Hỏi về rủi ro trong 1 trường hợp phát hành L/C cụ thể?

Hoang Trung

Thành viên mới
Chào cả nhà.

Mình sắp tới thực hiện phát hành 1 L/C cho khách hàng, cụ thể như sau:
Khách hàng nhập thiết bị y tế từ Ấn Độ, bán cho 1 bệnh viện tại Hà Nội. Khách hàng ép được bên đối tác Ấn Độ giao hàng, đến khi nào bàn giao cho bệnh viện có biên bản nghiệm thu mới chấp nhận thanh toán. Bên Ấn Độ đồng ý, tuy nhiên đối tác yêu cầu mở L/C trả chậm (trả chậm kể từ ngày Shipment date, thời hạn trả chậm sao cho phù hợp với kỳ hạn phải thanh toán)
Vấn đề là với L/C thông thường, khi bộ chứng từ về ngân hàng, trong vòng 5 ngày làm việc ngân hàng phải kiểm tra bộ chứng từ và đưa ra chấp nhận hay từ chối thanh toán bất kể là L/C at sight hay trả chậm. Như thế sẽ không đáp ứng yêu cầu của khách hàng là chỉ chấp nhận thanh toán khi có biên bản nghiệm thu của Bệnh viện.
Mình đang định phát hành L/C theo phương án sau:
- L/C trả chậm không hủy ngang, bộ chứng từ yêu cầu bao gồm cả biên bản nghiệm thu của bệnh viện
- Trường consignee trên B/L thể hiện là Khách hàng thay vì “Made out to order of ...BANK” như thông lệ. Khi hàng về, bên Ấn Độ gửi trực tiệp cho Khách hàng 1 B/L gốc để khách hàng nhận hàng
- Sau khi nhận hàng, Khách hàng và chuyên gia của bên Ấn Độ lắp đặt hệ thống cho Bệnh viện
- Bệnh viện ký biên bản nghiệm thu
- Khách hàng gửi biên bản nghiệm thu cho bên Ấn Độ
- Người hưởng lợi (Bên Ấn Độ hoặc ngân hàng được ủy quyền) hoàn thiện bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng, ngân check và chấp nhận thanh toán, vào ngày đáo hạn thanh toán cho bên Ấn Độ

Các điều khoản khác giống như L/C thông thường. Mở L/C như thế sẽ làm mất quyền kiểm soát hàng hóa của Ngân hàng nhưng do khách hàng khá uy tín nên mình mới dự định như thế. Mình muốn nhờ cả nh tư vấn mở L/C như thế này có phát sinh những rủi ro gì cho cả 3 bên (vì case này mình cũng mới va lần đầu). Cảm ơn!
 
Trường hợp này Appl và bệnh viện nắm đằng chuôi rồi, chỉ sợ đối tác Ấn Độ không đồng ý thôi vì nếu Bviện không ký biên bản nghiệm thu để Appl chuyển lại cho BEN (Ấn Độ) chứng từ đó thì bộ chứng từ kiểu gì cũng có sai sót không xuất trình biên bản nghiệm thu => quá bất lợi cho BEN. Chú ý thêm 1 vấn đề nữa là khi BEN đã có biên bản nghiệm thu rồi nhưng đã quá thời gian đáo hạn, vd quá thời hạn 90 days after shipment date. Khi đó BEN xuất trình bộ chứng từ phù hợp tới NH phát hành thì đó xem như là trả ngay luôn.
 
Đúng thế, trường hợp này rất có lợi cho khách hàng, bất lợi nhiều cho bên Ấn Độ và phần nào là cả ngân hàng phát hành nữa. Ngân hàng bị mất quyền kiểm soát hàng hóa - Không biết khách hàng lấy hàng khi nào vì bộ chứng từ về thẳng tay khách hàng mà ko cần ký hậu (ngân hàng mình yêu cầu khách hàng phải ký quỹ or nhận nợ đảm bảo 100% giá trị lô hàng khi ký hậu). Nếu khách hàng móc ngoặc với bên Ấn Độ, lừa ngân hàng thì khi bộ chứng từ phù hợp về ngân hàng phải thanh toán trong khi hàng đã mất mà chưa có ràng buộc gì với khách hàng. Bạn hoavankot có tư vấn thêm gì giúp mình hem :D

Trong trường hợp mình muốn biên bản nghiệm thu trong bộ chứng từ xuất trình chỉ là bản photo màu (để giảm thời gian chứng từ về) thì rủi ro có cao không?

Thanks./.
 
Quá trình thanh toán L/c là một quá trình phải được làm theo thông lệ quốc tế, ngân hàng phát hành phải kiểm soát được bộ chứng từ mới thanh toán. Như bạn nói khách hàng của bạn uy tín nhưng uy tín của ngân hàng phát hành với ngân hàng xuất khẩu cón quan trọng hơn nhiều, lỡ thằng nhập khẩu lấy hàng rồi ko trả tiền cho ngân hàng phát hành thì sao, trong khi bộ chứng từ đầy đủ thì ngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán cho bên kia. Mình có 1 ý kiến rất hay thế này vì trước mình có làm cái nj rồi: bạn yêu cầu thằng nhập khẩu đàm phán với thằng xuất khẩu để nói thằng xuất khẩu mở một cái bảo lãnh bảo hành lô hàng tại một ngân hàng o nước xuất, sau đó trong list document xuất trình qua ngân hàng phát hành thi sẽ kèm them chứng thư bảo lãnh bảo hành này, rủi ro cho các bên sẽ đuoc đảm bảo nhất.
 
Quá trình thanh toán L/c là một quá trình phải được làm theo thông lệ quốc tế, ngân hàng phát hành phải kiểm soát được bộ chứng từ mới thanh toán. Như bạn nói khách hàng của bạn uy tín nhưng uy tín của ngân hàng phát hành với ngân hàng xuất khẩu cón quan trọng hơn nhiều, lỡ thằng nhập khẩu lấy hàng rồi ko trả tiền cho ngân hàng phát hành thì sao, trong khi bộ chứng từ đầy đủ thì ngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán cho bên kia. Mình có 1 ý kiến rất hay thế này vì trước mình có làm cái nj rồi: bạn yêu cầu thằng nhập khẩu đàm phán với thằng xuất khẩu để nói thằng xuất khẩu mở một cái bảo lãnh bảo hành lô hàng tại một ngân hàng o nước xuất, sau đó trong list document xuất trình qua ngân hàng phát hành thi sẽ kèm them chứng thư bảo lãnh bảo hành này, rủi ro cho các bên sẽ đuoc đảm bảo nhất.
Cảm ơn b, nhưng mình sợ phướng pháp này mình sợ bên xuất khẩu không đồng ý vì họ đã chịu nhiều bất lợi trong thương vụ này, bâyh` lại phải chịu thêm thủ tục, chi phí bảo lãnh hàng hóa,... :(
Về vấn đề bên nhập khẩu lấy hàng rồi ko trả tiền mình có thể yêu cầu khách hàng gửi giấy nhận nợ ngay khi mở L/C --> cam kết nhận nợ luôn, muốn nhận hàng lúc nào thì nhận @@
 
Cảm ơn b, nhưng mình sợ phướng pháp này mình sợ bên xuất khẩu không đồng ý vì họ đã chịu nhiều bất lợi trong thương vụ này, bâyh` lại phải chịu thêm thủ tục, chi phí bảo lãnh hàng hóa,... :(
Về vấn đề bên nhập khẩu lấy hàng rồi ko trả tiền mình có thể yêu cầu khách hàng gửi giấy nhận nợ ngay khi mở L/C --> cam kết nhận nợ luôn, muốn nhận hàng lúc nào thì nhận @@
Nếu bạn làm như vậy liệu thằng XK có đồng ý? vì giao hàng + B/L trước cho bên NK, lỡ rủi ro là sau khi nhập khẩu xong bán cho bệnh viện thì lại có 1 số các lỗi như xuất xứ, đóng gói ko đúng quy định, sai thiết kế kỹ thuật,....thì bên bệnh viện ko thanh toán cho bên NK???/ vậy bên NK lấy tiền đâu ra trả cho bên XK???? Chẳng lẽ đi vay Ngân hàng phát hành để trả mặc dù có giấy nhận nợ ký rồi? mà cũng ko có ngân hàng phát hành nào cho thằng NK vay trong trường hợp này nữa!!! Do đó thằng XK nó cũng muốn bộ chứng từ xuất trình qua bank để bank check lại xem có hoàn hảo hay không (vì nếu có sai sót thì còn kịp thời chỉnh sửa). Do đó cách nào của bạn cũng ko đáp ứng được quyền lợi của tất cả các bên. CHỉ có cách như mình nói ở trên là có bảo lãnh bảo hành or chứng chỉ bảo đảm chất lượng sản phẩm của 1 cơ quan quốc tế uy tín mới là tối ưu nhất.
 
Nếu bạn làm như vậy liệu thằng XK có đồng ý? vì giao hàng + B/L trước cho bên NK, lỡ rủi ro là sau khi nhập khẩu xong bán cho bệnh viện thì lại có 1 số các lỗi như xuất xứ, đóng gói ko đúng quy định, sai thiết kế kỹ thuật,....thì bên bệnh viện ko thanh toán cho bên NK???/ vậy bên NK lấy tiền đâu ra trả cho bên XK???? Chẳng lẽ đi vay Ngân hàng phát hành để trả mặc dù có giấy nhận nợ ký rồi? mà cũng ko có ngân hàng phát hành nào cho thằng NK vay trong trường hợp này nữa!!! Do đó thằng XK nó cũng muốn bộ chứng từ xuất trình qua bank để bank check lại xem có hoàn hảo hay không (vì nếu có sai sót thì còn kịp thời chỉnh sửa). Do đó cách nào của bạn cũng ko đáp ứng được quyền lợi của tất cả các bên. CHỉ có cách như mình nói ở trên là có bảo lãnh bảo hành or chứng chỉ bảo đảm chất lượng sản phẩm của 1 cơ quan quốc tế uy tín mới là tối ưu nhất.
Cái này đã đàm phán và bên XK đồng ý rồi mà bạn. Vì mặt hàng này có tính thanh khoản không cao nên nếu bệnh viện không nghiệm thu thì trả lại hàng, Ngân hàng sẽ đưa biên bản nghiệm thu vào trong bộ chứng từ nên nếu không có BBNT thì bộ chứng từ không thể hoàn hảo được, ngân hàng cũng ko có nghĩa vụ thanh toán. Còn giấy nhận nợ ký rồi chỉ là 1 phương pháp giảm thiểu rủi ro của ngân hàng thôi. Khi NH kho có nghĩa vụ thanh toán thì cũng ko ép bên NK phải giải ngân làm gì cả!
 
Dù gì L/C cũng là 1 phương pháp thanh toán thôi, nếu rủi ro xảy ra thì thằng bán chịu hết, đơn giản vậy thôi.
 
Bản thân ngân hàng mình sợ là sẽ không chấp nhận hình thức L/C này vì dễ phát sịnh tranh chấp. Mà một khi tranh chấp sẽ ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng.
Với điều khoản như trên thì người bán đã chịu thiệt hại, nếu bên bán chấp nhận những điều khoản như trên thì mình nghĩ có 2 phương án
1. Chuyển phương thức ức thanh toán thành T/T trả sau hoặc T/T
2. Nếu muốn chắc chắn hơn thì không sử dụng L/C mà dùng Bank Guarantee (mình không nhớ là MT bao nhiêu,hình như là 760), hoặc L/C với các chứng từ gồm Invoice, Hối phiếu và biên bản nghiệm thu thì sẽ trả tiền.
Vậy thôi. Bỏ cả bộ chứng từ shipping document ra khỏi phần Document Required trong L/C
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,230
Thành viên mới nhất
caipiaovn200
Back
Bên trên