[Hỏi]Làm sao để không bị nhầm lẫn các tài khoản kế toán ngân hàng

goodlife747

Thành viên
hiện tại mình đang học kế toán ngân hàng, nhưng môn này đối với mình phức tạp quá, mình hay nhầm lẫn giữa các cách thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt.8->
khi trong bài tập xuất hiện các bảng kê thì khi đó mình không biết nên dùng tài khoản nào để hạch toán.
do những lý do khách quan nên giáo viên thay đổi liên tục, không ai dạy thống nhất với nhau, làm mình rối trí.
 
Để nhớ được tất cả các tài khoản trong hệ thống TK, bạn nên học theo nhóm/loại tài khoản, đầu tiên là tài khoản cấp 1 đã, ví dụ TK đầu 1 là vốn khả dụng và các khoản đầu tư, TK đầu 2 là cho vay, TK đầu 3 Tài sản CĐ và TS có khác, TK đầu 4 là các khoản phải trả, ... Sau đó bạn nhớ tiếp đến TK cấp 2, rồi cấp 3, cấp 5... Theo kinh nghiệm của mình, bạn hãy viết ra giấy và dán lên tường, khi nào nhớ hết thì gỡ xuống. Thực ra trong thực tế đi làm, không nhất thiết phải nhớ hết số tài khoản, bạn chỉ cần hiểu bản chất của nghiệp vụ phát sinh (chẳng hạn làm tăng tài sản hay giảm, tăng các khoản phải trả hay không...) sau đó có thể tra khi hạch toán.
 
Thanh toán bù trừ thì sd các TK 5012; tại các NHTM sd bẳng kê 12, 14 còn tại NHNN sd bảng kê 15, 16. lưu ý trong TTBT là bút toán kết chuyển TK 5012 sang TK 1113 ( TK 5012 sẽ hết số dư vào cuối ngày).
Thanh toán liên hàng ( nội bộ trong NH, phương pháp thủ công): sd TK 5211 ( tại NH A), 5212 ( tại NH B)
Thanh toán qua TK TG tại NHNN: TK 1113 ( đối với các NHTM)
Thanh toán điện tử cùng hệ thống: TK 5111 (tại NH A), TK 5112 ( tại NH B)
Thanh toán điện tử cùng khác thống: TK 5191- điều chuyển vốn
Với thanh toán điện tử thì sd các lệnh điện tử: lệnh chuyển Có/ Nợ
còn vớ thanh toán thủ công (gửi chứng từ giấy qua đường bưu điện) thì dùng các giấy báo Có/ Nợ
 
Học kế toán mà cứ chăm chăm nhớ số hiệu tk là hỏng rồi. Hãy học theo cách đi từ bản chất, rồi tự đặt tên tk, bỏ cái số hiệu đi vì biết đâu mấy bữa nữa SBV lại cho thay cả bảng hệ thống tk thì sao?
 
Cách nhớ lâu và hiệu quả nhất vẫn là hiểu rõ bản chất .Khi hiểu rõ bản chất rồi thì bạn định khoản sẽ k bao giờ bị nhầm. Bạn nên học số hiệu tài khoản cấp 1 trước rồi học sang các tài khoản cấp cao hơn. Chúc bạn học tốt môn kế toán!!!:)
 
chao cả nha
Em lam bộ phận kế toán, nhưng chưa hiểu lắm về báo cáo luân chuyển tiền tệ (cash flow) theo phuong phap truc tiep, mong các bạn hay pro nào chỉ giáo giúp, hay giới thiệu người để mình đi học phụ đạo cũng được (thực hiện theo quyết định 16/nhnn)

liên hệ mail: PhuongPT123@yahoo.com

Thanks, chuc sk


---------- Post added at 07:11 PM ---------- Previous post was at 07:06 PM ----------

bạn nhớ theo từng nhóm tài khoản đi bạn gồm 9 nhóm tài khoản:

rồi liên hệ theo từng tài khoản chi tiết, rồi kết cầu, trong đó TK 1 đến loại 3 có số dư bên nợ ngoại trừ 219 và 305, loại 4 có số dư bên có ngoại trừ 417, loại 5 lưỡng tính, loại 6 có số dư bên có, ngoại trừ TK 63, tk 603, loại 7 thu nhập số dư bên có, loại 8 chi phí số dư bên nợ. còn chi tiết thì cũng đi từng loại nghiệp vụ sẽ

Bạn có bạn nào biết làm báo cáo LCTT theo phương phap trực tiếp không chỉ mình với, hay người nào pro thi giới thiệu đi theo đia chỉ mail: phuongpt123@yahoo.com

THANKS, chuc sk
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
làm thế nào để không bị nhầm lẫn giữa các tài khoản kế toán ngân hàng?
 
Trong ngân hàng có các phần mềm kế toán dùng để hoạch toán, ở đó có các tài khoản rồi, bạn chỉ cần search là ra thôi. Quan trọng là hiểu được nợ bên nào, có bên nào ( cái này mình ko rõ ) . ai chỉ mình vấn đề nợ - có với, mình làm tin học nhưng đang phải tìm hiểu về kế toán
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên