Khác nhau của "Cho vay theo hạn mức TD" và "cho vay theo hạn mức TD dự phòng"???

superkungfu

Verified Banker
Chào tất cả mọi người!
Hiện tại mình đang có một cái thắc mắc giữa hai cái khái niệm này.
Về cho vay theo HMTD thì mình đã hiểu rõ nhưng còn cái cho vay theo HMTD dự phòng thì chưa hiểu rõ lắm và mình chưa phân biệt được hai loại này khác nhau ở điểm nào?
Không biết ở đây có bạn nào đã đi làm gặp trường hợp này chưa. Nếu có thể thì mong được sự chia sẻ của các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
 
Theo mình:
Hạn mức tín dụng dự phòng là khoản hạn mức tín dụng mà Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định (ngoài hạn mức tín dụng đã được ký ban đầu giữa Ngân hàng và khách hàng).
Như vậy có thể hiểu nếu như hạn mức tín dụng thông thường sẽ được dựa trên những tài sản thế chấp và những phương án cụ thể đã được phê duyệt của ngân hàng, thì hạn mức tín dụng dự phòng theo kiểu như một hạn mức tín dụng khung. Mình xin đưa VD như thế này
Khách hàng đang có 2 hạn mức tại 2 ngân hàng là A và B.Tuy nhiên, khách hàng đang có ý định là sẽ tất toán toàn bộ dư nợ của bên B để chuyển toàn bộ dư nợ về ngân hàng B, tuy nhiên do hiện tại khách hàng vẫn chưa đủ nguồn để tất toán khoản vay bên B, trong khi hạn mức bên A đang trong quá trình tái cấp hạn mức tín dụng mới thì CVQHKH bên A đề xuất phương án : "Hạn mức tín dụng sẽ dành cho khách hàng là 4 tỷ, tuy nhiên sẽ tăng 8 tỷ nếu như khách hàng tất toán khoản vay bên B và chuyển tài sản đảm bảo sang bên A trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng ".
Như vậy có thể thấy rằng hạn mức tín dụng bên A sẽ cấp hiện tại cho khách hàng là 4 tỷ, và sẽ dự phòng thêm 4 tỷ nếu như khách hàng đưa thêm tài sản đảm bảo vào
 
Theo mình:
Hạn mức tín dụng dự phòng là khoản hạn mức tín dụng mà Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định (ngoài hạn mức tín dụng đã được ký ban đầu giữa Ngân hàng và khách hàng).
Như vậy có thể hiểu nếu như hạn mức tín dụng thông thường sẽ được dựa trên những tài sản thế chấp và những phương án cụ thể đã được phê duyệt của ngân hàng, thì hạn mức tín dụng dự phòng theo kiểu như một hạn mức tín dụng khung. Mình xin đưa VD như thế này
Khách hàng đang có 2 hạn mức tại 2 ngân hàng là A và B.Tuy nhiên, khách hàng đang có ý định là sẽ tất toán toàn bộ dư nợ của bên B để chuyển toàn bộ dư nợ về ngân hàng B, tuy nhiên do hiện tại khách hàng vẫn chưa đủ nguồn để tất toán khoản vay bên B, trong khi hạn mức bên A đang trong quá trình tái cấp hạn mức tín dụng mới thì CVQHKH bên A đề xuất phương án : "Hạn mức tín dụng sẽ dành cho khách hàng là 4 tỷ, tuy nhiên sẽ tăng 8 tỷ nếu như khách hàng tất toán khoản vay bên B và chuyển tài sản đảm bảo sang bên A trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng ".
Như vậy có thể thấy rằng hạn mức tín dụng bên A sẽ cấp hiện tại cho khách hàng là 4 tỷ, và sẽ dự phòng thêm 4 tỷ nếu như khách hàng đưa thêm tài sản đảm bảo vào

mình bổ sung thêm là: phần hạn mức dự phòng theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng sẽ bị tính phí; khoản phí này sẽ được khách hàng thanh toán kể cả khi không sử dụng đến hạn mức dự phòng nữa; cũng giống như 1 quán cafe thuê cái màn chiếu phòng khi đông khách xem EURO chẳng hạn; nhưng đen đủi thay quán vắng khách, màn chiếu ko dùng đến nhưng...vẫn mất tiền thuê :D
 
mình bổ sung thêm là: phần hạn mức dự phòng theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng sẽ bị tính phí; khoản phí này sẽ được khách hàng thanh toán kể cả khi không sử dụng đến hạn mức dự phòng nữa; cũng giống như 1 quán cafe thuê cái màn chiếu phòng khi đông khách xem EURO chẳng hạn; nhưng đen đủi thay quán vắng khách, màn chiếu ko dùng đến nhưng...vẫn mất tiền thuê :D

Cho mình hỏi chút là phí ở đây có nhiều ko bạn, thông thường thì khoảng bao nhiêu, tính như thế nào? :-?
 
Cho mình hỏi chút là phí ở đây có nhiều ko bạn, thông thường thì khoảng bao nhiêu, tính như thế nào? :-?

Khoản phí này thường không nhiều, nó phụ thuộc vào sự thỏa thuận của ngân hàng và khách hàng và tính trên % cho phần hạn mức dự phòng mà ngân hàng cấp cho khách hàng đấy bạn. :)
 
Thầy mình có hướng dẫn là HMTD dự phòng không phải là cho vay thêm mà chỉ cam kết chắc chắn cho vay trong HMTD đã
thỏa thuận vì đôi khi ngân hàng thiếu vốn sẽ ko giải quyết nhu cầu theo HMTD đầu cho KH được vì vậy nếu có cam kết
HMTD dự phòng thì ngân hàng sẽ chắc chắn cam kết cho vay đúng theo HMTD ban đầu. mình đang bấn loạn chổ này???
 
đúng chủ đề mình đang cần quan tâm. Mình đang phải trả lời câu hỏi: Đặc trưng của HMTD dự phòng so với HMTD thông thường là gì?
Có cao nhân nào giải thích cụ thể hơn được không ạ :(
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,224
Thành viên mới nhất
A Cursive Memor
Back
Bên trên