Giải quyết tình huống thế chấp đất cấp cho Hộ gia đình

NGUYENHUYHIEU

Verified Banker
Kính gửi: Các anh/chị.

Theo quy định hiện nay, khi thực hiện thủ tục thế chấp đối với đất cấp cho Hộ gia đình, các thành viên từ 15 tuổi trở lên có tên trong Sổ hộ khẩu đều phải đi ký hợp đồng thế chấp tại Phòng công chứng. Lúc trước bên mình (STB) chấp nhận cho khách hàng lập cam kết rồi về địa phương xác nhận nhưng giờ này thì không cho nữa. Đây thực là vấn đề nan giải và phức tạp (các thành viên trong gia đình đi học, đi làm ở xa, thậm chí là đi du học,..). Các anh/chị vui lòng chia sẻ cách làm tại các Ngân hàng anh/chị đang làm việc để cùng tham khảo nha.

Cảm ơn các anh/chị!
 
cái kiểu viêt chung chung là cấp cho "hộ ông" "hộ bà" nhiều lúc rất là mệt
Nếu trên bìa đỏ ghi rõ là cấp cho hộ ông A theo sổ hộ khẩu số xyz thì cứ căn cứ vào SHK
còn nếu chỉ ghi cấp cho hộ thì phải xin xác nhận nhâu khẩu vào thời điểm cấp số nữa.
CÒn trường hợp người trong khẩu không ở nơi cư trú (vd vào miền Nam) thì có thể ra phòng công chứng, làm văn bản ủy quyền rồi chuyển phát nhanh ra ...nhưng mất khá nhiều thời gian
 
Những bộ này thường rất phức tạp và bên mình không làm! Hộ gia đình tầm 5 hay 6 người dễ làm thì làm, còn đông quá thì thôi...!
 
trường hợp này thì đúng là rất phức tạp, thủ tục về tài sản, ủy quyền này khác phải làm chặt chẽ, chứ sau nhỡ phát sinh vde j về pháp lý thì rất là mệt mỏi. Thường thì các NH sẽ giải quyết cho các thành viên trong hộ ký 1 hợp đồng ủy quyền sử dụng tsan cho ng vay, cái HD này trc bên STB ycau KH ký có xác nhận của UBND, nhg để đảm bảo pháp lý tốt nhất thì nên ký qua công chứng
 
Kính gửi: Các anh/chị.

Theo quy định hiện nay, khi thực hiện thủ tục thế chấp đối với đất cấp cho Hộ gia đình, các thành viên từ 15 tuổi trở lên có tên trong Sổ hộ khẩu đều phải đi ký hợp đồng thế chấp tại Phòng công chứng. Lúc trước bên mình (STB) chấp nhận cho khách hàng lập cam kết rồi về địa phương xác nhận nhưng giờ này thì không cho nữa. Đây thực là vấn đề nan giải và phức tạp (các thành viên trong gia đình đi học, đi làm ở xa, thậm chí là đi du học,..). Các anh/chị vui lòng chia sẻ cách làm tại các Ngân hàng anh/chị đang làm việc để cùng tham khảo nha.

Cảm ơn các anh/chị!

Cái này bạn nên tham khảo cách làm và hướng dẫn của Bộ phận Pháp chế Ngân hàng bạn.
Nên đọc kỹ các quy định, quy chế về bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng tránh rủi ro về sau.
Đôi với những trường hợp khó "xơi" thì tốt nhất là từ chối KH, không nên cố quá làm gì.
 
Cái này bạn nên tham khảo cách làm và hướng dẫn của Bộ phận Pháp chế Ngân hàng bạn.
Nên đọc kỹ các quy định, quy chế về bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng tránh rủi ro về sau.
Đôi với những trường hợp khó "xơi" thì tốt nhất là từ chối KH, không nên cố quá làm gì.

Tớ thấy bạn này hướng dẫn chính xác rồi đấy. Trường hợp này "Hộ Gia đình" là đặt thù tốt nhất nên tham khảo chỗ Pháp chế và định giá của NH bạn để cho chắc ăn. Tớ thì được biết hiện nay thường xử lý thế này:
1. Khu nông thôn: Thì áp dụng biện pháp thực hiện ủy quyền có chứng thực và vô thời hạn (tránh việc HDTD hết hạn sau HD uy quyền hoặc nợ quá hạn mà HDUQ hết hạn)hoặc tất cả thành viên cùng trực tiếp ký vào Hợp đồng thế chấp.
2. Khu đô thị: Thì trích lục địa chính danh sách hộ tại thời điểm được cấp giấy và các thành viên này cùng ký tên thế chấp hoặc thực hiện hợp đồng ủy quyền.

Tớ chỉ biết thế các bạn khác có ý kiến thêm. Thanks.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,402
Thành viên mới nhất
nhacaisodo66a
Back
Bên trên