Mẫu hối phiếu
A bill of exchange is a written order by the drawer to the drawee to pay money to the payee. The most common type of bill of exchange is the cheque, which is defined as a bill of exchange drawn on a banker and payable on demand. Bills of exchange are used primarily in international trade, and are written orders by one person to his bank to pay the bearer a specific sum on a specific date sometime in the future.
- Luật hối phiếu Anh ban hành năm 1882: "Bill of Exchange Act of 1882" (BEA)
- Luật thương mại thống nhất Mỹ, 1962 "Uniform Commercial Codes of 1962" (UCC)
- Công ước Geneva ký kết giữa các nước 1930, luật thống nhất về hối phiếu "Uniform Law for Bill of Exchange" (ULB).
Việt Nam đang sử dụng áp dụng công ước này.
a)- Khái niệm:
Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do Nhà xuất khẩu, người bán, người cung cấp dịch vụ ký phát để đòi tiền Nhà nhập khẩu, người mua, người nhận cung cấp dịch vụ và yêu cầu những người này phải trả một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định cho Người thụ hưởng có quy định trong hối phiếu, hoặc theo lệnh của người thụ hưởng này trả cho người khác.
b)- Các thành phần có liên quan:
- Người ký phát hối phiếu: Nhà xuất khẩu, người bán, người cung cấp dịch vụ.
- Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu: (Theo thanh toán tín dụng chứng từ là Ngân hàng mở L/C, theo phương thức nhờ thu là Nhà nhập khẩu, người mua, người nhận cung cấp dịch vụ).
- Người hưởng lợi: Nhà xuất khẩu, người bán, người cung cấp dịch vụ (hay một người khác được chỉ định)
c)- Đặc điểm của hối phiếu:
- Tính trừu tượng: Trên tờ hối phiếu có ghi số tiền trả cho ai, thời gian, địa điểm phát sinh hối phiếu mà không ghi rõ nguyên nhân phát sinh hối phiếu, tức nội dung kinh tế của hối phiếu.
- Tính bắt buộc: Người trả tiền bắt buộc phải trả tiền hối phiếu mà không được từ chối vì bất cứ lý do gì. Tính bắt buộc của hối phiếu được pháp luật bảo đảm.
- Tính lưu thông: Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ tay người này sang tay người khác thông qua thủ tục ký hậu hối phiếu trong thời gian hiệu lực của hối phiếu.
d)- Hình thức của hối phiếu:
- Hình mẫu của hối phiếu dài hay ngắn không hề ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hối phiếu được viết tay hay in sẳn theo mẫu đều có giá trị, thông thường người ta sử dụng hối phiếu in sẳn có các khoảng trống để cho người ký phát điền vào những nội dung cần thiết. Tuy nhiên, khi điền vào, ngôn ngữ tạo lập hối phiếu phải bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất với ngôn ngữ đã in sẳn trên mẫu. Thông thường là bằng tiếng Anh.
- Không được viết lên hối phiếu bằng bút chì, mực đỏ hay mực dễ phai.
- Hối phiếu được lập thành 01 hay nhiều bản. Thông thường, người ta lập thành hai bản. Bản thứ nhất có ký hiệu là (1), Bản thứ nhì có ký hiệu là (2). Hai bản này đều có giá trị ngang nhau, nhưng chỉ có một bản có giá trị thanh toán. Đối với những quốc gia có tình hình chính trị bất ổn, hối phiếu có thể được lập thành ba hay bốn bản. Những bản này cũng có giá trị ngang nhau. Tuy nhiên, chỉ có bản đến trước là có giá trị thanh toán và những bản còn lại sẽ mất giá trị hiệu lực thanh toán. Hối phiếu không có bản chính hay bản phụ.
e)- Nội dung hối phiếu(chỉ khi thỏa mãn những cái này thì BE mới có giá trị)
Theo công ước Geneva 1930 (ULB), một hối phiếu được coi là có giá trị khi có đủ 8 nội dung sau:
Tiêu đề hối phiếu: Hối phiếu phải ghi tiêu đề là Bill of Exchange hoặc Drafts.
Địa điểm và ngày ký phát hối phiếu: Thông thường, địa điểm ký phát hối phiếu là nơi ký phát hối phiếu hay một nơi khác vì nơi lập và nơi cư trú của người ký phát hối phiếu có thể khác nhau. Nếu trên hối phiếu không có ghi nơi ký phát hối phiếu thì địa chỉ bên cạnh tên của người ký phát được coi là địa điểm ký phát hối phiếu và nếu trên hối phiếu không ghi địa chỉ của người ký phát hối phiếu thì hối phiếu đó không có giá trị.
Ngày ký phát hối phiếu có ý nghĩa quan trọng. Nó chính là thời điểm xác định việc thành lập hối phiếu, đồng thời cũng là cơ sở xác định kỳ hạn trả tiền của hối phiếu. Nó cũng là cơ sở để xác định thời hạn tối đa để xuất trình bộ chứng từ, đồng thời là cơ sở kiểm tra tính đồng nhất của bộ chứng từ. Thông thường, ngày ký phát hối phiếu là ngày xuất trình Bộ chứng từ cho ngân hàng thanh toán. Trường hợp thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, thì ngày hối phiếu không được trước ngày giao hàng ghi trên vận đơn (B/L), hóa đơn (Invoice) và cũng không thể sau ngày quá hạn của giá trị của thư tín dụng (L/C).
Kỳ hạn trả tiền: Là ngày mà người trả tiền có nhiệm vụ trả tiền. Có hai loại. (thông thường được thể hiện bên cạnh hoặc phía dưới tiêu đề hối phiếu).
+ Trả tiền ngay: Có nghĩa là việc trả tiền được thực hiện ngay khi nhìn thấy hối phiếu, vì vậy trên hối phiếu sẽ thể hiện là: "At sight of this first B/E of Drafts"
+ Trả tiền sau: (Time-Usance BE)Việc thực hiện trả tiền được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
Ví dụ: - Trả sau X ngày khi nhìn thấy hối phiếu: "At X days after sight"
- Trả sau X ngày kể từ ngày ký phát: "At X days after signes"
- Trả sau X ngày kể từ ngày vận đơn: "At X days after bill of lading date"
- Trả trong một ngày cụ thể trong tương lai: "On..(date) of this...firt or second B/E"
Người thụ hưởng: Tên họ, địa chỉ của người thụ hưởng phải được ghi rõ ràng, đầy đủ. Theo luật quản chế ngoại hối ở Việt Nam, người thụ hưởng hối phiếu là các ngân hàng thương mại có chức năng kinh doanh ngoại hối và phải được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép kinh doanh.
Người trả tiền hối phiếu(người bị ký phát): Tên họ người trả tiền phải được ghi rõ ràng, cụ thể và ghi vào sau chữ "To:". Nếu sử dụng phương thức thanh toán Nhờ thu, sau "To:" phải ghi tên nhà nhập khẩu. Còn khi sử dụng phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ thì sau "To:" sẽ ghi tên Ngân hàng mở L/C và đồng thời, cần thể hiện thêm Số L/C, ngày phát hành L/C.
Người ký phát hối phiếu: Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát hối phiếu được ghi bên phải góc dưới của hối phiếu. Chữ ký của người ký phát hối phiếu phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý thể hiện ý chí cam kết của họ nên sẽ do chính tay người lập hối phiếu ký. Yêu cầu phải ký chữ ký thông dụng trong giao dịch.
Địa điểm thanh toán:nếu không có quy định khác thì đó là địa điểm của người bị ký phát
Lệnh thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định
f)- Chấp nhận hối phiếu: Là một hình thức xác nhận việc bảo đảm thanh toán của người trả tiền đối với hối phiếu khi đến hạn thanh toán. Sự chấp nhận hối phiếu được thực hiện bằng cách: Người trả tiền ghi vào mặt trước, góc dưới bên trái của hối phiếu sau dòng "To:" bằng chữ: "Accepted" kế đó là chữ ký của người trả tiền. Trường hợp, mặt trước đã đầy kín chữ, thì việc thủ tục này sẽ thực hiện ở mặt sau hối phiếu.
Chú ý: Tuy nhiên, người trả tiền vẫn có quyền từ chối, không chấp nhận hối phiếu nếu có nguyên do chính đáng, chẳng hạn như hàng hóa thực nhận không đúng với hợp đồng đã ký kết về số lượng, chất lượng, chủng loại, hoặc Bộ chứng từ thanh toán bất hợp lý, không nhất quán, không phù hợp với những điều khoản, điều kiện đã được quy định.
Một hối phiếu có kỳ hạn, nếu đã được ký chấp nhận, sẽ đảm bảo sự tin cậy trong thanh toán và sẽ dễ dàng lưu thông thuận lợi hơn trong việc chuyển nhượng.
g)- Ký hậu hối phiếuEndorsement) - Chỉ dùng đối với những Hối phiếu có kỳ hạn
Đây là thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu từ người thụ hưởng này sang người thụ hưởng khác. Người ký hậu (Endorser) ký chuyển nhượng vào mặt sau của tờ hối phiếu và trao cho Người được chuyển nhượng (Endorsee). Việc ký hậu, thể hiện dưới các hình thức:
Ký hậu để trắng (Blank endorsement): Không chỉ định cụ thể người thụ hưởng kế tiếp là ai, mà chỉ ký tên mà thôi. Với hình thức này, người nào cầm được hối phiếu, coi như là người thụ hưởng tiếp theo.
Ký hậu theo lệnh (To order endorsement): Loại chỉ định một cách suy đoán người thụ hưởng hối phiếu, thường được ghi như sau: "Pay to the order of Mr. A"
Ký hậu hạn chế (Restrictive endorsement): Còn gọi là ký hậu đích danh. Trong hình thức ký hậu này, Người chuyển nhượng nêu rõ đích danh người thụ hưởng tiếp theo và chỉ có người đó mà thôi: "Pay to Mr.A only"
Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement): Loại này, người được chuyển nhượng không được quyền đòi lại tiền của người chuyển nhượng cho mình nếu người trả tiền từ chối trả tiền.
Ký hậu bảo lưu (Conditional endorsement): Loại ký hậu có điều kiện, đòi hỏi người được chuyển nhượng phải thực hiện một số điều kiện do người chuyển nhượng đề ra.
h)- Bảo lãnh hối phiếu: (Guarantee-Aval) - Chỉ dùng đối với những Hối phiếu có kỳ hạn
Đây là sự cam kết của người thứ ba về khả năng thanh toán hối phiếu cho người thụ hưởng khi đến hạn trả tiền. Thông thường người bảo lãnh hối phiếu là các Ngân hàng. Việc bảo lãnh sẽ được thực hiện bằng cách ghi vào chữ "bảo lãnh"(good as aval) và ký tên vào cả mặt trước và sau của tờ hối phiếu.
Tại một số quốc gia, người ta có thể thực hiện việc bảo lãnh bằng một văn bản riêng, gọi là bảo lãnh bí mật.
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, hối phiếu có ghi "theo thư tín dụng số: ...., mở ngày:... bởi ngân hàng mở thư tín dụng là:........", về bản chất, đây cũng là một hình thức bảo lãnh hối phiếu.
i)- Kháng nghị (protest): Khi đến hạn mà người trả tiền không trả tiền, Người thụ hưởng có quyền kháng nghị người này trước pháp luật. Giấy kháng nghị phải do người thụ hưởng lập trong thời gian không quá 24 giờ kể từ ngày đến hạn thanh toán hối phiếu. Trong giấy kháng nghị này ghi rõ nguyên văn nội dung của tờ hối phiếu cùng với việc chấp nhận, ký hậu, bảo lãnh (nếu có) có xác nhận của công chứng viên.
j)- Chiết khấu hối phiếu (Discount) - Chỉ dùng đối với những Hối phiếu có kỳ hạn
Đây là một hình thức tín dụng dựa trên cơ sở tờ hối phiếu. Là một nghiệp vụ của Ngân hàng, trong đó, Người thụ hưởng xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho Ngân hàng, để nhận lại ngay một số tiền thấp hơn số tiền đã ghi trên hối phiếu. Trường hợp cả hai bên đều đồng ý, Người thụ hưởng sẽ thực hiện nghiệp vụ ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu đó cho ngân hàng. Chênh lệch giữa số tiền ghi trên hối phiếu và tiền Ngân hàng chi ra, là lợi tức chiết khấu của Ngân hàng. Người thụ hưởng cũng có thể dùng hối phiếu để thế chấp vay vốn ở Ngân hàng.
—————————————-
MAU HOI PHIEU THAM KHAO
BILL OF EXCHANGE
No. 05HH2008 Hai phong, 05th November 2008
For EUR 3,590,000
At sight of this First Bill of Exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK the sum of
Euro Three million five hundred ninety thousand only.
Value received and charge the same to account of Rensen Seatrade BV
Drawn under Fortis Bank (Netherlands) Rotterdam
Irrevocable Transferable Letter of Credit No. NLNL1NL07M327207dated 070705
To For
FORTIS BANK (NETHERLANDS) HONG HA COMPANY
ROTTERDAM
——————————–
Nguồn: ubanks.blogspot.com
Chỉnh sửa lần cuối: