Hành trang cho một buổi phỏng vấn vào Ngân hàng thành công!!!

Hi,

Trong lúc tắt đèn hưởng ứng Giờ trái đất 2011 và nhân dịp kỷ niệm 01 tháng kể từ ngày chính thức khai trương diễn đàn, tôi sẽ tổng hợp và hệ thống hóa lại một vài điều cần lưu ý cho một cuộc phỏng vấn thành công vào một Ngân hàng.

I/ Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị về trang phục:

Điều này đã được nhắc đến nhiều tại topic Mặc gì khi đi phỏng vấn vào Ngân hàng nhiều ý kiến đã được bàn luận, tuy nhiên tựu chung lại là: Ăn mặc giản dị, lịch sự, không quá cầu kỳ và chói lóa. Đặc biệt không nên có quá nhiều ... mùi!

2. Chuẩn bị về Kiến thức:

2.1. Về cơ bản, kiến thức chuyên môn (chuyên ngành) các bạn đã được test tại các đợt thi viết (trừ bạn nào có kinh nghiệm rồi, ko phải test) nên khi phỏng vấn sẽ không nhắc lại nhiều, chủ yếu với các bạn thi viết, hãy xem lại xem mình có sai gì trong đề thi viết không? vì có thể nhà tuyển dụng sẽ gỏi lại.

Khi phỏng vấn, nếu hỏi về nghiệp vụ, nhà tuyển dụng thường tập trung vào 2 hướng:

- Những câu mà bạn đã trả lời sai trong đề thi viết
- Những câu hỏi trọng tâm đánh thẳng vào chuyên môn bạn đang làm và chuyên môn bạn muốn làm tai bank của họ.

2.2 Ngoài kiến thức về nghiệp vụ, các bạn nên chuẩn bị kiến thức hiểu biết chung về ngân hàng mà bạn tham dự phỏng vấn.

Chi tiết về tên, logo, slogan và ý nghĩa của chúng cùng với định hướng, điểm mạnh, điểm yếu và chiến lược phát triển của Ngân hàng.

Kiến thức này rất quan trọng, nó giúp bạn chủ động trước những câu hỏi của nhà tuyển dụng khi họ giả định đặt bạn vào vị trí mà bạn đang ứng tuyển trong môi trường làm việc của họ.

Ví dụ: MSB có thể hỏi, nếu làm chuyên viên QLKH cá nhân thì theo em việc huy động có quan trọng không? - nếu ở MSB bạn nên trả lời là rất quan trọng, vì MSB hiện dừng cho vay cá nhân và chỉ tập trung vào huy động vốn của mảng KH này ....

2.3 Hãy xem lại một lần CV của bạn (xem thêm: Tạo điểm nhấn trong CV - yếu tố quyết định để vượt qua trở ngại đầu tiên) và chắc chắn rằng bạn tự "thuộc cv" của mình, đừng nói những gì KHÁC với cv của bạn mà không có lý do chính đáng :)

II. Đối diện với Nhà tuyển dụng

Việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng được bắt đầu ngay từ phòng chờ. Tùy vị trí mà cần có phong thái phù hợp, tuy nhiên, phong thái nhã nhặn lịch sự luôn được cho là nên làm trong bất kỳ tình huống nào.

Khi vào phòng, hãy đi thẳng, hơi cúi chào, "đường hoàng" chủ động kéo ghế ngồi và chào Nhà tuyển dụng, không nên vì quá run mà khép nép quá. (Để bớt run, trước đó lúc chờ bạn nên uống nước - nên mang theo chai nước nếu bạn có mang túi hoặc cặp).

Trong quá trình phỏng vấn, hãy mở đầu bằng cách chủ động giới thiệu bản thân, tập trung vào thông tin chính và đặc biệt nhấn mạnh đến chuyên ngành học hoặc kinh nghiệm phù hợp nhất với vị trí đang ứng tuyển - đừng mất thời gian bởi những thứ linh tinh (như sở thích, chứng chỉ không liên quan, các loại địa chỉ ...).

Nếu bạn thấy khát trong lúc PV, cứ chủ động mở nước uống hoặc yêu cầu nhà tuyển dụng cung cấp nước nếu không có (một số Ngân hàng họ không bố trí nước trên bàn phỏng vấn, tôi cũng chưa tìm hiểu lý do là gì, nhưng tôi không đánh giá cao những ngân hàng đó - tôi cảm thấy bị thiếu tôn trọng :( )

Khi trả lời phỏng vấn, cố gắng nhìn thẳng vào vùng tam giác giữa Hai Mắt và Miệng nhà tuyển dụng (tránh nhìn thẳng vào mắt). Trả lời gọn, rõ ràng, không dài dòng, cứ trả lời ý chính trước, họ hỏi thêm ta sẽ diễn giải.

Khi phỏng vấn xong, chủ động chào người phỏng vấn và chốt thêm một câu cảm ơn

Ví dụ: "Cảm ơn anh chị đã bớt chút thời gian cho em cơ hội được nói chuyện cùng các anh chị. E thiết nghĩ đây là cơ hội lớn để e học hỏi và khẳng định mình, rất mong có thể được làm việc với các anh chị trong thời gian tới" - Nghe thì nó hơi khách sáo nhưng rất cần (theo tôi là vậy) nó thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong việc ứng xử với tình huống phỏng vấn.

Dù kết quả thế nào, hãy mỉm cười khi ra khỏi phòng đừng quên đóng lại cửa :)

III. Về nhà:

Đừng quá suy nghĩ nhiều, relax đê, cbi cho buổi tiếp theo :p và nếu có kinh nghiệm gì hay thì cùng chia sẻ tại topic Tổng hợp những kinh nghiệm thi vào ngân hàng nhé :)

Trên đây là 1 vài tips của tôi trong việc phỏng vấn, rất mong giúp ích được các bạn. Bạn nào có kinh nghiệm hay cùng chia sẻ luôn tại đây nhé :).



 
Chỉnh sửa lần cuối:
hi, cám ơn anh nhiều nhé, rất bổ ích

NÊN ẤN THANK NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HAY, CÓ ÍCH VÀ MUỐN CÁM ƠN CHỦ TOPIC
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
nếu mức lương mong muốn e đề nghị cao
nhưng đến lúc pv em lại sợ họ ko nhận vì lương cao quá
nên em bảo em cần KN hơn
liệu họ có đánh giá gì ko?
 
Không được phép nhìn vào mắt người pv hả anh CEO. Từ trước tới giờ em cứ đinh ninh là nên nhìn vào mắt người pv khi nói với họ chứ. Điều này sẽ khẳng định mình tự tin khi nói chuyện với họ chứ ạ.
 
nếu mức lương mong muốn e đề nghị cao
nhưng đến lúc pv em lại sợ họ ko nhận vì lương cao quá
nên em bảo em cần KN hơn
liệu họ có đánh giá gì ko?
Trong trường hợp nhà tuyển dụng nói lương e đòi hỏi quá cao thì có 2 trường hợp xẩy ra:

  1. Em thật sự đã đưa ra mức lương quá cao cho 1 vị trí so với mặt bằng chung mà họ thấy e chưa thật sự quá nổi trội.
  2. Nhà tuyển dụng không muốn nhận em và cố tình trả lương quá thấp để e bỏ cuộc (có thể vị trí đó đã có người ngồi rồi, tuyển dụng chỉ là hình thức)
Trong trường hợp đó, theo anh nên xử như sau:

  1. Đừng từ chối vội, hãy hỏi lại nhà tuyển dụng xem họ có thể trả tối đa là bao nhiêu.
  2. Nếu mức họ trả thuộc dạng e có thể chấp nhận được ngay thì hãy đồng ý và có thể nói rằng: Có thể đó là mặt bằng chung, e cũng chưa rõ mặt bằng chung như thế nào, tuy nhiên em nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để cho e được học hỏi và làm việc trong một môi trường tốt như Ngân hàng ABC ... - Xong
  3. Nếu ngay lúc đó e chưa chốt được, hãy nói họ cho e thời gian suy nghĩ, nếu họ thật sự vẫn muốn nhận e với mức lương họ đưa ra, chắc chắn họ sẽ gọi lại cho e sau khi em ra về, và tất nhiên mức lương là mức tối đa họ có thể trả (thấp hơn mức e muốn) - lúc đó e có thể trả lời có hoặc không theo gợi ý trên.
Theo anh, nên đặc biệt thẳng thắn về lương, nhân sự họ rất khéo, đừng để bị hớ hoặc bị "lừa" ... :p

---------- Post added at 11:16 PM ---------- Previous post was at 11:14 PM ----------

Không được phép nhìn vào mắt người pv hả anh CEO. Từ trước tới giờ em cứ đinh ninh là nên nhìn vào mắt người pv khi nói với họ chứ. Điều này sẽ khẳng định mình tự tin khi nói chuyện với họ chứ ạ.
Nhìn thẳng sẽ chói mắt, nên nhìn vào cái tam giác anh bảo ý, đỡ chói mắt mình thôi :D và họ cũng không thấy khó chịu khi nhìn chằm chằm. Còn nếu họ có hứng với điều đó (theo e cảm thấy) thì nhìn cũng đc, ko sao :D
 
Mà em thấy mọi ng bảo trong buổi phỏng vấn đừng để bị động quá. Tức là cũng nên chủ động, đôi khi cũng phải hỏi lại các nhà tuyển dụng.
Em phân vân là ko rõ sẽ hỏi lại gì. Hay chỉ xung quanh vấn đề công việc và lương thôi ạ :(
 
Mình đi PV OCEANBANK cách đây khoảng 2 tuần, đây là lần đầu tiên mình PV, mới đầu họ gọi cho mình gấp quá (cách có 1 ngày) nên không chuẩn bị gì kịp, chỉ có cái mạng cùi ra trận thôi.
Kinh Nghiệm của bản thân có thể không ích gì với các bạn nhưng mình vẫn nói vì có thể cho các bạn tham khảo thêm.
Cả buổi PV các bạn cứ tự tin lên, nếu run quá hay hồi hộp quá thì các bạn cứ suy nghĩ mình rớt rồi cũng được và cứ chơi tới rút kinh nghiệm thôi, cứ xem cuộc PV như 1 buổi uống cafe nói chuyện với bạn bè học hỏi thêm KN vậy thôi. Như vậy giúp các bạn hoạt bát hơn, linh hoạt hơn và cứ nói cởi mở không có gì phải lo ngại cả.
Như mình, kiến thức chuyên môn rất bình thường không có gì hơn người khác cả, nên xoáy vào các sơ hở trong hồ sơ xin việc của mình để chuẩn bị sẵn, còn lại những câu khác thì tự lăngxê bản thân nhiều vào nếu có cơ hội, nhất là mối quan hệ gia đình và bản thân, cùng với tính cách cởi mở dễ hòa đồng với mọi người.
Đến giờ vẫn không biết mình đậu hay rớt nhưng bây giờ nếu có cuộc PV khác nữa thì mình thấy hết lo rồi và rất tự tin.
 
Đây là một bài em đọc được thấy nó rất hữu ích :)



NTD sẽ không quan tâm là bạn giỏi giang, thông minh và tài năng như thế nào nếu bạn không tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp, hoặc không thể trình bày về năng lực của mình một cách thuyết phục. Tôi rút ra cho mình 8 nguyên tắc vàng sau đây và rất vui được chia sẻ với các bạn.
1. Đến sớm 10 phút
Để tạo ấn tượng tốt đẹp với NTD, tôi muốn nhấn mạnh điều quan trọng này: luôn đến nơi phỏng vấn sớm ít nhất là 10 phút. Nếu bạn không đến sớm, nghĩa là bạn trễ nải. Ấn tượng của NTD sẽ hết sức tiêu cực, họ sẽ nghĩ rằng “Ứng viên đến phỏng vấn trễ thế này thì sẽ tiếp tục trễ nải cho những việc khác nữa”. và “có lẽ anh ta chẳng quan tâm lắm đến công việc này”.
Bạn hãy nhớ: sẽ không có cơ hội thứ hai để bạn tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp này.
2. Ăn mặc chuyên nghiệp
Phục trang lịch sự và tươm tất là bằng chứng cho thấy bạn hiểu rõ cách ăn mặc và giao tiếp lịch thiệp trong một môi trường chuyên nghiệp. Bạn cần kiểm tra lại xem tổng thể mình có “được mắt” không, trang phục có gọn gàng và chuyên nghiệp không? Điều này rất quan trọng: đừng bao giờ đi phỏng vấn trong “phục trang” quần jeans và áo thun, hay đại loại như thể bạn chuẩn bị đi pic nic vào cuối tuần.
3. Hãy thể hiện sự nhiệt thành
Giống như mọi NTD mà tôi biết, tôi chẳng thích làm việc với những người buồn bã hay có tính khí cục cằn. Với NTD, ứng viên cần thể hiện sự nhiệt thành và niềm vui làm việc bằng nụ cười tươi của mình. Hãy thể hiện với NTD sự nhiệt thành đó: chào hỏi và mỉm cười với mọi người ngay khi bạn bước vào công ty phỏng vấn.
4. Mang theo 5 bản hồ sơ tìm việc của bạn
Từ kinh nghiệm thực tế, đôi khi tôi không có hồ sơ tìm việc của ứng viên trong tay bởi vì tôi quá bận rộn với công việc hoặc vì máy in bị trục trặc. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị ít nhất là 5 bộ hồ sơ tìm việc, đựng trong bìa hồ sơ thật đẹp và chuyên nghiệp. Từ khi tôi đến Việt Nam, tôi đã phỏng vấn ít nhất là 100 ứng viên nhưng chỉ có 2 trong số đó thực hiện điều đơn giản này. Đây là một cách dễ dàng giúp bạn nổi bật hơn hàng trăm ứng viên khác. Thật đơn giản biết bao!
5. Tìm hiểu kỹ về công việc và công ty ứng tuyển
NTD sẽ thật sự thất vọng khi ứng viên chẳng dành một chút thời gian nào để tìm hiểu về công việc hay công ty. Nếu bạn không biết gì về công việc hay công ty tuyển dụng, làm sao bạn có thể trả lời những câu hỏi như “Tại sao anh muốn làm việc ở đây?”, hay “Tại sao anh là ứng viên phù hợp nhất cho công việc này?”. Không có gì khó khăn cả: bạn chỉ cần dành 15 phút tìm hiểu website của công ty, điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo bạn hãy đọc mô tả công việc thật nhiều lần và tự trình bày lý do vì sao bạn là ứng viên lý tưởng cho vị trí này.
6. Cho biết bạn giúp được gì cho NTD, chứ không phải NTD làm được gì cho bạn
Tôi có thể đoán chắc với bạn một điều: tất cả các NTD, trong đó có tôi, rất muốn biết bạn sẽ giúp NTD giải quyết các vấn đề của công ty họ như thế nào và sẽ không quan tâm họ có thể giúp giải quyết vấn đề của bạn hay không. Vì vậy, hãy cho NTD thấy với kỹ năng và kinh nghiệm của mình, bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty.
Nếu NTD hỏi bạn “Vì sao bạn muốn làm công việc này?”, hãy dùng một ví dụ minh họa cho biết bạn có thể giúp được gì cho NTD thay vì hỏi công ty có thể làm được gì cho bạn. Tôi đã từng nhận một câu trả lời chẳng hay chút nào “Tôi muốn làm công việc này vì nó cho tôi mức lương cao hơn mức lương ở công ty cũ”. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra một câu trả lời hay hơn nhiều “Tôi muốn làm công việc này vì tôi thích viết quảng cáo tiếp thị. Tôi nghĩ mình có thế mạnh trong lĩnh vực này. Kinh nghiệm và kiến thức của tôi giúp tôi tin mình có đủ khả năng phù hợp với vị trí này”.
Trước khi đi phỏng vấn bạn nên dành thời gian suy nghĩ cách trả lời câu hỏi này. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề họ đang gặp phải.
7. Hãy thể hiện lòng đam mê công việc của bạn
David Beckham có ghét bóng đá không? Chắc chắn không. Bill Gates có ghét máy tính không? Dĩ nhiên không. Cả David Beckham và Bill Gates là những người rất giỏi ở lĩnh vực của họ vì họ đam mê những gì mình làm.
Bạn sẽ khó thành công trong một công việc nếu bạn không có sự đam mê đích thực. Khi tôi phỏng vấn, tôi luôn tìm kiếm người có đam mê với công việc. Ví dụ, nếu đó là ứng viên trong lĩnh vực thiết kế, tôi sẽ quan sát xem gương mặt ứng viên có ngời sáng khi anh ta mô tả kế hoạch tạo ra một thiết kế độc đáo hay không. Tôi sẽ đánh giá liệu ứng viên có đầu tư thời gian và tâm huyết của mình vào công việc, và có tự hào về nó? Nếu anh ta không thể hiện điều đó, tôi sẽ đắn đo khi quyết định tuyển ứng viên này.
Nếu bạn không đam mê công việc mình đang làm, tôi khuyên bạn nên chuyển nghề sang lĩnh vực khác mà mình thực sự yêu thích. Còn nếu bạn đam mê công việc của mình, hãy thể hiện điều đó trong buổi phỏng vấn và cho biết lý do bạn chọn nghề nghiệp này.
8. Gửi thư cảm ơn
Gửi email cảm ơn NTD vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn cho thấy bạn hiểu rõ cách hành xử chuyên nghiệp. Hãy viết một thông điệp ngắn gọn cho NTD, nói rằng bạn rất thích công việc này. Dĩ nhiên, gửi thư cảm ơn chẳng thể cứu vãn được một cuộc phỏng vấn quá tệ, nhưng sẽ giúp bạn được NTD chú ý trong số hàng trăm ứng viên khác.
 
em cũng tìm đc 1 bài viết rất hay về chủ đề này

'' [FONT=&quot]Hãy chú ý tới ngôn ngữ cơ thể khi đi phỏng vấn bởi điều này giữ vai trò quan trọng quyết định bạn có vượt qua cuộc phỏng vấn tuyển dụng đó không. Giao tiếp phi lời nói có thể truyền đạt 90% thông điệp của bạn tới người phỏng vấn.

Bước 1:
[/FONT][FONT=&quot]Ngồi ngay ngắn. Ngồi ở tư thế thẳng, nhưng thật thoải mái, nghiêng 10 hay 15 độ về phía người phỏng vấn. Tư thế này giúp bạn gửi thông điệp bạn là ứng cử viên có hứng thú với công việc.
[/FONT]
[FONT=&quot]Bước 2:
[/FONT][FONT=&quot]Kiểm soát đôi tay. Điều tốt nhất đối với đôi tay là hãy để chúng được thả lỏng trên đùi hay trên bàn. Dùng tay nghịch tóc, mặt hay cổ thể hiện sự lo lắng hay không chắc chắn. Những chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể đồng ý việc đặt tay lên mũi, môi hay tai có thể là dấu hiệu bạn đang nói dối.
[/FONT]
[FONT=&quot]Bước 3:[/FONT]
[FONT=&quot] Không nên khoanh tay. Khoanh tay trước ngực như thể bạn đang trong tư thế tự vệ. Nó gửi thông điệp tới người tuyển dụng, ứng cử viên đang bị đe dọa hay không được thoải mái và muốn kết thúc cuộc phỏng vấn tại đó hay ứng cử viên không đồng tình những gì người phỏng vấn đang nói.
[/FONT]
[FONT=&quot]Bước 4:
[/FONT][FONT=&quot]Đặt cả hai chân lên sàn. Vắt chéo chân dưới mắt cá hoặc để hai chân dưới sàn thể hiện sự tự tin và năng lực chuyên môn vững chắc. Rung hay luôn di chuyển chân có thể kích thích sự cáu giận hay bạn đang lo lắng.
[/FONT]
[FONT=&quot]Bước 5:
[/FONT][FONT=&quot]Luôn giữ ánh mắt giao tiếp. Giữ ánh mắt thẳng hướng người phỏng vấn cho thấy bạn đang chủ động lắng nghe và rất hào hứng. Liếc mắt xung quanh khiến người đối diện có cảm giác bạn không trung thực. Nhìn xuống thể hiện bạn là người không tự tin cho công việc.
[/FONT]
[FONT=&quot]Bước 6:[/FONT]
[FONT=&quot]Thật tỉnh táo với những hành động của miệng. Mắm môi hay xoắn môi qua lại nghĩa là bạn đang không tán thành những gì vừa được nghe. Nghiến môi cũng thể hiện sự lo lắng của bạn. Cố gắng giữ cho miệng được thư giãn.
[/FONT]
[FONT=&quot]Bước 7[/FONT]
[FONT=&quot]: Tư thế của đầu, giữ cho đầu luôn thẳng nhìn chắc chắn và có thể tin tưởng, nó gửi thông điệp rằng bạn đang rất nghiêm túc. Để thân thiện và thư gian hơn, bạn có thể nghiêng đầu qua một bên một chút.
[/FONT]
[FONT=&quot]Lời khuyên
Không nên nhìn chằm chằm vào người phỏng vấn quá lâu, sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái và cảm giác như bạn đang áp bức.''
[/FONT]
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,224
Thành viên mới nhất
A Cursive Memor
Back
Bên trên