Dự án không khả thi vẫn quyết định cho vay, tại sao?

tran_trang

Thành viên
Thầy em có cho 1 câu hỏi về nhà, bảo tìm hiểu, thầy cho ví dụ về một dự án nhưng khi tính ra để thực hiện dự án đó thì NPV<0 nếu mình là cán bộ tín dụng xét duyệt dự án đó thì có nên cho vay không, nếu được thì nên thuyết phục trưởng phòng như thế nào để được cho vay?Tại sao.
Câu hỏi thầy đưa cho sinh viên vào thế vẫn phải cho vay chứ không được từ chối, mang tính thực tiễn cuộc sống hơn là lý thuyết ạ. Vậy theo các anh chị đã làm tín dụng ở ngân hàng cho em lời giải đáp về trường hợp này như thế nào ạ?
 
Chắc la 2 DA phu thuoc nhau.DA 1co npv âm, dư an 2 co npv dương. Tổng npv của 2 d/a là dương. Muốn làm dư an 2 thi phải làm dư an 1. Vd thực tê thi a chưa nghi ra :D
Hoac cung co thê la cty cô tinh bop méo kê hoach dong tiền, chap nhận lô trong thời gian đầu đê bóp chết đôi thu (vd như dn FDI chuyển giá, Coca ep pha sản các dn vn trong thời kỳ đầu khi coca vao vn)
Anh nghi la thê, vi nhin vao hoạch định tc thi cty lô, nhưng thuc tê no co tiền đê tra nơ
 
Theo như mình học ý bạn thì khi NPV <0 mình chấp nhận dự án trong trường hợp đấy là dự án của nhà nước ( xây dựng cầu đường,...) thì cho vay , còn nếu là dự án của doanh nghiệp thì trừ khi doanh nghiệp đó có tình hình tài chính mấy năm trước tốt, tiềm lực tài chính mạnh... thì mình mới cho vay, còn nếu không rất rủi ro, vì đã là dự án thì thời gian đầu tư lâu, khó thu hồi vốn , NPV < 0 , thì dự án lỗ rồi như vậy rất rủi ro => không nên cho vay.
 
Cảm ơn anh và bạn về câu trả lời trên,kết thúc buổi học thầy mình có giải câu đó cho sinh viên một cách rất nhẹ nhàng là trong quá trình thẩm định DÁ ngân hàng quan tâm đến các chỉ têu như: Dòng tiền,NPV,IRR,DPP,PP, khả năng trả được nợ hay không của DN nằm trong lịch trả nợ, một khi tình hình hoạt động của DN không tốt hay không ổn định thì cán bộ tín dụng chỉ xét vào khả năng hoàn trả nợ DÁ của DN đó,cái đó CBTD có thể lách léo được.
Và theo mình tìm hiểu thì ở các NHCPTM hay ngân hàng nước ngoài NPV<0 thì vẫn cho vay đấy.
 
thế thì tính NPV ra làm j, minh chưa hiểu câu giải thích nay lắm.
giả sử dự án đầu tư với 100% vốn vay ngân hàng, xét đơn giản (loại bỏ thuế, chi phí vay,...) thì wacc trong công thức tính npv la lai suất ngân hàng. va npv <0 thì làm sao doanh nghiệp trả được nợ cho ngân hàng, lơ tơ mơ nợ nhảy nhóm là cũng toi rồi chứ :D
minh đông ý vs việc NPV<0 vẫn cho vay, nhưng đây la trường hopự đặc biệt, mang tính đặc thù, chứ k phải là dự án nào NPV<0 cũng cho vay :D
 
- Thứ 1: Dự án không hiệu quả nhưng dòng tiền của Dự án vẫn đảm bảo trả tất cả các nghĩa vụ của ngân hàng đúng hạn --> cho vay được.
- Thứ 2: Dự án có bảo lãnh của Chính Phủ/Bộ Tài Chính hoặc được bảo lãnh của tổ chức có uy tín, có khả năng thực hiện trả nợ thay cho Công ty trong trường hợp Công ty không trả được nợ
- Thứ 3: Dự án được bảo đảm bằng tài sản bảo đảm dễ phát mãi như tiền gửi tại Ngân hàng đó, trái phiếu Chính phủ (he he cái này thì lý thuyết thôi :)) còn thực tế thì k có cái thứ 3 này đâu)
- Thứ 4: Dự án tính hiệu quả theo quan điểm của Chủ Đầu Tư hay quan điểm của Ngân hàng :D
he he còn thầy còn ý kiến gì nữa cứ post, mình sẽ giải đáp cho bạn trong hiểu biết của mình :D mà trường bạn có nhu cầu thuê thầy giáo dạy part-time thì bảo mình luôn nhá :)) đang thik được đi dạy
 
Cảm ơn anh và bạn về câu trả lời trên,kết thúc buổi học thầy mình có giải câu đó cho sinh viên một cách rất nhẹ nhàng là trong quá trình thẩm định DÁ ngân hàng quan tâm đến các chỉ têu như: Dòng tiền,NPV,IRR,DPP,PP, khả năng trả được nợ hay không của DN nằm trong lịch trả nợ, một khi tình hình hoạt động của DN không tốt hay không ổn định thì cán bộ tín dụng chỉ xét vào khả năng hoàn trả nợ DÁ của DN đó,cái đó CBTD có thể lách léo được.
Và theo mình tìm hiểu thì ở các NHCPTM hay ngân hàng nước ngoài NPV<0 thì vẫn cho vay đấy.
bạn lấy câu trả lời của mình phần 2, 3 để chém lại thầy nhé :))
có khi được plus đấy :p
 
Theo như mình học ý bạn thì khi NPV <0 mình chấp nhận dự án trong trường hợp đấy là dự án của nhà nước ( xây dựng cầu đường,...) thì cho vay , còn nếu là dự án của doanh nghiệp thì trừ khi doanh nghiệp đó có tình hình tài chính mấy năm trước tốt, tiềm lực tài chính mạnh... thì mình mới cho vay, còn nếu không rất rủi ro, vì đã là dự án thì thời gian đầu tư lâu, khó thu hồi vốn , NPV < 0 , thì dự án lỗ rồi như vậy rất rủi ro => không nên cho vay.
chẹp nhìn cái ava của bạn y hệt cái ý muốn của mình, trừ new york :))
 
thế thì tính NPV ra làm j, minh chưa hiểu câu giải thích nay lắm.
giả sử dự án đầu tư với 100% vốn vay ngân hàng, xét đơn giản (loại bỏ thuế, chi phí vay,...) thì wacc trong công thức tính npv la lai suất ngân hàng. va npv <0 thì làm sao doanh nghiệp trả được nợ cho ngân hàng, lơ tơ mơ nợ nhảy nhóm là cũng toi rồi chứ :D
minh đông ý vs việc NPV<0 vẫn cho vay, nhưng đây la trường hopự đặc biệt, mang tính đặc thù, chứ k phải là dự án nào NPV<0 cũng cho vay :D
Mình phản bác câu trả lời này của bạn theo như mình đã học và được biết nhé,hiện tại ngân hàng nào đồng ý cho vay mà không có tài sản đảm bảo và cho vay hết 100% nguồn vốn của mình nào?rủi ro chết như chơi.Bạn cứ đặt địa vị mình là ngân hàng bạn có dám đem một số tiền lớn cho một công ty không biết rõ nguồn gốc và cũng không có cái gì đảm bảo để cho cty đó vay không,nó không kiện bạn ra tòa là may đấy.....
Đúng là npv<0 nào cũng cho vay mà còn phải xét đến nhiều yếu tố khác,và câu hỏi thầy mình đặt ra là" tại sao NPV<0 mà ngân hàng vẫn cho vay,và lý do tại sao ngân hàng lại đồng ý cho vay" nếu bạn đi phỏng vấn người ta hỏi bạn thế thì bạn trả lời là em không đồng ý cho vay à :D
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,407
Thành viên mới nhất
Jettwings
Back
Bên trên