tôi muốn gửi tới các bạn một số bài học mà chúng ta cần phải biết để có 1 cuộc sống tốt đẹp hơn.Những bài học tôi đưa ra là do tôi sưu tập được,tôi nghĩ nó sẽ có giá trị khi bạn gặp khủng hoảng tinh thần,hãy lưu giữ những thứ có giá trị đừng nắm giữ những thứ vô giá trị chỉ làm cho bạn mệt mỏi mà thôi.Lựa chọn là ở bạn,hãy chọn cho mình một quyết định thật đúng đắn.
bài học số 1:Một hoàn cảnh hai cuộc đời
Hai đứa trẻ nọ có một người cha tối ngày say xỉn. Tuổi thơ của chúng trôi qua với hình ảnh một người cha rất đáng sợ mỗi khi nhậu say về. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình.
Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của sự say xỉn" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: một tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong việc phòng chống bia rượu.
Nhà tâm lý học hỏi người đầu tiên: Tại sao anh trở thành bợm nhậu?
Và hỏi người thứ hai: Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ rượu bia?
Thật là bất ngờ, cả hai cùng đưa ra một câu trả lời: Có một người cha như vậy đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi.
Có ai đó đã từng nói: Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối.
Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vịn vào đó để tự bào chữa cho mình mà thôi.
Trong cuộc sống, không có trở ngại nào lớn bằng việc mình cho bản thân mình cái quyền được vấp ngã.
Bài học về giá trị của nỗi đau:Khi bạn vô ý cắn nhằm lưỡi, ít khi bạn coi sự đau đớn ấy là một điều gì đó hữu ích. Cũng như vậy đối với một vết rộp ở ngón chân cái - có ai muốn một bàn chân đau nhức chứ?
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không cảm thấy đau? Bạn sẽ cắn đứt lưỡi bạn mấy lần đây? Bạn sẽ bị phỏng da lưng bao nhiêu lần trong buồng tắm nước nóng?
Sự đau đớn về thể xác là một cơ chế báo động tuyệt diệu, nhằm ngăn ngừa những tổn thương lớn hơn. Nó báo với chúng ta "Tốt hơn, bạn nên thay đổi những gì bạn đang làm kìa."
Nỗi đau về tinh thần cũng cho ta một thông điệp tương tự, chẳng hạn như, "Tốt hơn, bạn nên thay đổi cách nghĩ đi."
Khi ta cảm thấy giận, ghen tị, hay một chút phẫn uất, thì chuyện đó cũng bình thường. Nhưng nếu tâm trạng đó xãy ra thường xuyên, thì có thể thông điệp ấy là:
"Đừng có muốn kiểm soát người khác."
"Đừng có muốn người khác suy nghĩ như ta."
"Đừng trông cậy người khác làm cho ta hạnh phúc."
Nếu chúng ta cứ giữ mãi cách suy nghĩ như cũ thì chúng ta sẽ còn duy trì sự đau đớn như cũ.
(Chúng ta sẽ kêu lên, "Nhưng tôi đúng mà!". Than ôi, "đúng" có giúp ích được gì đâu.)
Một vết rộp trên bàn chân bạn là một lời nhắn nên thay giày, dù đôi giày có đẹp thế nào.
Đối với nỗi đau tinh thần - nó cũng tựa như một vết rộp trong bộ não - lời nhắn thông thường là hãy thay đổi cách suy nghĩ của bạn.
Đúc kết: Đối với nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, nếu chúng ta cứ tiếp tục làm y như cũ, chúng ta vẫn sẽ bị đau đớn y như vậy.
Hãy làm chủ chính mình:
Trong cuộc sống, khi bạn bị đau đớn, bị phê phán hay bị hạ nhục bởi hành động của kẻ khác, bạn sẽ phản ứng lại như thế nào? Bạn mất bình tĩnh và trả thù một cách giận dữ hay nuốt hận mà giữ kín trong lòng? Sau đó, bạn có thấy bực mình mỗi khi nghĩ về chuyện ấy và nó gây ảnh hưởng xấu đến tâm tính của bạn? Nếu là một người bình thường thì rất khó kiểm soát tốt những cảm xúc dưới loại hoàn cảnh này. Tuy nhiên, với một người tu tập tốt, người ấy sẽ có khả năng giáp mặt nỗi khổ cực một cách ung dung và xử sự với sự bình tĩnh lớn trước cơn khủng hoảng.
Có một câu truyện như thế này: Một ngày, khi Phật Thích Ca đi qua một ngôi làng nọ, một số người đi ra gặp Đức Phật và nói những lời vô lễ và thậm chí có kẻ còn chửi thề. Phật Thích ca đứng đó lặng lẽ lắng nghe, và sau đó Ngài nói: "Cám ơn các bạn đã đến gặp ta. Nhưng giờ ta phải tiếp tục lên đường bởi vì mọi người ở làng tiếp theo đang đợi. Nhưng khi ta trở lại ngày mai, ta sẽ có nhiều thời gian hơn. Nếu các bạn có nhiều thứ hơn để nói , xin đến lần nữa”. Những người này không thể tin vào tai của mình nữa.
Chuyện gì xảy ra với người này thế nhỉ? Một trong số những kẻ đó hỏi Đức Phật: “Ông có nghe bọn tôi nói gì không? Bọn tôi nói ông chẳng là cái thá gì cả, thế mà ông không phản ứng gì à?”
Đức Phật trả lời: “Nếu những gì các ngươi muốn chỉ là xem thái độ của ta, thì các người đã đến quá trễ rồi. Nếu là 10 năm trước thì có lẽ ta sẽ phản ứng lại. Còn 10 năm trở lại đây thì ta đã không còn bị kẻ khác điều khiển nữa rồi. Ta không còn là nô lệ mà là chủ nhân của chính ta. Ta có thể làm những gì mình muốn, chứ không hành động dựa trên cảm xúc".
Tôi có nghe kể một câu chuyện thế này: Có một anh chàng luôn mua báo tại duy nhất một sạp báo. Dù người bán báo luôn giữ bộ mặt lạnh lùng và thiếu thân thiện, anh này luôn lịch sự nói "cám ơn" với ông kia.
Một ngày kia, khi một đồng nghiệp anh ta đã nhìn thấy thế và hỏi: "Ông ta vẫn luôn bán hàng với bộ mặt đó à?"
- Đúng.
- Tại sao bạn vẫn đối xử với ông ta lịch sự như vậy?
Anh này trả lời: "Tại sao tôi phải để cho ông ta quyết định hành động của tôi chứ?"
Thật chí lý! Tại sao chúng ta lại cho phép kẻ khác gây ảnh hưởng đến những hành động và cảm xúc của chúng ta? Chúng ta không thể cấm kẻ khác đối đầu với mình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát những cảm xúc của riêng mình và không để bị họ ảnh hưởng. Tất nhiên, nó yêu cầu một quá trình tu luyện để đạt được điều này. Chúng ta hãy bắt đầu từ việc thay đổi nội tâm mình để có để có thể kiểm soát được mọi hành vi trong mọi hoàn cảnh.
bài học số 1:Một hoàn cảnh hai cuộc đời
Hai đứa trẻ nọ có một người cha tối ngày say xỉn. Tuổi thơ của chúng trôi qua với hình ảnh một người cha rất đáng sợ mỗi khi nhậu say về. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình.
Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của sự say xỉn" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: một tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong việc phòng chống bia rượu.
Nhà tâm lý học hỏi người đầu tiên: Tại sao anh trở thành bợm nhậu?
Và hỏi người thứ hai: Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ rượu bia?
Thật là bất ngờ, cả hai cùng đưa ra một câu trả lời: Có một người cha như vậy đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi.
Có ai đó đã từng nói: Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối.
Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vịn vào đó để tự bào chữa cho mình mà thôi.
Trong cuộc sống, không có trở ngại nào lớn bằng việc mình cho bản thân mình cái quyền được vấp ngã.
Bài học về giá trị của nỗi đau:Khi bạn vô ý cắn nhằm lưỡi, ít khi bạn coi sự đau đớn ấy là một điều gì đó hữu ích. Cũng như vậy đối với một vết rộp ở ngón chân cái - có ai muốn một bàn chân đau nhức chứ?
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không cảm thấy đau? Bạn sẽ cắn đứt lưỡi bạn mấy lần đây? Bạn sẽ bị phỏng da lưng bao nhiêu lần trong buồng tắm nước nóng?
Sự đau đớn về thể xác là một cơ chế báo động tuyệt diệu, nhằm ngăn ngừa những tổn thương lớn hơn. Nó báo với chúng ta "Tốt hơn, bạn nên thay đổi những gì bạn đang làm kìa."
Nỗi đau về tinh thần cũng cho ta một thông điệp tương tự, chẳng hạn như, "Tốt hơn, bạn nên thay đổi cách nghĩ đi."
Khi ta cảm thấy giận, ghen tị, hay một chút phẫn uất, thì chuyện đó cũng bình thường. Nhưng nếu tâm trạng đó xãy ra thường xuyên, thì có thể thông điệp ấy là:
"Đừng có muốn kiểm soát người khác."
"Đừng có muốn người khác suy nghĩ như ta."
"Đừng trông cậy người khác làm cho ta hạnh phúc."
Nếu chúng ta cứ giữ mãi cách suy nghĩ như cũ thì chúng ta sẽ còn duy trì sự đau đớn như cũ.
(Chúng ta sẽ kêu lên, "Nhưng tôi đúng mà!". Than ôi, "đúng" có giúp ích được gì đâu.)
Một vết rộp trên bàn chân bạn là một lời nhắn nên thay giày, dù đôi giày có đẹp thế nào.
Đối với nỗi đau tinh thần - nó cũng tựa như một vết rộp trong bộ não - lời nhắn thông thường là hãy thay đổi cách suy nghĩ của bạn.
Đúc kết: Đối với nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, nếu chúng ta cứ tiếp tục làm y như cũ, chúng ta vẫn sẽ bị đau đớn y như vậy.
Hãy làm chủ chính mình:
Trong cuộc sống, khi bạn bị đau đớn, bị phê phán hay bị hạ nhục bởi hành động của kẻ khác, bạn sẽ phản ứng lại như thế nào? Bạn mất bình tĩnh và trả thù một cách giận dữ hay nuốt hận mà giữ kín trong lòng? Sau đó, bạn có thấy bực mình mỗi khi nghĩ về chuyện ấy và nó gây ảnh hưởng xấu đến tâm tính của bạn? Nếu là một người bình thường thì rất khó kiểm soát tốt những cảm xúc dưới loại hoàn cảnh này. Tuy nhiên, với một người tu tập tốt, người ấy sẽ có khả năng giáp mặt nỗi khổ cực một cách ung dung và xử sự với sự bình tĩnh lớn trước cơn khủng hoảng.
Có một câu truyện như thế này: Một ngày, khi Phật Thích Ca đi qua một ngôi làng nọ, một số người đi ra gặp Đức Phật và nói những lời vô lễ và thậm chí có kẻ còn chửi thề. Phật Thích ca đứng đó lặng lẽ lắng nghe, và sau đó Ngài nói: "Cám ơn các bạn đã đến gặp ta. Nhưng giờ ta phải tiếp tục lên đường bởi vì mọi người ở làng tiếp theo đang đợi. Nhưng khi ta trở lại ngày mai, ta sẽ có nhiều thời gian hơn. Nếu các bạn có nhiều thứ hơn để nói , xin đến lần nữa”. Những người này không thể tin vào tai của mình nữa.
Chuyện gì xảy ra với người này thế nhỉ? Một trong số những kẻ đó hỏi Đức Phật: “Ông có nghe bọn tôi nói gì không? Bọn tôi nói ông chẳng là cái thá gì cả, thế mà ông không phản ứng gì à?”
Đức Phật trả lời: “Nếu những gì các ngươi muốn chỉ là xem thái độ của ta, thì các người đã đến quá trễ rồi. Nếu là 10 năm trước thì có lẽ ta sẽ phản ứng lại. Còn 10 năm trở lại đây thì ta đã không còn bị kẻ khác điều khiển nữa rồi. Ta không còn là nô lệ mà là chủ nhân của chính ta. Ta có thể làm những gì mình muốn, chứ không hành động dựa trên cảm xúc".
Tôi có nghe kể một câu chuyện thế này: Có một anh chàng luôn mua báo tại duy nhất một sạp báo. Dù người bán báo luôn giữ bộ mặt lạnh lùng và thiếu thân thiện, anh này luôn lịch sự nói "cám ơn" với ông kia.
Một ngày kia, khi một đồng nghiệp anh ta đã nhìn thấy thế và hỏi: "Ông ta vẫn luôn bán hàng với bộ mặt đó à?"
- Đúng.
- Tại sao bạn vẫn đối xử với ông ta lịch sự như vậy?
Anh này trả lời: "Tại sao tôi phải để cho ông ta quyết định hành động của tôi chứ?"
Thật chí lý! Tại sao chúng ta lại cho phép kẻ khác gây ảnh hưởng đến những hành động và cảm xúc của chúng ta? Chúng ta không thể cấm kẻ khác đối đầu với mình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát những cảm xúc của riêng mình và không để bị họ ảnh hưởng. Tất nhiên, nó yêu cầu một quá trình tu luyện để đạt được điều này. Chúng ta hãy bắt đầu từ việc thay đổi nội tâm mình để có để có thể kiểm soát được mọi hành vi trong mọi hoàn cảnh.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: