Hỏi về trạng thái ngoại tệ âm và dương

Bùi Hồng Linh

Thành viên
Các sư phụ chỉ giáo giúp e câu hỏi này với,
Tại sao ngân hàng nhà nước Việt Nam yêu cầu các NHTM phải tính riêng rẽ trạng thái ngoại tệ dương và trạng thái ngoại tệ âm?
Em xin cảm ơn rất nhiều ạ :)
 
Mình không hiểu ý bạn lắm. Ngân hàng không chỉ có 1 loại ngoại tệ, mỗi loại ngoại tệ có 1 trạng thái riêng có thể âm, có thể dương.
 
Theo mình SBV làm thế để quản lý chặt chẽ việc các bank mua - bán ngoại tệ, đảm bảo thị trường hoạt động ở mức vừa phải, tạo tính ổn định.

SBV quy định bank ko được để trạng thái dương quá 20% vốn tự có, ko được để trạng thái âm quá 20% vốn tự có (theo thông tư 07/2012)

Nếu lấy trạng thái ngoại tệ dương - trạng thái ngoại tệ âm để tính ra 1 trạng thái ngoại tệ chung trong ngày và quy định trạng thái đó ko được vượt quá 20% vốn tự có của bank thì: có thể xảy ra trường hợp: bank mua vào rất nhiều trong ngày, đợi tới gần cuối ngày lại bán ra rất nhiều (hoặc ngược lại) tuy tổng trạng thái vẫn duy trì ở mức <20%, nhưng lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường lại có thể bị đẩy lên rất cao =>> gây bất ổn thị trường.

(80 - 60 và 30 -10 đều = 20, nhưng việc bán ra 80 triệu $ sau đó mua vào 60 triệu $ sẽ đẩy doanh số giao dịch của thị trường lên cao và gây ra biến động lớn hơn hẳn việc bán ra có 30 triệu $ sau đó mua vào 10 triệu $)

VN hiện chưa mở cửa với thị trường FX, các cty forex hiện nay đều đang hoạt động mà ko có quy định cụ thể cho lĩnh vực này, bank thì ko thể ko có bộ phận FX, nên SBV phải đưa ra thông tư quy định như vậy nhằm vẫn cho bank buôn FX nhưng ở 1 mức độ vừa vừa phải phải thôi :)
 
Theo mình SBV làm thế để quản lý chặt chẽ việc các bank mua - bán ngoại tệ, đảm bảo thị trường hoạt động ở mức vừa phải, tạo tính ổn định.

SBV quy định bank ko được để trạng thái dương quá 20% vốn tự có, ko được để trạng thái âm quá 20% vốn tự có (theo thông tư 07/2012)

Nếu lấy trạng thái ngoại tệ dương - trạng thái ngoại tệ âm để tính ra 1 trạng thái ngoại tệ chung trong ngày và quy định trạng thái đó ko được vượt quá 20% vốn tự có của bank thì: có thể xảy ra trường hợp: bank mua vào rất nhiều trong ngày, đợi tới gần cuối ngày lại bán ra rất nhiều (hoặc ngược lại) tuy tổng trạng thái vẫn duy trì ở mức <20%, nhưng lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường lại có thể bị đẩy lên rất cao =>> gây bất ổn thị trường.

(80 - 60 và 30 -10 đều = 20, nhưng việc bán ra 80 triệu $ sau đó mua vào 60 triệu $ sẽ đẩy doanh số giao dịch của thị trường lên cao và gây ra biến động lớn hơn hẳn việc bán ra có 30 triệu $ sau đó mua vào 10 triệu $)

VN hiện chưa mở cửa với thị trường FX, các cty forex hiện nay đều đang hoạt động mà ko có quy định cụ thể cho lĩnh vực này, bank thì ko thể ko có bộ phận FX, nên SBV phải đưa ra thông tư quy định như vậy nhằm vẫn cho bank buôn FX nhưng ở 1 mức độ vừa vừa phải phải thôi :)

Bạn đọc TT 07/2012 là đúng rồi, nhưng hình như hiểu ý chưa được chuẩn lắm. Mỗi ngoại tệ chỉ có 1 trạng thái là âm/dương và được tính trên cơ sở số dư các tài khoản liên quan. Giới hạn thì tính cho tổng trạng thái ngoại tệ (tức là các đồng ngoại tệ được quy ra VND và cộng tổng lại) rồi so sánh với VTC.
Theo mình hiểu ý bạn thắc mắc ở trên là tại sao lại quy định cả trạng thái âm và trạng thái dương?Không phải trạng thái dương luôn luôn là tốt mà tùy vào tình hình thị trường. Chẳng hạn khi TTNT dương, nếu tỷ giá tăng (tức ngoại tệ lên giá, VND giảm giá) thì NH có lãi, nhưng khi tỷ giá giảm, việc duy trì trạng thái dương lại làm phát sinh lỗ. Trạng thái âm thì ngược lại. Vậy có thể hiểu một cách đơn giản là nếu NH để trạng thái âm/hay dương lớn quá đều không tốt, đều bị rủi ro tỷ giá (đều có nguy cơ lỗ). NHNN quy định như vậy để tránh rủi ro tỷ giá cho NH, gây ảnh hưởng đến hệ thống.
 
Quy định trạng thái ngoại tệ là để hạn chế đầu cơ tại các TCTD, qua đó đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hang cũng như cả hệ thống.
Việc quy định chia trạng thái âm và dương riêng rẽ cũng là để tránh rủi ro do nếu quy định trạng thái ngoại tệ ròng sẽ dẫn đến trường hợp trạng thái ròng = 0 nhưng TCTD có thể dương 30% USD và âm 30% EUR, Tuy nhiên USD và EUR ko biến động cùng chiều do vậy có thể rơi vào tình trạng USD giảm trong khi EUR lại tăng => TCTD vẫn hi sinh.
 
BÍ QUYẾT KIẾM TIỀN VỚI RŨI RO GẦN = 0

Có thể các bạn nghĩ mình đang nói đùa, đang spam cho vui, nhưng thưa là không, đó là sự thật, không cần kinh nghiệm, Chỉ cần nắm vững vài kỹ thuật đặc biệt trade Gold là có thể kiếm lợi nhuận từ 10 - 45%/tháng
Tuy nhiên, mình không chia sẻ công khai mà chỉ chia sẻ với người có tâm, có nhu cầu thật sự và muốn kiếm tiền một cách chân chính
các bạn có thể tham khảo sơ qua tài khoản của mình: http://www.myfxbook.com/members/taichinhvang_net/tcv-s2/458741
Tỷ suất ln đạt 420%/9 tháng, quan trọng là với vài kỹ thuật trading đặc biệt của mình, rũi ro được kiểm soát gần = 0
CHIA SẺ ĐỂ WIN - WIN
LH riêng với mình qua M: 0989.489.010 - W: http://taichinhvang.net
 
Bạn đọc TT 07/2012 là đúng rồi, nhưng hình như hiểu ý chưa được chuẩn lắm. Mỗi ngoại tệ chỉ có 1 trạng thái là âm/dương và được tính trên cơ sở số dư các tài khoản liên quan. Giới hạn thì tính cho tổng trạng thái ngoại tệ (tức là các đồng ngoại tệ được quy ra VND và cộng tổng lại) rồi so sánh với VTC.
Theo mình hiểu ý bạn thắc mắc ở trên là tại sao lại quy định cả trạng thái âm và trạng thái dương?Không phải trạng thái dương luôn luôn là tốt mà tùy vào tình hình thị trường. Chẳng hạn khi TTNT dương, nếu tỷ giá tăng (tức ngoại tệ lên giá, VND giảm giá) thì NH có lãi, nhưng khi tỷ giá giảm, việc duy trì trạng thái dương lại làm phát sinh lỗ. Trạng thái âm thì ngược lại. Vậy có thể hiểu một cách đơn giản là nếu NH để trạng thái âm/hay dương lớn quá đều không tốt, đều bị rủi ro tỷ giá (đều có nguy cơ lỗ). NHNN quy định như vậy để tránh rủi ro tỷ giá cho NH, gây ảnh hưởng đến hệ thống.
Dạ, đúng là em bị nhầm.
Cảm ơn chị đã sửa cho em :D
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,229
Thành viên mới nhất
dkdagasv388
Back
Bên trên