Hỏi nhờ ý kiến các cao thủ tí

francis

Verified Banker
Có cậu em nó đang làm luận văn Thạc sĩ ngân hàng về chủ đề mua bán sáp nhập M&A. nó nhờ hỏi ví dụ liên quan đến SHB-HBB như thế này:

1. Hình thức vụ SHB và Habubank gọi là "merger" (sáp nhập tự nguyện, song song vào nhau) hay là "acquisitions" (sáp nhập kiểu thâu tóm, SHB bỏ tiền ra mua lại HBB?)

Nếu là merger thì chắc không phải rồi, vì bây giờ bộ lãnh đạo của Habubank bây giờ hình như ra đi hết rồi, còn mỗi chị TGĐ Mai còn ngồi lại làm chuyên viên xử lý nợ ở SHB thì phải?

Còn nếu là acquisitions thì cũng không chắc có đúng không? SHB có phải bỏ tiền ra lấy được chữ ký của bác Bảng - cựu chủ tịch Habubank không? HÌnh như số cổ phần của bác Bảng và gia đình vẫn còn nguyên trên báo cáo tài chính của SHB (tức là bị phong tỏa không được bán? chắc do lúc trước HBB bị lỗ rồi nên cũng không được bán)

Và nếu SHB không mất tiền thì sao nhỉ? Là do ngân hàng nhà nước đứng ra thu xếp và cho phép ông SHB được tiếp quản tất cả HBB lại à? Lý do là vì lúc đó tỷ lện nợ xấu HBB tăng cao, phần do khó khăn chung của tình hình kinh tế, phần do nợ xấu từ món nợ hơn 3000 tỷ Vinashin, thành ra HBB lâm vào tình cảnh mất thanh khoản, tỷ lệ đảm bảo an toàn đến ngưỡng (gần hết vốn) nên chắc ngân hàng nhà nước ép buộc HBB phải chấp nhận phương án bàn giao tự nguyện sang cho SHB?

Vậy thì không hiểu SHB của bầu Hiển có lời nhiều không nhỉ?

2. Viết về mục đích khi sáp nhập HBB vào SHB thì ông em mình có câu hỏi thế này:

- Có phải mục đích bầu Hiển mong muốn đạt được thông qua vụ sáp nhập này là:
+ có được giấy phép một ngân hàng có vốn điều lệ hơn 8000 tỉ đồng để đáp ứng dần các yêu cầu tăng vốn có lộ trình theo Basel 2 và NHNN ? (trước đó SHB và HBB đều có vốn của mỗi bên là hơn 4000 tỉ. Vậy thì sau khi nhận giấy phép này về thì phần vốn của HBB còn được bao nhiêu nhỉ? nếu xét việc 3700 tỉ trong số hơn 4000 tỉ của Habubank đã bị đọng lại ở nợ xấu Vinashin rồi. Vậy thì giấy phép cho "có" thôi chứ vốn và giấy phép so sánh với nhau là khác nhau một trời một vực.
+ có được mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng hơn - cái này thì công nhận là có (mỗi năm khi mở thêm các chi nhánh phòng giao dịch này là các ngân hàng phải xin phép NHNN, chứ không phải tự tiện thích mở là được) cái này thì SHB "tiết kiệm" được thời gian thực hiện.
+ tiếp cận được với khách hàng của Habubank (cái này thì có vẻ làm chưa chuẩn lắm, trong thời gian sáp nhập thấy bảo nhiều khách hàng cũng phải bỏ đi sang ngân hàng khác và đến giờ vẫn chưa về thì phải. Trong khi đó những khách hàng nợ xấu mà muốn đuổi đi lắm thì cho đến giờ họ vẫn còn đó.

Theo như lý thuyết là như vậy. Có một kết luận trong sách vở nói là có đến hơn 60% các vụ sáp nhập kiểu này là không thành công, không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng phần đông là các ông chủ và các ngân hàng đi sáp nhập không thừa nhận và chia sẻ về vấn đề này.

Mong các bác cao thủ có thời gian vào chém thêm cho em "vỡ đầu" ra ạ.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,383
Thành viên mới nhất
quattrancanhgo
Back
Bên trên