Đa phần các bạn sinh viên năm 1 sẽ cảm thấy “ngộp” khi chuyển từ môi trường Phổ thông sang môi trường Đại học. Các bạn hầu như chưa hình dung được môi trường học sắp tới sẽ như thế nào, từ đó tự tạo cho mình nhiều “nỗi sợ”. Nhưng bạn đừng quá lo lắng những “nỗi sợ” của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết GIẢI MÃ 6 "NỖI SỢ" KHI VÀO ĐẠI HỌC.
1. Sợ lên đại học là vùi đầu vào sách vở
Có khi nào bạn nghĩ học cấp 3 đã khó lên đại học còn khó hơn vạn lần, suốt ngày chỉ toàn bài bài, vở vở. Bạn không còn thấy những cái tên thân thuộc như Toán, Lý, Văn, … mà thay vào đó là Marketing B2B, Lập trình nhúng và IoT, Tổ chức điều hành Tour Inbound và Outbound, … mọi thứ thật sự xa lạ quá.
Nhưng tại trường Đại học Văn Hiến bạn không còn đau đầu với công thức hay những khái niệm trừu tượng phải học thuộc lòng, không quá căng thẳng trước các kỳ thi. Bạn được học tập theo phương pháp chủ động, được trải nghiệm ngành nghề ngay khi nhập học, được học tập và thực tập tại doanh nghiệp và nắm bắt cơ hội thực tập có lương tại Nhật Bản và quốc gia khác, được đánh giá thông qua các dự án, bài thuyết trình, ...
Hơn thế nữa, tại trường Đại học Văn Hiến sẽ có nhiều hoạt động ngoại khóa sôi nổi, ý nghĩa của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên và hơn 30 Câu lạc bộ, Đội – nhóm về học thuật, văn hóa, thể thao, tình nguyện để bạn tha hồ lựa chọn tham gia, giúp cho thời thanh xuân của bạn trở nên tươi đẹp hơn.
2. Sợ “đơn thương độc mã”
1. Sợ lên đại học là vùi đầu vào sách vở
Có khi nào bạn nghĩ học cấp 3 đã khó lên đại học còn khó hơn vạn lần, suốt ngày chỉ toàn bài bài, vở vở. Bạn không còn thấy những cái tên thân thuộc như Toán, Lý, Văn, … mà thay vào đó là Marketing B2B, Lập trình nhúng và IoT, Tổ chức điều hành Tour Inbound và Outbound, … mọi thứ thật sự xa lạ quá.
Nhưng tại trường Đại học Văn Hiến bạn không còn đau đầu với công thức hay những khái niệm trừu tượng phải học thuộc lòng, không quá căng thẳng trước các kỳ thi. Bạn được học tập theo phương pháp chủ động, được trải nghiệm ngành nghề ngay khi nhập học, được học tập và thực tập tại doanh nghiệp và nắm bắt cơ hội thực tập có lương tại Nhật Bản và quốc gia khác, được đánh giá thông qua các dự án, bài thuyết trình, ...
Hơn thế nữa, tại trường Đại học Văn Hiến sẽ có nhiều hoạt động ngoại khóa sôi nổi, ý nghĩa của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên và hơn 30 Câu lạc bộ, Đội – nhóm về học thuật, văn hóa, thể thao, tình nguyện để bạn tha hồ lựa chọn tham gia, giúp cho thời thanh xuân của bạn trở nên tươi đẹp hơn.
2. Sợ “đơn thương độc mã”
Anh Chị đi trước thường truyền tai nhau rằng lên đại học là tự lo, tự bơi, tự học, nếu không qua môn thì học lại, gặp khó khăn thì tự thân giải quyết chứ không có ai giúp đỡ bạn đâu.
Nhưng không, tại trường Đại học Văn Hiến bạn sẽ có thêm người đồng hành trong suốt thời gian học, đó chính là Cố vấn học tập và đội ngũ Mentor. Đây sẽ là những chuyên gia giúp bạn gỡ rối tơ lòng. Thầy Cô và Mentor luôn có mặt khi bạn cần, sẽ là người tư vấn, giải đáp tất cả những khó khăn trong quá trình học tập. Đặc biệt, Thầy Cô còn là chuyên gia tư vấn tâm lý trên cả tuyệt vời nữa nhé.
Bên cạnh đó, tất cả các thủ tục hành chính hoặc bất cứ vấn đề gì phát sinh trong quá trình theo học mà bạn cần sẽ được giải quyết nhanh chóng theo yêu cầu bởi Trung tâm Chăm sóc người học trường Đại học Văn Hiến hoạt động theo mô hình “1 cửa”, giúp bạn yên tâm học tập.
3. Sợ ti tỉ thứ phát sinh ngoài học phí
Học phí là nỗi sợ “truyền kiếp” của tất cả sinh viên và sẽ thật nặng gánh nếu mỗi năm học phí tăng một lần, đi kèm đó là “combo” phát sinh như đồng phục, giữ xe, bảng điểm, thẻ sinh viên, …
Gia nhập vào ngôi nhà chung trường Đại học Văn Hiến, bạn hoàn toàn yên tâm bởi cam kết không tăng học phí trong suốt khóa học. Tùy theo chính sách tuyển sinh của mỗi năm, trường Đại học Văn Hiến sẽ triển khai hình thức đóng học phí 2 lần/ học kỳ khi bạn làm Đơn xin gia hạn học phí và đối với sinh viên khó khăn, sẽ được hỗ trợ vay tiền đóng học phí với lãi suất 0%.
Bên cạnh đó bạn cũng không cần phải tốn chi phí khác về đồng phục, giữ xe, làm thẻ sinh viên và các chi phí hành chính khác, … bởi trường Đại học Văn Hiến sẽ hỗ trợ miễn phí cho bạn hầu hết các chi phí kể trên để bạn có thể yên tâm học tập.
4. Sợ chọn sai ngành học
Chọn sai ngành học không khác gì việc bạn đeo gông vào cổ, không có động lực, không thể phát huy năng lực, không thể chạm tới đỉnh cao của sự nghiệp, hơn hết cả là bạn đánh mất tuổi thanh xuân quý báu của bản thân. Vậy trót chọn sai ngành thì nên làm gì?
Là sinh viên Văn Hiến, bạn không phải lo lắng nếu chọn sai ngành học. Bạn sẽ được tư vấn ngay sau một học kỳ khi kết thúc môn “Nhập môn ngành” và hoạt động trải nghiệm ngành nghề, lúc đó bạn sẽ quyết định thay đổi ngành học phù hợp với sở trường của bản thân cũng không muộn.
5. Sợ ngoại ngữ
Áp lực học ngoại ngữ để ra trường chắc hẳn sẽ là nỗi ám ảnh với đại đa số các bạn sinh viên hiện nay, có những bạn sau 3 - 4 năm dài đằng đẵng vẫn “mờ mịt” về ngày ra trường chỉ vì chưa có chứng chỉ tiếng Anh hoặc không đáp ứng chuẩn đầu ra đối với sinh viên học tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung.
Là sinh viên Văn Hiến, bạn sẽ được đào tạo ngoại ngữ ngay tại Trung tâm Ngoại ngữ của trường một cách nhanh chóng và tiện lợi, Trung tâm Ngoại ngữ của Đại học Văn Hiến thường xuyên mở các lớp học và luyện thi các ngoại ngữ tiếng Anh – Hàn – Trung – Nhật.
Chuẩn đầu ra theo quy định của trường với các ngoại ngữ: tiếng Anh là IELTS quốc tế từ 4.5 hoặc tương đương (ngành chuyên Anh là 7.0), tiếng Nhật là JLPT N3, tiếng Hàn là TOPIK4, tiếng Trung là HSK cấp độ 4. Và như vậy, bạn hoàn toàn tự tin là công dân toàn cầu, cơ hội phát triển bản thân trong tương lai.
6. Sợ ra trường thất nghiệp
Đây có lẽ là nỗi lo lớn nhất của mỗi sinh viên sau năm tháng “dùi mài kinh sử”. Thất nghiệp thật sự đáng sợ khi bạn vẫn phải xin trợ cấp từ gia đình, rải đơn xin việc khắp nơi nhưng kết quả nhận về chỉ là sự im lặng, là cảm giác ngóng trông cuộc gọi báo tin từ nơi tuyển dụng nhưng vô vọng.
Ở Văn Hiến bạn không còn băn khoăn về nỗi lo thất nghiệp, bởi trường đã ký kết hợp tác với hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước, với ngân hàng việc làm đa dạng, sẵn sàng giới thiệu những vị trí công việc phù hợp với ngành nghề bạn học. Nhiệm vụ của bạn là phát huy năng lực và chinh phục nhà tuyển dụng thông qua các Ngày hội việc làm (Job Fair) do Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp và các doanh nghiệp phối hợp tổ chức hai lần trong một năm.
Theo thống kê nhiều năm gần đây, mỗi năm có trên 90% sinh viên Văn Hiến tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo. Đặc biệt hơn, các doanh nghiệp đánh giá cao sinh viên Văn Hiến với những ưu điểm: tinh thần chủ động học hỏi, ý thức trách nhiệm với công việc và năng lực thực tế.
Như vậy những “nỗi sợ” của bạn đã được giải quyết qua bài viết GIẢI MÃ 6 "NỖI SỢ" KHI VÀO ĐẠI HỌC một cách khá chi tiết rồi. Giờ đây bạn sẽ dễ dàng vượt qua những “nỗi sợ” ấy và tự tin đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Văn Hiến.
Nguồn: Internet
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: