Hỗ trợ tín dụng gặp những rủi ro gì?

Hương Gorami

Verified Banker
Chào anh/chị, hiện em đang làm vị trí hỗ trợ tín dụng tại chi nhánh 1 ngân hàng. Em mới làm đc 1 thời gian và hiện giờ vẫn hơi mông lung về rủi ro có thể gặp phải đối với vị trí mình đang làm. Công việc của em chủ yếu là tiếp nhận hồ sơ sau khi khoản vay được phê duyệt, soạn thảo các văn bản tín dụng, kiểm soát hồ sơ trước khi cấp tín dụng và hoàn thiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo.

Nhiều khi em thấy cũng rủi ro do khách hàng có thể làm giả hồ sơ, dùng chữ ký đóng dấu (cái này vẫn có thể phát hiện ra) rồi thì nhiều khi giải ngân trên cơ sở cam kết bổ sung hồ sơ của quan hệ khách hàng mà khả năng bổ sung đc khá thấp, trong khi mình vẫn phải ký tên vào tờ trình đề xuất cấp tín dụng mục dành cho hỗ trợ (vì nhiều lý do nhạy cảm) :v

Em mong anh chị có kinh nghiệm làm ở vị trí này có thể chia sẻ những rủi ro có thể gặp phải đối với vị trí hỗ trợ tín dụng để chúng em phòng còn hơn chữa ạ :D Và khi rủi ro xảy ra, ví dụ kh quá hạn thì trách nhiệm của hỗ trợ là đến đâu ạ :D

Em cảm ơn :D (bài viết có thể mang hơi hướng thận trọng nhưng em đang muốn tìm hiểu vấn đề này quá ^^ )
 
Nghề hỗ trợ tín dụng là một bộ phận BackOffice, tùy thuộc vào từng ngân hàng mà bộ phần này thuộc khối nào.
Để hạn chế được những rủi ro bạn cần phải :
1.Đọc và thấm nhuần các Qui trình, qui định... có liên quan của ngân hàng bạn ban hành và đống thời đọc thêm các văn bản luật khác như : Luật NHNN, Luật các TCTD, Qui chế cho vay 1627, Qui chế về giới hạn tín dụng (thông tư 36),luật công chứng, luật đăng ký GDBĐ....
2.Khi soạn thảo văn bảo phải chọn đúng mẫu biểu của ngân hàng ban hành và nhập thông tin khách hàng, thông tin khoản vay, tài sản thật chính xác
3.Bạn phải trực tiếp đi công chứng và phải cho khách hàng ký các văn bản hợp đồng trước mặt của mình hoặc công chứng viên.Cần đối chiếu CMND, hộ khẩu, giấy kết hôn, độc thân...xem có đúng đối tường không và kiểm tra bản chính tài sản thế chấp so với bản phô tô định giá có khớp không. Lưu ý : phải dùng bút mực của mình, không dùng bút của khách hàng tránh trường hợp bút bay màu. Khi nhận tài sản bạn lưu ý phải nêu đầy đủ chi tiết từng loại tài sản có ký nhận rõ ràng, phần nào bỏ thì phải ký nháy lên
4.Khi nhận kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm bạn ngồi lại vài phút xem họ trả hồ sơ có đúng và đầy đủ không
5.Khi giải ngân : có nhiều mục đích vay vốn khác nhau nên mình chỉ nêu trường hợp giải ngân bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp
5.1.Giải ngân : khách hàng chỉ cung cấp hợp đồng mua bán => Bạn phải đọc kỹ những điều khoản của hợp đồng nhất là điều khoản thanh toán như thế nào, có hợp lý không. Bạn vào trang http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp để tra bên bán hàng có còn hoạt động không, in ra và lưu hồ sơ, lưu ý xem ngành nghề họ đăng ký có phù hợp với hợp đồng mua bán không. nếu không có đúng ngành nghề đăng ký bạn có thể yêu cầu bên bán cung cấp giấy phép kinh doanh thông qua CBTD. Còn nếu thấy nghi ngờ nữa thì đề xuất đi kiểm tra thực tế.
5.2.Giải ngân : Khách hàng cung cấp hợp đồng mua bán và hóa đơn GTGT => kiểm tra hợp đồng mua bán theo 5.1; còn hóa đơn bạn vào : http://www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn/tbphtc.do để xem hóa đơn đó có thực không.
6.Lập báo cáo giải ngân cần ghi rõ và và đầy đủ các trường hợp cho bổ sung sau
7.Khi giải ngân xong cần gửi mail thường xuyên để yêu cầu CBTD bổ sung chứng từ sau cho vay, bảo hiểm hết hạn, các biên bản sau cho vay...
8.Nếu thấy có nghi ngờ gì về hồ sơ cần báo cáo ngay cho Trưởng phòng/KSV để kịp thời ngăn chặn.
 
9.Những chứng từ bản chính mà khách hàng cung cấp cần scan màu lưu lại trên máy, hoặc ghi đổi chiếu bản chính.
10.Khi trả tài sản cho khách hàng cần trả đúng chủ tài sản, nếu nhận thay phải có văn bản ủy quyền và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
 
9.Những chứng từ bản chính mà khách hàng cung cấp cần scan màu lưu lại trên máy, hoặc ghi đổi chiếu bản chính.
10.Khi trả tài sản cho khách hàng cần trả đúng chủ tài sản, nếu nhận thay phải có văn bản ủy quyền và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Cảm ơn bài viết của anh!
 
Mục 5 hình như bạn lấn sân sang bên công việc của cán bộ tín dụng nhiều thì phải.
Theo mình rủi ro ở bộ phận hỗ trợ khi giải ngân ko đúng phê duyệt của các bộ phận liên quan và của ban lãnh đạo ngân hàng, thiếu chứng từ, hoá đơn, các điều kiện khác... Nhưng nếu có ý kiển chỉ đạo bằng văn bản hay mail nội bộ vẫn giải ngân bình thường, chắc ăn thì xin ý kiến của ngành dọc tại HO. Rủi ro khi bạn làm sai qui trình quy chế, và những điều cơ bản buộc phải biết khi ở cương vị một CV HTTD...
 
Bộ phận hỗ trợ thì những công việc đúng như bạn nói : Mình hiện tại đang làm tín dụng nhưng do chị hỗ trợ tín dụng bên mình đang nghỉ nên mình kiểm luôn : từ khâu trình hồ sơ, đăng ký đảm bảo, in giải ngân, cho khách hàng ký....
Theo mình để đảm bảo , hạn chế rủi ro : thứ nhất kiểm tra đầy đủ các thông tin trên hồ sơ giải ngân , sai thì báo lại bộ phận soạn.
Đăng ký đảm bảo cũng kiểm tra kĩ, còn những cái cam kết bổ sung khi giải ngân bắt khách hàng bổ sung cho đủ thì giải ngân.
Và bạn yên tâm, sau khi khách ký giải ngân còn có bộ phận kiểm tra giải ngân nữa cơ mà.
Làm hỗ trợ tín dụng cần sự bình tĩnh, cẩn trọng là ok.
Chúc bạn hoàn thành tốt công việc.
 
Nghe a Khoanp nói thì biết là nghiệp vụ cứng + thâm niên; chắc bg đã lên KSV? Mình góp ý thêm 1 điểm nữa: mối tương quan giữa CV HTTD + Lãnh đạo Phòng & Phòng phải có tiếng nói nhất định!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,234
Thành viên mới nhất
789clubvipbiz
Back
Bên trên