Học NGÔN NGỮ HỌC ra làm nghề gì?

Tin Zuẩn Không?

Super Moderator
Super Mod

Ngày nay ngành Ngôn Ngữ Học đang lên ngôi và là một ngành “hot” được nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Vậy hãy tham khảo bài viết này để trang bị những kiến thức cơ bản trước khi lựa chọn học ngành nghề này cho tương lai nhé!

1/ Ngôn ngữ học là gì?

Có nhiều người nghĩ rằng ngôn ngữ học là học ngôn ngữ. Nhưng thực chất mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ngoài chuyện mình phải học ngôn ngữ ra thì mình còn phải trao dồi nhiều kiến thức lí thuyết, kĩ năng phân tích, khả năng ứng dụng liên quan đến ngôn ngữ loài người nói chung và Tiếng Việt yêu quý của chúng ta nói riêng. Giá trị đó khiến ngành ngôn ngữ học trở nên gần gũi và hữu dụng với thực tiễn nhưng cũng rất thú vị và mới mẻ khi khám phá.

2/ Cơ hội việc làm trong tương lai

Học ngôn ngữ học cho bạn một con đường rộng mở trong tương lai. Sau khi học ngành này bạn có thể tiếp tục ra nước ngoài để du học hoặc bạn có thể làm việc tron các lĩnh vực sau:

Nghiên cứu viên (Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu)

Nhiệm vụ:
  • Nghiên cứu ngôn ngữ học, Việt ngữ học, ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
  • Nghiên cứu xây dựng chính sách bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, giáo dục ngôn ngữ, biên soạn từ điển, sách giáo khoa…
Các đơn vị tuyển dụng:
  • Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển và Bách khoa thư, Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam, Phân viện KHXH ở Tp. Hồ Chí Minh, Viện Đông Nam Á, Viện Cơ yếu…
Triển vọng:
  • Các viện nghiên cứu hàng năm đều tuyển dụng nghiên cứu viên ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Một số viện như Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển và Bách khoa thư… đang tuyển dụng nghiên cứu viên với số lượng lớn.
Giảng viên (dạy Ngôn ngữ học, Việt ngữ học cho sinh viên Việt Nam hoặc tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài)

Nhiệm vụ:
  • Giảng dạy ngôn ngữ học và Việt ngữ học cho sinh viên Việt Nam.
  • Giảng dạy Việt ngữ học, tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài ở Việt Nam và ở các nước khác.
Các đơn vị tuyển dụng:
  • Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trung tâm Ứng dụng Ngôn ngữ học – Khoa Ngôn ngữ học, Viện Việt Nam học và phát triển của trường ĐH KHXH&NV.
  • Khoa Ngữ Văn, Khoa Việt Nam học, Khoa tiếng Việt và văn hoá Việt Nam, các trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài… của các trường đại học, cao đẳng và các Viện nghiên cứu trong cả nước.
Triển vọng:
  • Hiện nay, ngày càng có nhiều trường đại học mở ngành Ngôn ngữ học như một ngành đào tạo chính, đồng thời đưa các môn ngôn ngữ học và Việt ngữ học vào chương trình đào tạo của các ngành khác.
  • Mặt khác, Việt Nam đang trên con đường hội nhập với thế giới, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng lên, trong khi số lượng giáo viên dạy tiếng Việt hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của người học. Thực tế đó mở ra cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên Ngôn ngữ học yêu nghề sư phạm.
Biên tập viên (Biên tập xuất bản, Biên tập báo điện tử, Biên tập truyền hình)

Là người làm công việc biên tập trong các nhà xuất bản, các toà soạn báo, các đài phát thanh truyền hình. Là người có nhiệm vụ mang đến cho bạn đọc một xuất bản phẩm có nội dung và hình thức hoàn hảo.

Nhiệm vụ:
  • Đề xuất các yêu cầu về nội dung đối với xuất bản phẩm;
  • Thiết kế, biên tập các xuất bản phẩm;
  • Sửa chữa các lỗi về nội dung và hình thức của xuất bản phẩm.
Yêu cầu:
  • Cẩn thận, quyết đoán, kiên nhẫn;
  • Có kiến thức vững và kĩ năng diễn đạt tốt;
  • Có khả năng phát hiện và xử lí vấn đề;
  • Tận tình và biết quý trọng sáng tạo.
Các đơn vị tuyển dụng:
  • Các nhà xuất bản (Nxb Giáo dục, Nxb Khoa học Xã hội…);
  • Các cơ quan báo chí – truyền thông (báo viết, báo điện tử, đài phát thanh truyền hình…).

3/ Trường đào tạo ngành ngôn ngữ học

Ngày nay ngành ngôn ngữ học rất phát triển vì vậy rất nhiều trường đang mở rộng và đào tạo ngành này. Bạn có thể tham khảo một số trường nổi tiếng lâu đời có đào tạo ngành ngôn ngữ học mà Edu2Review sưu tầm được như: ĐH Ngôn ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Khoa học và Xã hội nhân văn (Hà Nội. TP.HCM), ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ - Tin hoc TP.HCM, ĐH Sư Phạm TP.HCM,…

4/ Văn hóa nước ngoài

Khi học ngành nay bạn sẽ đồng thời được học sâu về ngôn ngữ và hơn hết còn được học về văn hóa của nước đó.

Sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc trường Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM sau khi học các kiến thức về nền văn hóa còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa, các lễ hội đậm chất Hàn Quốc với thầy giáo bản địa.

Kết: Chắc hẳn bạn đã có thêm cho mình những kiến thức về ngành ngôn ngữ học. Sắp bước vào kì thi đại học quan trọng và có trong mình niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ, đam mê trải nghiệm để hiểu sâu về một văn hóa của một nước thì bạn hãy nhanh chóng chọn trường mình yêu thích nhé!

Link gốc
U.L tổng hợp
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên