Jump to content

Featured Replies

Posted
Ông A thế chấp mảnh đất của mình để vay vốn tại cả 2 ngân hàng Z và Y, trong đó tại ngân hàng X ông A có đăng kí giao dịch bảo đảm, còn tại ngân hàng Y thì lại không đăng kí. Vậy việc thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Y có được coi là hợp lệ ko, bởi với thế chấp quyền sử dụng đất thì theo quyết định 163 là bắt buộc phải đăng kí giao dịch bảo đảm. Mong mọi người giúp đỡ:D
  • 3 weeks later...
Bạn nói đúng rồi đó, thế chấp quyền sử dụng đất mà ko đăng ký thế chấp thì chưa có phát sinh hiẽu lực. Hơn nữa nếu không đăng ký thế chấp thì sẽ không được quyền ưu tiên thanh toán thu hồ nợ. Chỉ khi nào ngân hàng có đăng ký giao dịch bảo đảm thu hồi nợ còn dư thì ngân hàng bạn mới được xử lý tàii sản thu hồi nợ.
ngân hàng nào mà cho vay thế chấp mà ko đăng ký gd bảo đảm vậy bạn? có fai là trường hợp này thì thường là ngân hàng y cho ông A vay mà chưa đăng ký gd bảo đảm để tất toán khoản vay bên ngân hàng x, rồi mang tài sản về dk gd bảo đảm cho ngân hàng y?
  • 4 weeks later...
  • Author
hoanglam: bên Y chưa đk giao dịch bảo đảm, khoản vây chưa cần tất toán bên X ông A vẫn vây được của ngân hàng khác mà bạn. lamtc:mình muốn hỏi là nếu không đăng kí giao dịch bảo đam với loại tài sản đã được quy định là bắt buộc phải đăng kí thì việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản đo có được chấp nhận ko?
[quote name='phuonghvnh']Ông A thế chấp mảnh đất của mình để vay vốn tại cả 2 ngân hàng Z và Y, trong đó tại ngân hàng X ông A có đăng kí giao dịch bảo đảm, còn tại ngân hàng Y thì lại không đăng kí. Vậy việc thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Y có được coi là hợp lệ ko, bởi với thế chấp quyền sử dụng đất thì theo quyết định 163 là bắt buộc phải đăng kí giao dịch bảo đảm. Mong mọi người giúp đỡ:D[/QUOTE] sao ông A ko vay luôn ở NH X, nơi ông A đã đăng ký GDĐB. ko hiểu câu hỏi của bạn. mà mình thấy TSĐB là đất đai thì NH cầm bìa đỏ rồi, làm j có cái gì mà mang wa NH Y thế chấp nữa. mình chưa thấy đối với KH cá nhân vì TS nhỏ, ít NH nào chấp nhận cho vay chung 1 tài sản cả, khi thanh lý rat phức tạp. [quote name='phuonghvnh']hoanglam: bên Y chưa đk giao dịch bảo đảm, khoản vây chưa cần tất toán bên X ông A vẫn vây được của ngân hàng khác mà bạn.[/QUOTE] vay = cách nào bạn, bạn nói rõ hơn đc ko, tai sản thế chấp NH X ròi , lấy cái gì qua NH Y thế chấp nữa vậy bạn.

Edited by petit zany

NH Y quá liều =)) cầm được cái gì trong tay mà bảo vay bảo đảm
Chẳng có cái gì [B]"bỏ túi làm tin" [/B]mà bank Y vẫn cho vay àh? Bìa đỏ ông X giữ rồi mà, lợi hại thật đấy? =))bạn có biết Bank Y phê duyệt hồ sơ thế nào không, chỉ giùm với để mình...giới thiệu khách :D:D:D
lạ thật, ông XYZ gì đó lấy đâu ra sổ đỏ mà đem qua ngân hàng Y nhỉ????????????????? Có 2 trường hợp: 1) Ngân hàng Y vô đối 2) Ông XYZ gì đó vô đối
ban kemcay2000 nói co li do, chắc đây tinh huong thay cô đưa ra đe thao luân thôi, hiên tai thực tê minh lam , môt ts k the the chấp môt luc hai ngân hàng dc, tru khi có hai bia thật, trg hợp nay trong thực tê vân có
[quote name='vhlong1088']ban kemcay2000 nói co li do, chắc đây tinh huong thay cô đưa ra đe thao luân thôi, hiên tai thực tê minh lam , môt ts k the the chấp môt luc hai ngân hàng dc, tru khi có hai bia thật, trg hợp nay trong thực tê vân có[/QUOTE] theo 163 thì vẫn có trường hợp thế tài sản đảm bảo tại 2 ngân hàng. vậy làm cách nào để thế chấp được nếu chỉ có 1 sổ đỏ.
[quote name='salem_1806']theo 163 thì vẫn có trường hợp thế tài sản đảm bảo tại 2 ngân hàng. vậy làm cách nào để thế chấp được nếu chỉ có 1 sổ đỏ.[/QUOTE] KH đã thế chấp tại NH A, nếu muốn thế chấp tiếp tại NH B thì phải có sự thỏa thuận thống nhất 3 bên: KH, NH A, NH B
một tài sản vẫn có thể thế chấp được 2 ngân hàng mà mọi người, NH Y sẽ ra thông báo cho NH X là ông A muốn thế chấp tài sản M (đang thế chấp tại NH X), NH X sẽ cùng NH Y mang sổ đỏ đến đăng ký giao dịch bảo đảm cho NH Y, sau đó thì sổ đỏ vẫn do NH X giữ, Tài sản M sau khi đăng ký giao dịch bảo đảm thì sẽ được thế chấp lần thứ 2 tại NHY
[quote name='phuonghvnh']Ông A thế chấp mảnh đất của mình để vay vốn tại cả 2 ngân hàng Z và Y, trong đó tại ngân hàng X ông A có đăng kí giao dịch bảo đảm, còn tại ngân hàng Y thì lại không đăng kí. Vậy việc thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Y có được coi là hợp lệ ko, bởi với thế chấp quyền sử dụng đất thì theo quyết định 163 là bắt buộc phải đăng kí giao dịch bảo đảm. Mong mọi người giúp đỡ:D[/QUOTE] Chắc bạn đang học về phần giao dịch bảo đảm của tín dụng ngân hàng à, theo như bạn thì ông A đang thế chấp mảnh đất tại NH X (có đăng ký giao dịch bảo đảm), muốn dùng lại mảnh đất này để xin vay tại NH Y (giá trị mảh đất đủ thế chấp cho 2 khoản vay), thì phải thỏa thuận với NH X mang sổ đỏ đi đăng ký giao dịch bảo đảm cho NH Y, thì được vay lần nữa bên NH Y, còn k đăng ký giao dịch bảo đảm thì không vay được bên NH Y Vấn đề này nằm trong chương tài sản bảo đảm, phần đăng ký giao dịch bảo đảm của tín dụng ngân hàng, bạn có thể đọc ở quyển này và xem trong quyết định 163 nếu mình nhớ không lầm

Edited by kietrose

  • 2 weeks later...
HỎI Tôi hiện đang có nhu cầu vay vốn ngân hàng và tôi đang là chủ sở hữu của 1 căn nhà tại thành phố Hà Nội, tôi đang thắc mắc không biết là có thể dùng sổ đỏ căn nhà mình để mang đi vay vốn ở 2 ngân hàng khác nhau được không? Mỗi ngân hàng tôi vay vốn một ít, chứ không vay dồn vào 1 ngân hàng cụ thể TƯ VẤN VIÊN DOANH SỐ 02 TRẢ LỜI Qúy Bạn thân mến ! Như chúng tôi hiểu thì Qúy Bạn đang có nhu cầu vay tiền ngân hàng và thế chấp bằng sổ đỏ ngôi nhà của mình, về thủ tục vay ngân hàng Qúy Bạn vui lòng nhấn chuột để xem thêm. Văn bản luật có quy định Điều 326 Bộ luật dân sự có quy định: cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình. Và Khoản 1, điều 432 quy định: Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Từ những quy định trên thì khi cầm cố tài sản để vay vốn, người đi vay phải chuyển tài sản đó để cho người nhận cầm cố quản lý và sử dụng tài sản đó. Còn đối với thế chấp tài sản thì người thế chấp được giữ lại tài sản thế chấp, chỉ dùng quyền sở hữu tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Điểm chung của hai loại hình này theo quy định là phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, đối với thế chấp tài sản thì việc thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký giao dịch đảm bảo. Như vậy: nếu Qúy bạn không cầm cố tài sản mà dùng tài sản để thế chấp thì phải công chứng, chứng thực hoặc đăng ký giao dịch đảm bảo. Vậy thì khi đã được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực, nghĩa là tài sản của Qúy bạn sẽ không được được công chứng hay chứng thực lần 2, và khi đó tài sản của bạn không thể vay vốn tại 2 ngân hàng khác nhau vì Qúy bạn không được công chứng 2 lần. Mặt khác khi Qúy bạn đã thế chấp sổ đỏ tại một ngân hàng nào đó mà Qúy bạn chưa thanh lý hợp đồng vay thì sổ đỏ của Qúy bạn vẫn đang được ngân hàng đó quản lý, nếu không có sổ đỏ thì làm sao Qúy bạn có thể mang đi thế chấp cho ngân hàng khác được.

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...