Khốn khổ vì bị nợ lương

phuong1290

Super Moderator
Super Mod
Nhiều doanh nghiệp vin vào lý do gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh để không trả lương cho người lao động. Đây là hành vi vi phạm pháp luật lao động

“Công ty có nợ lương người lao động (NLĐ). Một phần nguyên nhân là do họ chưa hoàn thành công việc. Trong thời gian tới, công ty sẽ thanh toán tiền lương, đồng thời NLĐ có trách nhiệm hoàn tất công việc đã làm”. Đây là trả lời của ông Phan Chí Trung, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (PVC-SG, quận 3 - TPHCM), trước việc công ty này “giam” lương của nhiều NLĐ đã nghỉ việc.

[TABLE="width: 410, align: center"]
[TR]
[TD]Anh Nguyễn Mạnh Thuần trình bày việc không được công ty trả lương[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Cam kết nhưng không trả

Anh Nguyễn Mạnh Thuần vào làm việc tại PVC-SG (thuộc Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) từ năm 2010, với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Thời gian đầu, anh Thuần được công ty trả lương đầy đủ nhưng kể từ tháng 3 đến tháng 6-2012 thì mọi việc bắt đầu trục trặc. Vì lý do này, anh Thuần xin nghỉ việc và nhiều lần đến công ty đề nghị thanh toán 23 triệu đồng tiền lương của 3 tháng làm việc nhưng không được giải quyết. “Việc lãnh đạo công ty nói NLĐ phải có trách nhiệm hoàn tất công việc đã làm mới được thanh toán tiền lương thì khác nào o ép, làm khó khi tôi đã xin nghỉ việc đúng quy định?” - anh Thuần bức xúc.

Không riêng anh Thuần mà nhiều NLĐ khác cũng bị PVC-SG nợ lương. Trước bức xúc của NLĐ, PVC-SG đã tổ chức hội nghị NLĐ bất thường để xác nhận nợ lương của từng người và cam kết thanh toán trong vòng 90 ngày kể từ ngày 1-7-2012. Thế nhưng đến nay, anh Thuần và nhiều người khác vẫn chưa được nhận lương. “Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng công ty nhưng không thể làm không công vì còn phải trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, lo cho gia đình, nhất là thời điểm Tết đang cận kề. Do vậy, công ty phải thanh toán đầy đủ tiền lương cho chúng tôi” - anh Thuần nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Chí Trung cũng không nói chính xác thời điểm nào sẽ thanh toán dứt điểm tiền lương cho NLĐ.

Né tránh, bỏ trốn

Hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp do làm ăn khó khăn, nợ lương kéo dài đã tìm đủ lý do để không giải quyết quyền lợi cho NLĐ. Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ An Ninh Toàn Cầu, quận Bình Thạnh - TPHCM nợ lương của 9 nhân viên bảo vệ với số tiền gần 40 triệu đồng. Anh Giang Hoàng Nam cho biết dù rất nhiều lần yêu cầu giải quyết nhưng lãnh đạo công ty né tránh trách nhiệm. Tại Công ty TNHH Áo cưới Ánh Linh (quận 10 - TPHCM), anh Vòng Chánh Sinh bị doanh nghiệp này nợ lương 31,9 triệu đồng. Sinh đã năm lần, bảy lượt đòi thanh toán nhưng lấy lý do gặp khó khăn, công ty chỉ trả cho anh một phần lương với mức tương ứng 2 triệu đồng/tháng.

Mới đây, nhiều công nhân (CN) làm việc tại cơ sở P.K (quận Thủ Đức - TPHCM) đã cầu cứu đến các cơ quan chức năng vì “sau một đêm ngủ dậy, cơ sở sản xuất cùng ông chủ biến mất”. Là cơ sở chuyên may gia công quần áo cho các chợ đầu mối với khoảng 20 CN, từ tháng 10-2012, chủ P.K là ông Diệp Phát thông báo rằng do tình hình khó khăn nên các chủ hàng còn nợ cơ sở một số tiền lớn. Vì lý do này mà ông Phát không thể thanh toán đầy đủ tiền lương cho CN, chỉ có thể tạm ứng mỗi tháng 800.000 đồng và năn nỉ họ “ráng làm để chủ hàng này không trả tiền thì còn chủ hàng khác”.

Tin lời ông chủ và cũng không còn cách nào khác hơn, CN đành ra sức làm việc. Cho đến ngày 14-1-2013, khi họ đến cơ sở làm việc thì thấy cửa đóng im lìm. Nhiều người chung quanh cho biết tối hôm trước, họ thấy ông chủ có tới, xe ba gác vô ra đến khuya nhưng không rõ để làm gì!

[TABLE="class: grid, width: 502, align: center"]
[TR]
[TD]Tết này không dám về nhà

Chị Nguyễn Thị Thu Lan, CN cơ sở P.K, vừa khóc vừa kể: “Tôi thiếu tiền nhà 3 tháng, tiền mua chịu gạo và các thứ khác tổng cộng gần 5 triệu đồng. Hôm trước, chủ nhà đã giữ giấy tờ xe của tôi, bảo phải về quê xoay xở lên trả tiền nhà rồi lấy lại. Tôi biết kiếm đâu ra tiền vì mẹ ở quê già yếu, trước nay tôi phải nuôi. Giờ tôi không biết phải làm sao, Tết này có khi không dám về nhà”.[/TD]
[/TR]
[/TABLE]

Trường Hoàng
Lao động

 
Quả thật khi gặp những công ty chây lỳ trả lương, BHXH, BXYT thì người lao động toàn chịu phần thiệt thôi, cơ quan chức năng chỉ có thể hỗ trợ phần rất nhỏ. Bản chất vấn đề là công ty, doanh nghiệp đã hết tiền rồi nên cho dù có đòi thì cũng khó được gì.
 
Quyền lợi người lao động chân chính nên được pháp luật bảo vệ tốt hơn, cần có những chế tài đưa vào khung hình sự đối với những chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật hay "bóc lột" sức lao động của người làm thuê mà không có nghĩa vụ chi trả đầy đủ theo cam kết.
 
Back
Bên trên