Jump to content

Featured Replies

Posted
Tiếp theo bài chia sẻ về [URL="http://ub.com.vn/showthread.php?t=193&p=502#post502"][B]Kinh nghiệm trong việc thu thập chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn của KHCN[/B][/URL] tôi lại mạn phép mở màn tiếp tục topic về [B]Căn cứ xác định dòng tiền của DN.[/B] Nếu các bạn đã học TCDN hoặc làm TDDN rồi thì chắc hẳn biết cách xác định dòng tiền của KHDN căn cứ vào báo cáo tài chính. Trước tiên, tôi muốn loại trừ trường hợp lý tưởng: Báo cáo tài chính trung thực, đầy đủ thông tin (thường là các cty lớn, báo cáo tài chính được kiểm toán bởi cty kiểm toán có uy tín hoặc đã lên sàn). Các trường hợp còn lại, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ (SME) tại VN thì k cần phải nói chắc các bạn cũng biết rất rõ về thực trạng báo cáo tài chính của họ. Các con số chỉ là tham khảo, nếu khi thẩm định ra chỉ căn cứ vào các báo cáo đó thì rủi ro cho bản thân và ngân hàng là rất cao. Vì thế, để thẩm định một cách xác thực nhất dòng tiền thực của DN ta nên căn cứ vào các yếu tố THỰC thay vì chỉ duy nhất thẩm định trên giấy tờ. Tôi xin gợi ý 1 "cách" chứng minh/thẩm định dòng tiền của DN như sau: 1. Căn cứ vào BCTC (như đã phân tích- tiêu chí này ta tham khảo). 2. Căn cứ vào Hợp đồng kinh tế đầu ra đầu vào (kèm hóa đơn) hoặc hóa đơn đầu ra đầu vào. Với căn cứ này, bạn vừa nhìn đc luồn tiền vào-ra đồng thời cũng nhìn thấy tiềm năng phát triển của DN cũng như kiểm tra chéo các yếu tố DN đưa ra trên BCTC. Theo tôi đây là 1 cách hay mà lại ko mới mẻ gì, dễ thực hiện. Tuy nhiên, phải có sự phù hợp/ hợp lý giữa các yếu tố liên quan (VD: Hóa đơn đi kèm HĐKT phái có nội dung phù hợp - hóa đơn là phải của chính hợp đồng kt đó, chứ ko phải của HĐ khác ....) 3. Ngoài 2 cách trên, chúng ta có thể căn cứ vào [B]Sao kê tài khoản[/B] các Tài khoản thanh toán của DN tại các NH khác nhau. Về cơ bản, hiện tại DN sẽ sử dụng TKTT tại Ngân hàng là chủ yếu (có lợi cho DN - vì theo luật thuế GTGT thì hóa đơn đầu vào trên 20tr đã buộc phải thanh toán qua bank mới đc khấu trừ thuế rồi). Dựa trên các loại sao kê này, chúng ra sẽ nhìn rõ dòng tiền in-out thực tế của KH và có thể nhờ KH giải thích những khoản mục lạ. Đối với KH chưa sử dụng TKTT, mà các con số KH cung cấp chưa đáng tin, CVTD nên yêu cầu KH mở TK tại ngân hàng của mình (bán chéo) và nếu được, hãy yêu cầu KH giao dịch một thời gian để chứng minh khả năng tài chính (gợi ý). 4. Còn nhiều cách khác ..... Các cách khác (từ cách 4) mọi người cùng nhau xây dựng tiếp để hoàn thiện 1 cách làm nhỏ trong 1 phần hành nhỏ :D. Have nice day!
Mình chia sẻ thêm 1 cách, do ngày trước mình đã từng làm cho 1 cty CP nhỏ, các bạn yêu cầu khách hàng cung cấp sổ "nam tào" về bán hàng và sổ "bắc đẩu" về công nợ, hoặc đơn giản là [B]sổ chi tiết giao dịch hàng ngày[/B], thường các doanh nghiệp nhỏ (TNHH hoặc CP) dù có phần mềm kế toán hay không đều có 1 sổ hoặc hệ thống sổ chi tiết tối mật. Bật mí tý nhé, thường các Giám đốc ko biết hoặc ko có thời gian để xem hạch toán thế nào đâu, mà họ quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn, lợi nhuận của từng phi vụ/giao dịch và lợi nhuận hàng tháng... còn BCTC chỉ là để nộp cơ quan thuế thôi, và họ điều chỉnh được hết. Chính vì các GĐ ko có nhiều thời gian hoặc ko biết nên họ quan tâm đến cái sổ chi tiết giao dịch hàng ngày kia. Kết hợp xem hệ thống sổ này với một số tính toán nhanh có thể cho biết khá chính xác tình hình hoạt động của DN.
  • Author
[quote name='miumiu']Mình chia sẻ thêm 1 cách, do ngày trước mình đã từng làm cho 1 cty CP nhỏ, các bạn yêu cầu khách hàng cung cấp sổ "nam tào" về bán hàng và sổ "bắc đẩu" về công nợ, hoặc đơn giản là [B]sổ chi tiết giao dịch hàng ngày[/B], thường các doanh nghiệp nhỏ (TNHH hoặc CP) dù có phần mềm kế toán hay không đều có 1 sổ hoặc hệ thống sổ chi tiết tối mật. Bật mí tý nhé, thường các Giám đốc ko biết hoặc ko có thời gian để xem hạch toán thế nào đâu, mà họ quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn, lợi nhuận của từng phi vụ/giao dịch và lợi nhuận hàng tháng... còn BCTC chỉ là để nộp cơ quan thuế thôi, và họ điều chỉnh được hết. Chính vì các GĐ ko có nhiều thời gian hoặc ko biết nên họ quan tâm đến cái sổ chi tiết giao dịch hàng ngày kia. Kết hợp xem hệ thống sổ này với một số tính toán nhanh có thể cho biết khá chính xác tình hình hoạt động của DN.[/QUOTE] Cảm ơn chia sẻ của miumiu, nó rất hay và có ích. Chúng ta tiếp tục thảo luận đề tài này nha :) to be continue....
  • 1 month later...
[quote name='miumiu']Mình chia sẻ thêm 1 cách, do ngày trước mình đã từng làm cho 1 cty CP nhỏ, các bạn yêu cầu khách hàng cung cấp sổ "nam tào" về bán hàng và sổ "bắc đẩu" về công nợ, hoặc đơn giản là [B]sổ chi tiết giao dịch hàng ngày[/B], thường các doanh nghiệp nhỏ (TNHH hoặc CP) dù có phần mềm kế toán hay không đều có 1 sổ hoặc hệ thống sổ chi tiết tối mật. Bật mí tý nhé, thường các Giám đốc ko biết hoặc ko có thời gian để xem hạch toán thế nào đâu, mà họ quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn, lợi nhuận của từng phi vụ/giao dịch và lợi nhuận hàng tháng... còn BCTC chỉ là để nộp cơ quan thuế thôi, và họ điều chỉnh được hết. Chính vì các GĐ ko có nhiều thời gian hoặc ko biết nên họ quan tâm đến cái sổ chi tiết giao dịch hàng ngày kia. Kết hợp xem hệ thống sổ này với một số tính toán nhanh có thể cho biết khá chính xác tình hình hoạt động của DN.[/QUOTE] Đọc bài viết thú vị mình xin có ý kiến thế này: Rõ ràng là xem được sổ Nam Tào và Bắc Đẩu là tốt rồi, có được góc nhìn lớn hơn về tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp. Nhưng trở ngại ở chỗ, không có chứng từ nào liên quan để chứng tỏ đó là hoạt động thực (ví dụ với những khoản không hạch toán) do đó cũng không có cơ sở để thẩm định dòng tiền cũng như xa hơn là quyết định cho vay. Nói vui 1 chút: Có công ty quy mô gia đình, kinh doanh rất hiệu quả, họ muốn vay vốn Ngân hàng để mở rộng quy mô nên mượn sổ Nam Tào và Bắc Đẩu của gia đình khác đi xin vay Ngân hàng, he he.
  • 4 weeks later...
anh Hungviet có bản mẫu xác định dòng tiền nào dựa tên BCTC ko?em đang tập sự làm 1 dự án mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vay theo hạn mức hoàn toàn, có nhiều cái em chưa nắm chắc.anh có dự án nào tương tự thì cho em xin nhé.em cám ơn anh nhiều
Đọc cái này biết thêm được 2 cách của anh Hungviet và chị miumiu rất hay , hôm trước em đi pv bên MB cũng bị hỏi câu này, chỉ trả lời được 2 ý đầu là căn cứ BCTC và các hóa đơn chứng từ. Mỗi tội trước giờ chỉ biết học lý thuyết, chưa thấy mặt mũi cái hóa đơn chứng từ ra sao nên bị xoay như chong chóng
  • 2 months later...
hờ hờ, sổ "Nam tào" quả thực sẽ phản ánh hoạt động doanh nghiệp, nhưng lấy đâu ra cái gì để chứng minh cái sổ "Nam tào " đó là sổ "thật" phải không bạn. Cho nên tốt nhất vẫn là phải căn cứ trên hóa đơn chứng từ giao dịch hàng ngày. Sổ " nam tào" có thể đẹp và thực , nhưng nếu nó là "Rởm" thì bạn cũng phải cho qua nó thôi. Có một số NHTMCP uy tín không xem sổ Nam Tào này, họ sẽ căn cứ vào báo cáo thuế thực vì con số trên báo cáo Thuế có thể kiểm chứng, và cộng với 1 chút biên độ cho phép xê dịch trên báo cáo nội bộ, nếu báo cáo nội bộ có chứng từ chứng minh rõ ràng (sao kê TK, chứng từ kho quỹ, hóa đơn bán lẻ..). Và thế là an toàn nhất... Không nên phỏng đoán trên cái sổ "Nam tào" là thực trăm phần trăm bởi chỉ cần 1% trong đó không phải là thực, cái giá phải trả sẽ không nhỏ.
  • 1 year later...
List khủng quá, mền thì đang thất nghiệp :((
  • 2 weeks later...
Cho em hỏi chút, sao kê tài khoản có thể cho biết dòng tiền in -out trong thời gian bao lâu ạ? hay lúc nào cũng có thể xem được?
  • 2 months later...
Hiện nay trên thực tế, có rất nhiều DN có mối quan hệ "đen" với nhau, dùng những hóa đơn và chuyển tiền ra vào để đánh lừa DN, nên các bạn làm TD cũng nên lưu ý nhé [COLOR="silver"]- - - Updated - - -[/COLOR] Sao kê TK có thể biết đc bạn ạ, và bạn muốn biết thời gian từ lúc DN đó thành lập cũng đc, nhưng hơi khó nếu nó ở TK của NH bạn, vì đó là thông tin mật
  • 2 weeks later...
Có một thực trạng như thế này ạ,e đưa ra tham khảo thui:) nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường đang khó khăn như hiện nay, hàng hóa đẩy đi đc là 1 việc vô cùng khó, nhất là liên quan đến mảng thi công, xây lắp, xây dựng,... Các doanh nghiệp lại vay hạn mức đến kỳ đáo hạn thì nhiều mà nguồn trả nợ thì ko có, --> buộc phải là đảo nợ tại chính NH họ vay vốn,.. Khi đó nhất định cần hóa đơn, chứng từ để giải ngân, trong khi hàng hóa ko bán đc,...--> bài toán đặt ra, chắc chắnKH phải mua hóa đơn để giải ngân tại NH,.. (đồng thời đơn vị đó cùng bán hóa đơn cho đơn vị khác luôn) như vậy việc thu thập hóa đơn, hợp đồng ktế + sao kê NH --> dòng tiền từ hđộng kinh doanh rất okie, nhưng bản chất thực trong DN đó k hề có sự tăng giảm htk từ những hđơn chứng từ trên,... bla bla,... --> phân tích luồng tiền của DN là điều thực sự rất khó khăn đv SME nhất là ở 1 thị trường và cơ chế như VN ^^ KHÁCH HÀNG ĐÚNG LÀ MỘT CON MA@@

Edited by luuhang198

  • 3 weeks later...
[quote name='diendanchoma']List khủng quá, mền thì đang thất nghiệp :(([/QUOTE] chưa chắc list nhiều đã là hay đâu.:D.nếu muốn được đề bạt thăng cấp thì cái list nên ít ko thì cũng vừa đủ 2 3 bank la đc rồi bạn à .:D.Sếp bên mình làm ở VPB 19 năm cũng là 19 năm thành lập ngân hàng.giờ đang là phó tổng đấy bạn
thank anh hungviet nhiều bài viết hay đó
bài viết khá hay, thanks
  • 2 weeks later...
Thường khi đã đồng ý chủ trương chấp thuận cho vay thì về mặt hồ sơ ta có nhiều cách để làm "hợp lý" dòng tiền. Nhưng để hiểu thực tế dòng tiền được vận hành như thế nào đối với các doanh nghiệp SME thì rất khó khăn,, đặc biệt tìm hiểu xem bản chất của dòng tiền có thực sự đi vào hoạt động kinh doanh hay không lại càng khó nữa. Nhiều doanh nghiệp muốn vay vốn nhưng rất ngại tiết lô thông tin tài chính. Ai cũng hiểu tiền không tự sinh ra và không tự mất đi, nó chuyển từ dạng này sang dang khác. Vậy nó đi đâu ? hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt tại các ngân hàng...nhưng thứ này có thể kiểm tra thực tế được. Và tiếp theo ta tìm hiểu nó có từ đâu ? Nợ và vốn chủ sở hữu. Nói chung, ta nên cố gắng hình dung tổng tài sản và nguốn vốn của doanh nghiệp để có cái nhìn khái quát về dòng tiền doanh nghiệp
  • 9 months later...
Khiếp! đọc xong thấy kinh người, thật giả lẫn lộn, đúng là nghề lắm rủi ro, thảo nào nợ xấu ở NH hiện nay tăng theo cấp số nhân.....X_X
  • 6 months later...
Nếu khách hàng chịu cung cấp sổ riêng thì tốt, tuy nhiên mình chỉ lưu ý là cái đó chỉ để cho cán bộ tín dụng chắc tâm hơn khi cho vay thôi (biết thực tế KH ntn). Còn tất cả "án tại hồ sơ", vẫn phải căn cứ trên BCTC, hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
  • 1 month later...
Tóm lại tốt nhất cứ có BCTC + HĐ CT hợp lý + sao kê TKTT + thông tin đánh giá chung mà bạn biết được về KH mà lam căn cứ XĐ cho vay thôi Làm NH là phải biết QL rủi ro chứ cố gắng làm rủi ro = 0 thì làm NH làm gì nữa!
  • 2 years later...
hic, không theo dõi kịp
[quote name='miumiu']Mình chia sẻ thêm 1 cách, do ngày trước mình đã từng làm cho 1 cty CP nhỏ, các bạn yêu cầu khách hàng cung cấp sổ "nam tào" về bán hàng và sổ "bắc đẩu" về công nợ, hoặc đơn giản là [B]sổ chi tiết giao dịch hàng ngày[/B], thường các doanh nghiệp nhỏ (TNHH hoặc CP) dù có phần mềm kế toán hay không đều có 1 sổ hoặc hệ thống sổ chi tiết tối mật. Bật mí tý nhé, thường các Giám đốc ko biết hoặc ko có thời gian để xem hạch toán thế nào đâu, mà họ quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn, lợi nhuận của từng phi vụ/giao dịch và lợi nhuận hàng tháng... còn BCTC chỉ là để nộp cơ quan thuế thôi, và họ điều chỉnh được hết. Chính vì các GĐ ko có nhiều thời gian hoặc ko biết nên họ quan tâm đến cái sổ chi tiết giao dịch hàng ngày kia. Kết hợp xem hệ thống sổ này với một số tính toán nhanh có thể cho biết khá chính xác tình hình hoạt động của DN.[/QUOTE] nhiều thằng khó đâu có xin được đâu bac ")))
  • 5 months later...
Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì các bạn yêu cầu báo cáo thuế. Trường hợp báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín thì rất hiếm. Được kiểm toán là 1 chuyện, kết luận của kiểm toán viên như thế nào lại là chuyện khác. Trước đây có lần tôi đã gặp trường hợp báo cáo được kiểm toán nhưng chẳng có giá trị gì hết. Kiểm toán họ làm vì được doanh nghiệp đó mời, nên phần nào rõ ràng, có chứng từ đầy đủ thì họ kết luận. Còn phần nào không cung cấp đủ chứng từ hoặc doanh nghiệp đó cố tình muốn giấu thì họ không kết luận mà chỉ ghi chú là không có đủ căn cứ để kết luận do thiếu hồ sơ chứng từ ..v..v. Các bạn nghĩ báo cáo do doanh nghiệp tự chế nên không đáng tin cậy, phải tới doanh nghiệp kiểm tra hóa đơn chứng từ ..v..v.. thì tôi nói thật chả ai làm thế đâu, và chả ai cho các bạn tới công ty họ lục lọi hồ sơ chứng từ. Các bạn đòi kiểm tra sao kê tài khoản của khách hàng tại các ngân hàng khác thì càng vô ích. Các bạn không được đòi hỏi khách hàng cung cấp những thông tin như vậy, nếu không muốn bị sếp chửi te tua. Các bạn chỉ có thể yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng nơi bạn làm việc và chuyển toàn bộ doanh thu từ các hoạt động kinh doanh được tài trợ vốn theo các khế ước nhận nợ và hợp đồng tín dụng đã ký. Khách hàng là doanh nghiệp nhỏ thì họ chỉ có quan hệ với 1,2 ngân hàng. Chứ các doanh nghiệp lớn thì họ quan hệ với nhiều ngân hàng, mỗi ngân hàng tài trợ vốn cho 1 hoặc 1 số nhu cầu của họ. Các ngân hàng tìm mọi cách để giữ chân hoặc thiết lập quan hệ với những khách hàng như thế. Đòi hỏi khách hàng những điều không phù hợp có thể sẽ là dấu chấm hết cho công việc của các bạn. Chúng ta không cần biết 100% thông tin của họ, Để cảm nhận thật giả, đúng sai, hợp lý hay không thì cần phải trải qua thực tế, phải làm nhiều mới biết.
  • 1 month later...
Sao kê trong 3 tháng gần nhất không phản ảnh dòng tiền của Dn, còn sao kê nguyên năm mà ngồi xem thfi hết sức là trâu bò ^.^ Chưa kể tình trạng DN có nhiều TKTT tại nhiều NH khác nhau! thực tế DN SME của chúng ta như 1 mớ bòng bông
Báo cáo thuế là báo cáo có thể tin tưởng nhất. Vì doanh nghiệp phần lớn đều muốn tăng chi phí giảm Ebit để giảm thuế thu nhập DN. Khi vay ngân hàng thì họ lại muốn làm điều ngược lại, giảm bớt chi phí để tăng lợi nhuận. Còn doanh thu trong báo cáo thuế thì có thể yên tâm vì đã có hóa đơn VAT làm căn cứ để cơ quan thuế xác minh. Các DN hoạt động dưới luật doanh nghiệp và nhiều bộ luật khác nên nếu họ không phải cô ty lưa thì họ không dám làm bậy đến mức như các bạn lo lắng đâu. Còn nếu họ có ý định lừa đảo thì qua kiểm tra hoạt động kinh doanh, cơ cấu nhân sự của họ là các bạn biết ngay. Chẳng DN lừa đảo nào đầu tư lớn vào tài sản cố định như dây chuyền máy móc và chất lượng cán bộ nhân viên đâu. Thực tế các DNVN không được minh bạch như các DNNN nhưng không có nghĩa họ muốn làm gì thì làm. Các bạn là CVKHDN thì các bạn phải hiểu rõ các văn bản luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và các văn bản pháp quy, các luật liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Các bạn càng nắm vững luật và vận dụng tốt thì càng giảm bớt rủi ro cho mình và ngân hàng. Không nên chạy theo chỉ tiêu bằng mọi giá vì khi không thu hồi được nợ thì việc phát triển kinh doanh trở thành vô nghĩa. Chưa nói đến lãi thu được không thấm gì so với việc bị trích dự phòng rủi ro. Quan trọng là ý thức trả nợ của khách hàng, năng lực tài chính và hiệu quả của phương án kinh doanh thực sự của họ. Nguồn thu để trả nợ đến từ chính hiệu quả của phương án kinh doanh đó chứ không doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng nào vay tiền để rồi móc tiền vốn ra để trả. Kể cả việc họ vay tiền mua sắm tài sản cố định như bất động sản cũng vậy, việc mua tài sản đó phải có mục đích. Việc chúng ta định kỳ hạn nợ phải căn cứ trên phương án của họ. Làm DN không tránh được hoàn toàn rủi ro, nhưng đừng để rủi ro đó là rủi ro mang tính chủ quan.
Cám ơn HungViet về topic. Nhưng mình thắc mắc bạn làm sao để yêu cầu khách hàng cung cấp sao kê TKTT của họ tại các ngân hàng khác vì điều này rõ ràng là không có văn bản nào quy định chúng ta được yêu cầu. Hơn nữa việc đó cũng chẳng giúp ích được gì vì nó chỉ cho thấy các hoạt động thu chi giữa khách hàng và các đối tác cũng là doanh nghiệp. Vậy với các doanh nghiệp bán lẻ và các doanh nghiệp thu mua nông sản, thủy sản chế biến thì bạn lấy căn cứ nào để xác định dòng tiền? Để xác định dòng tiền thực tế của khách hàng chỉ có thể dựa vào hóa đơn vat, hóa đơn bán lẻ và bảng kê thu mua hàng hóa. Thay vì ngồi kiểm kê hóa đơn 1 cách vô nghĩa thì chúng ta hãy để cơ quan thuế làm việc đó bằng cách yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo thuế 3 năm gần nhất hoặc nhiều nhất có thể trong trường hợp DN chưa thành lập đủ 3 năm. Tôi thấy nhiều bạn thắc mắc, lo làm sao xác minh được số liệu khách hàng cung cấp, rồi có tư tưởng sai lầm là số liệu họ muốn chế sao cũng được. Việc đó phụ thuộc vào năng lực và ý chí của các bạn thôi. Khi bạn để họ làm bậy thì đừng trách họ mà phải trách mình trước. Yêu cầu là khách hàng phải cung cấp báo cáo có kiểm toán hoặc báo cáo thuế 3 năm gần nhất, vậy tại sao các bạn lại chấp nhận báo cáo tài chính nội bộ chưa qua kiểm toán hoặc cơ quan thuế rồi than thở? Doanh nghiệp nào cũng phải quyết toán thuế hàng năm nên đừng nói họ không có. Rồi dựa vào số liệu đó bạn có thể dự báo tài chính doanh nghiệp trong các kỳ sau và so sánh với số liệu khách hàng cung cấp các kỳ đó xem có hợp lý không. Nếu chênh lệch nhiều thì phải tìm nguyên nhân của sự chênh lêch đó. Ngoài ra dựa vào xu hướng phát triển và kế hoạch kinh doanh của khách hàng, so sánh với sự tăng giảm giá trị các tài khoản tương ứng trên bảng cân đối kế toán, chúng ta có thể biết được số liệu ấy có hợp lý hay không. Việc phân tích và dự báo phải có 1 cột mốc đáng tin cậy, nên thu thập được nhiều báo cáo thuế nhất có thể. Tỷ lệ tăng trưởng các chỉ tiêu cũng nằm trong giới hạn , không thể có chuyện tăng giảm đột biến nếu không có nguyên nhân bất thường.

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...