Hãy tham gia thực tập Ngân hàng ngay khi còn là Sinh viên, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm quý

Hãy tham gia kỳ thực tập tại ngân hàng hoặc tìm kiếm cơ hội làm cộng tác viên cho ngân hàng!
Chương trình thực tập của sinh viên là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường thực tiễn. Mục tiêu của chương trình thực tập là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học trong trường với môi trường hoạt động, kinh doanh thực tế trong ngân hàng.

Mỗi chương trình thực tập đều nhằm rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy, ứng dụng kiến thức đã học và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới dành cho công việc. Sinh viên có cơ hội nâng cao tác phong làm việc chuyên nghiệp qua quá trình học, rèn luyện khả năng làm việc độc lập, tinh thần làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc.

Sau khi hoàn tất một công việc thực tập, các bạn sinh viên sẽ rút ra được nhiều bài học quý báu, bổ sung cho vốn kiến thức và kỹ năng của mình cũng như giúp các bạn xác định và chọn lựa tốt nhất cho nghề nghiệp tương lai. Đây chính là bước khởi đầu cho con đường nghề nghiệp của các bạn.
Hiện nay có khá nhiều ngân hàng tổ chức tuyển thực tập viên, thực tập viên tiềm năng hướng đến đối tượng là các bạn sinh viên năm cuối thuộc các trường Đại học/Cao đẳng khối ngành kinh tế, tài chính – ngân hàng,… Đợt tuyển thực tập sinh mô phỏng quy trình tuyển dụng nhân viên chính thức của ngân hàng, bao gồm các vòng: sơ loại hồ sơ, thi tuyển và phỏng vấn. Ứng tuyển đợt tuyển thực tập sinh của các ngân hàng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích thiết thực.

Thứ nhất, bạn sẽ được làm quen với quy trình tuyển dụng của ngân hàng, từ bước điền CV đến thi tuyển và phỏng vấn. Từ đó, bạn sẽ tích lũy được một vốn kinh nghiệm kha khá về các vòng này và không còn bỡ ngỡ khi bước vào đợt tuyển chính thức.

Thứ hai, bạn sẽ có điều kiện để xin số liệu, thông tin về đơn vị nơi mình thực tập để hoàn thành báo cáo thực tập và/hoặc luận văn (khóa luận tốt nghiệp), giúp bạn chủ động hoàn thành “nhiệm vụ” của kỳ học cuối một cách thuận lợi.

Thứ ba, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc thực tế trong ngân hàng, quan sát phong cách làm việc, văn hóa công sở, cách giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau, giữa sếp với đồng nghiệp, giữa nhân viên ngân hàng với khách hàng; tìm hiểu kỹ hơn về công việc của các vị trí, phòng ban và các chức danh trong ngân hàng; những kỹ năng cần thiết cho từng vị trí công việc. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn bởi một anh/chị nhân viên ngân hàng, được trực tiếp làm một số công việc thực tế.

Những điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường mới khi trở thành nhân viên chính thức trong ngân hàng sau này. Bạn cũng sẽ nhận diện tốt hơn xem mình thực sự phù hợp với vị trí nào. Các ngân hàng ngày càng yêu cầu cao về tiêu chuẩn tuyển dụng, không chỉ về kiến thức, kỹ năng trong trường đại học mà còn là kinh nghiệm thực tế, kỹ năng giúp bổ trợ cho công việc. Ngay cả khi bạn không được giao nhiều việc, hãy chủ động quan sát, học hỏi chứ đừng ngồi một chỗ. Những công việc tưởng chừng đơn giản như sử dụng máy photocopy, máy fax, pha trà,… cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc sau này.

Thứ tư, nhiều ngân hàng có chính sách giữ lại những sinh viên thực tập có thành tích xuất sắc trong thời gian thực tập. Nếu bạn thể hiện một thái độ tích cực, xông xáo, nhiệt tình trong công việc, ham học hỏi và hoàn thành hiệu quả các công việc được giao, bạn hoàn toàn có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của ngân hàng ngay sau kỳ thực tập. Bạn đã kiếm được một việc làm tốt từ rất sớm, trong khi bạn bè bạn nhiều người vẫn đang khá “thờ ơ” với việc tìm việc, có người đang ngập đầu với khóa luận tốt nghiệp, có người lại tranh thủ nghỉ xả hơi sau quãng thời gian học tập dài hơi, với tâm lý đây là thời gian rảnh rỗi nhất mà mình còn có thể có.

Thứ năm, ngay cả khi bạn không dược giữ lại, bạn cũng sẽ có lợi thế không nhỏ khi ứng tuyển vào ngân hàng bạn đã từng thực tập hoặc kể cả những ngân hàng khác. Một số ngân hàng có chính sách cộng điểm ưu tiên cho ứng viên đã tham gia kỳ thực tập tại ngân hàng trong vòng thi viết. Một số thậm chí còn ưu ái cho ứng viên đến thẳng vòng phỏng vấn. Tại vòng phỏng vấn, với những trải nghiệm thực tế mà bạn có được, bạn sẽ gây ấn tượng với hội đồng phỏng vấn.

Làm cộng tác viên cho ngân hàng cũng là một lựa chọn tốt để tích lũy kinh nghiệm. Đợt tuyển cộng tác viên sẽ cho bạn những kinh nghiệm ban đầu về việc điền CV và phỏng vấn (thường các ngân hàng không tổ chức vòng test khi tuyển CTV). Khi trở thành CTV cho ngân hàng, bạn sẽ có cơ hội được đào tạo hoặc hướng dẫn về sản phẩm của ngân hàng, cách tìm kiếm khách hàng, chào bán sản phẩm. Bạn sẽ được giao chỉ tiêu về doanh số, ở một mức độ phù hợp với quỹ thời gian và điều kiện của bạn.

Nếu biết cách cân đối hợp lý giữa việc học và việc làm thêm, bạn sẽ tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, các mối quan hệ và kiếm thêm một khoản thu nhập từ công sức của chính bản thân.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cho em hỏi về chương trình thực tập viên tiềm năng của LienvietpostBank có ổn không hay là của Sacombanj tốt hơn ạ? Anh chị nào biết tư vấn giúp e với
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,222
Thành viên mới nhất
milfnutlife
Back
Bên trên