Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang đình trệ do nỗ lực kiểm soát dịch bệnh Covid-19, hàng triệu công ty trên khắp cả nước đang chạy đua với thời gian để tiếp tục sống.
Brigita – Giám đốc một trong những đại lý bán xe ô tô lớn nhất Trung Quốc giờ không còn lựa chọn nào nữa. 100 cửa hàng của công ty đã bị đóng cửa suốt 1 tháng nay bởi dịch COVID-19, lượng tiền dự trữ sắp cạn kiệt còn các ngân hàng thì miễn cưỡng kéo dài thêm 1,2 tháng hạn trả của những khoản nợ trị giá hàng tỷ NDT. Một vài chủ nợ khác cũng rục rịch đòi tiền.
"Nếu không thể trả nợ, mọi thứ sẽ trở nên hết sức tồi tệ", Brigita – chủ của công ty 10.000 nhân viên nói.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang đình trệ do nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, hàng triệu công ty trên khắp cả nước đang chạy đua với thời gian để tiếp tục sống.
Một khảo sát các công ty Trung Quốc vừa và nhỏ được công bố tháng này cho thấy 1/3 được hỏi nói rằng chỉ đủ tiền để trang trải chi phí trong 1 tháng, số còn lại nói rằng sẽ hết sạch tiền trong vòng 2 tháng.
Trong khi chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất, yêu cầu các ngân hàng thúc đẩy cho vay và nới lỏng điều kiện vay cho các doanh nghiệp để khôi phục hoạt động, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn nói rằng họ không thể tiếp cận khoản cần thiết để trang trải cho những khoản nợ sắp tới hạn và lương cho nhân viên. Nếu không có thêm những hỗ trợ tài chính hoặc nền kinh tế Trung Quốc bất ngờ hồi phục, một số doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải đóng cửa.
"Nếu Trung Quốc thất bại trong việc ngăn ngừa virus corona lây lan trong quý 1, tôi dự đoán rằng một lượng lớn những doanh nghiệp nhỏ sẽ phá sản", theo Lv Changshun – một chuyên gia phân tích.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói rằng họ sẽ hết tiền trong 1 vài tháng tới.
Mặc dù chiếm 60% nền kinh tế và 80% lượng việc làm cả nước nhưng các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc vốn đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn để giúp họ mở rộng trong các cuộc khủng hoảng trong một thời gian dài.
Chủ tịch Tập Cận Bình cuối tuần vừa rồi đã cam kết sự tập trung lớn hơn vào việc khôi phục nền kinh tế với những chính sách tài chính tiên phong, tăng tốc các dự án xây dựng và nới lỏng dự trữ cho các ngân hàng thương mại để cung cấp thêm nhiều khoản vay.
Sự hỗ trợ từ những ngân hàng lớn của Trung Quốc nhằm đối phó với dịch bệnh đã thực hiện được phần nào, hầu hết là để đối phó trực tiếp với virus. Ngân hàng Công nghiệp và Thương Mại Trung Quốc (ICBC)– chủ nợ lớn nhất của cả nước cũng đã quyết định cung cấp khoản vay ưu đãi đối với 5% các doanh nghiệp nhỏ trong cả nước.
Trong một email trả lời phỏng vấn Bloomberg, ICBC nói rằng họ đã phân phối 5,4 tỷ NDT (tương đương 770 triệu USD) để giúp các công ty đối phó với virus corona. "Chúng tôi chấp thuận những đơn xin vay vốn từ những doanh nghiệp nhỏ ngay khi nhận được".
Tổng cộng, các ngân hàng Trung Quốc đã cung cấp khoảng 794 tỷ NDT để cho vay liên quan đến những nỗ lực ngăn chặn virus kể từ 20/2. Những ngân hàng nước ngoài như Citigroup cũng hạ lãi suất. Số liệu như vậy tức là, các doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc đối mặt với khoản trả lãi tương đương 36,9 nghìn tỷ NDT mỗi quý.
Công ty của Brigita hiện vay tiền từ 12 ngân hàng, cô nói rằng chỉ đạt được 1 thỏa thuận với một đơn vị để kéo dài thời hạn thanh toán nợ tới 2 tháng. Hiện tại, công ty vẫn trả lương cho nhân viên.
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vốn cũng đang lao đao trước khi virus corona ập đến. Chiến tranh thương mại cùng với những quy định thắt chặt về việc vay vốn đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống mức thấp nhất 3 thập kỷ vào năm ngoái.
Rủi ro lớn nhất là với ngành nhà hàng và phục vụ, du lịch, hàng không, khách sạn, trung tâm thương mại.
Yang – một quản lý của trung tâm thương mại 7 tầng ở Thượng Hải nói rằng một khách hàng điều hành 150 phòng khách sạn thường xuyên full phòng đã yêu cầu bỏ tiền thuê 1 tháng sau khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Yang dự kiến tình hình sẽ tiếp tục tồi tệ và kêu gọi sự giúp đỡ.
Phó giám đốc một công ty ở tỉnh An Huy thì nói rằng công ty anh thậm chí bị từ chối khoản vay theo hạn mức tín dụng hiện tại. Doanh thu giảm đã gây tổn hại nặng cho hồ sơ tín dụng của công ty và việc thiếu các dự án mới đồng nghĩa công ty không thể tìm được những nguồn kiếm thêm để phát triển. Nếu không được vay tiền, doanh nghiệp có thể sống trong 4 tháng hoặc lâu hơn nếu một vài khoản vay được hoãn trả.
Bản thân các ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nhiều nơi rơi vào tình trạng thiếu vốn. S&P đã dự đoán rằng tình trạng như hiện tại kéo dài có thể gây ra tỷ lệ nợ xấu lớn cho hệ thống ngân hàng, tăng gấp 3 lên mức 6,3%, lên 5,6 nghì tỷ NDT.
Vu Hai – chủ của Mei KTV – một chuỗi quán 100 Karaoke ở Trung Quốc đã công khai bày tỏ sự khó khăn trên WeChat.
Những quán bar của KTV đã đóng cửa theo lệnh của chính phủ, khiến dòng tiền bốc hơi. Những khoản vay đặc biệt sẽ giúp một phần nào nhưng vấn đề là chẳng ngân hàng nào cho vay mà không có điều kiện đi kèm cả.
Thông qua WeChat, Wu nói rằng chắc công ty chỉ còn tồn tại được 2 tháng nữa trước khi đóng cửa!
Link báo gốc: Hàng triệu doanh nghiệp Trung Quốc... chờ chết
Brigita – Giám đốc một trong những đại lý bán xe ô tô lớn nhất Trung Quốc giờ không còn lựa chọn nào nữa. 100 cửa hàng của công ty đã bị đóng cửa suốt 1 tháng nay bởi dịch COVID-19, lượng tiền dự trữ sắp cạn kiệt còn các ngân hàng thì miễn cưỡng kéo dài thêm 1,2 tháng hạn trả của những khoản nợ trị giá hàng tỷ NDT. Một vài chủ nợ khác cũng rục rịch đòi tiền.
"Nếu không thể trả nợ, mọi thứ sẽ trở nên hết sức tồi tệ", Brigita – chủ của công ty 10.000 nhân viên nói.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang đình trệ do nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, hàng triệu công ty trên khắp cả nước đang chạy đua với thời gian để tiếp tục sống.
Một khảo sát các công ty Trung Quốc vừa và nhỏ được công bố tháng này cho thấy 1/3 được hỏi nói rằng chỉ đủ tiền để trang trải chi phí trong 1 tháng, số còn lại nói rằng sẽ hết sạch tiền trong vòng 2 tháng.
Trong khi chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất, yêu cầu các ngân hàng thúc đẩy cho vay và nới lỏng điều kiện vay cho các doanh nghiệp để khôi phục hoạt động, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn nói rằng họ không thể tiếp cận khoản cần thiết để trang trải cho những khoản nợ sắp tới hạn và lương cho nhân viên. Nếu không có thêm những hỗ trợ tài chính hoặc nền kinh tế Trung Quốc bất ngờ hồi phục, một số doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải đóng cửa.
"Nếu Trung Quốc thất bại trong việc ngăn ngừa virus corona lây lan trong quý 1, tôi dự đoán rằng một lượng lớn những doanh nghiệp nhỏ sẽ phá sản", theo Lv Changshun – một chuyên gia phân tích.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói rằng họ sẽ hết tiền trong 1 vài tháng tới.
Mặc dù chiếm 60% nền kinh tế và 80% lượng việc làm cả nước nhưng các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc vốn đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn để giúp họ mở rộng trong các cuộc khủng hoảng trong một thời gian dài.
Chủ tịch Tập Cận Bình cuối tuần vừa rồi đã cam kết sự tập trung lớn hơn vào việc khôi phục nền kinh tế với những chính sách tài chính tiên phong, tăng tốc các dự án xây dựng và nới lỏng dự trữ cho các ngân hàng thương mại để cung cấp thêm nhiều khoản vay.
Sự hỗ trợ từ những ngân hàng lớn của Trung Quốc nhằm đối phó với dịch bệnh đã thực hiện được phần nào, hầu hết là để đối phó trực tiếp với virus. Ngân hàng Công nghiệp và Thương Mại Trung Quốc (ICBC)– chủ nợ lớn nhất của cả nước cũng đã quyết định cung cấp khoản vay ưu đãi đối với 5% các doanh nghiệp nhỏ trong cả nước.
Trong một email trả lời phỏng vấn Bloomberg, ICBC nói rằng họ đã phân phối 5,4 tỷ NDT (tương đương 770 triệu USD) để giúp các công ty đối phó với virus corona. "Chúng tôi chấp thuận những đơn xin vay vốn từ những doanh nghiệp nhỏ ngay khi nhận được".
Tổng cộng, các ngân hàng Trung Quốc đã cung cấp khoảng 794 tỷ NDT để cho vay liên quan đến những nỗ lực ngăn chặn virus kể từ 20/2. Những ngân hàng nước ngoài như Citigroup cũng hạ lãi suất. Số liệu như vậy tức là, các doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc đối mặt với khoản trả lãi tương đương 36,9 nghìn tỷ NDT mỗi quý.
Công ty của Brigita hiện vay tiền từ 12 ngân hàng, cô nói rằng chỉ đạt được 1 thỏa thuận với một đơn vị để kéo dài thời hạn thanh toán nợ tới 2 tháng. Hiện tại, công ty vẫn trả lương cho nhân viên.
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vốn cũng đang lao đao trước khi virus corona ập đến. Chiến tranh thương mại cùng với những quy định thắt chặt về việc vay vốn đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống mức thấp nhất 3 thập kỷ vào năm ngoái.
Rủi ro lớn nhất là với ngành nhà hàng và phục vụ, du lịch, hàng không, khách sạn, trung tâm thương mại.
Yang – một quản lý của trung tâm thương mại 7 tầng ở Thượng Hải nói rằng một khách hàng điều hành 150 phòng khách sạn thường xuyên full phòng đã yêu cầu bỏ tiền thuê 1 tháng sau khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Yang dự kiến tình hình sẽ tiếp tục tồi tệ và kêu gọi sự giúp đỡ.
Phó giám đốc một công ty ở tỉnh An Huy thì nói rằng công ty anh thậm chí bị từ chối khoản vay theo hạn mức tín dụng hiện tại. Doanh thu giảm đã gây tổn hại nặng cho hồ sơ tín dụng của công ty và việc thiếu các dự án mới đồng nghĩa công ty không thể tìm được những nguồn kiếm thêm để phát triển. Nếu không được vay tiền, doanh nghiệp có thể sống trong 4 tháng hoặc lâu hơn nếu một vài khoản vay được hoãn trả.
Bản thân các ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nhiều nơi rơi vào tình trạng thiếu vốn. S&P đã dự đoán rằng tình trạng như hiện tại kéo dài có thể gây ra tỷ lệ nợ xấu lớn cho hệ thống ngân hàng, tăng gấp 3 lên mức 6,3%, lên 5,6 nghì tỷ NDT.
Vu Hai – chủ của Mei KTV – một chuỗi quán 100 Karaoke ở Trung Quốc đã công khai bày tỏ sự khó khăn trên WeChat.
Những quán bar của KTV đã đóng cửa theo lệnh của chính phủ, khiến dòng tiền bốc hơi. Những khoản vay đặc biệt sẽ giúp một phần nào nhưng vấn đề là chẳng ngân hàng nào cho vay mà không có điều kiện đi kèm cả.
Thông qua WeChat, Wu nói rằng chắc công ty chỉ còn tồn tại được 2 tháng nữa trước khi đóng cửa!
Vân Đàm
Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg
Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Link báo gốc: Hàng triệu doanh nghiệp Trung Quốc... chờ chết