> Thăng tiến
Theo chu trình này, bước đầu tiên quan trọng nhất là: Học hỏi kinh nghiệm, vì thế, nếu có thể hãy chọn ngân hàng nào mà bạn có thể học hỏi được nhiều nhất. Đa phần những ngân hàng này thường là các ngân hàng lớn lớn một chút, sản phẩm đa dạng một chút, áp lực cao một chút, ở đó, bạn sẽ có nhiều việc để làm, nhiều cái để va vấp => kinh nghiệm sẽ nhiều hơn. Tôi đánh giá rất cao ảnh hưởng của tổ chức đầu tiên tới cách hành xử, làm việc của một nhân viên ngân hàng trong suốt quá trình làm việc của họ trong hệ thống.

Tuy nhiên, việc học hỏi được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhận thức của chính bạn, nếu bạn xác định thời gian đầu (khoảng 2-3 năm) là học hỏi thì thiết nghĩ không nên đặt lợi ích lên hàng đầu, và đừng so đo "vắt chanh" hay "bất công" mà nếu có tình huống đó, thì cứ bám chắc mục tiêu học hỏi, cứ làm nhiều đi, bạn sẽ học được nhiều và nếu, sau quá trình công hiến, kinh nghiệm đã đủ mà bạn không được đãi ngộ một cách thỏa đáng bạn có thế chuyển ngân hàng khác.

Cũng xin lưu ý, nếu bạn đã có kinh nghiệm, việc chuyển ngân hàng khác (đặc biệt là chuyển ngang) rất dễ, chỉ đơn giản đi nói chuyện, phỏng vấn 15-20 phút là xong, ko chật vật như lúc đầu.

Một chú ý nhỏ: Trong quá trình làm việc, một người làm việc khoa học sẽ luôn ghi chép những kinh nghiệm cá nhân của mình, tích lũy thành tài sản riêng của chính mình, và nó, là vũ khí để bạn có thể tấn công lên các vị trí cao hơn với mức thu nhập lớn hơn ở các ngân hàng khác (nếu chuyển). Đặc biệt trong giai đoạn "tích lũy kinh nghiệm" hành động này càng đặc biệt quan trọng. Nó sẽ giúp bạn hệ thống hóa được những kiến thức đã học, từ đó giúp bạn tổng hợp lại những kinh nghiệm đã có một cách có hệ thống và logic hơn.

Trên đây là vài ý kiến cá nhân, bạn nào có ý kiến cùng hoàn thiện nhé :)
Mình cũng vừa ra trường, xin vào làm Ngân hàng, nhưng chỉ ở ngạch Cộng tác viên Marketing, toàn thời gian trong 6 tháng.
Cũng rất muốn học hỏi, va vấp, muốn được bóc lột để tích lũy kinh nghiệm lắm.
Qua 2 tháng rồi, mình sẽ hệ thống lại những gì học hỏi được, chuẩn bị thật tốt cho bước đi sau này khi 6 tháng kết thúc.
Cảm ơn chia sẻ rất hay của bạn! *đang cảm thấy có động lực*
 
Chào tất cả anh chị , em chưa đi làm(chưa có kinh nghiệm) nhưng cũng xin mạn phép được bon chen vài câu
theo em thì khi đi làm (nếu đã xin được việc ở 1 ngân hàng) thì nên cố gắng làm thật tốt và nên gắn bó lâu dài với ngân hàng đó( làm gì có ngân hàng nào bé mãi) và thăng tiến ở chính ngân hàng đó cũng được mà , trường hợp nếu cảm thấy mình đã tích lũy được đầy đủ phẩm chất và kinh nghiệm để bước chân ra các ông lớn trong ngành thì mới thử sức( em thì chắc không có cơ hội đó ,hehehhe, trình độ của em có lẽ có hạn)
rất vui khi được bàn luận cùng anh chị (có gì sai bỏ qua cho em nha)
Chào em,
Đúng là em chưa đi làm, nên suy nghĩ vẫn màu hồng. :) Nhưng không sao, sau này em sẽ thấy.
Các Ngân hàng khi cần tuyển vị trí cao hơn, từ Trưởng phòng, Phó Phòng thì thường tuyển thẳng từ ngoài vào chứ không mấy khi xét cho nhân viên hiện tại lên đâu, kể cả em làm tốt. Nhưng cũng là nhân viên đó, chuyển ngân hàng khác thì việc ứng tuyển vào vị trí cao hơn hiện tại sẽ khả thi hơn.
Chị chỉ thấy Giám đốc Khối, hay Lãnh đạo cấp rất cao thì mới phấn đấu lên chức thôi.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,222
Thành viên mới nhất
milfnutlife
Back
Bên trên