Đối tượng nào được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội

BCGV

Administrator
Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập từ năm 2002 và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vậy những đối tượng nào sẽ được hưởng ưu đãi vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội?

1. Những đối tượng nào được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội?​

Việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được thực hiện dựa trên việc tái tổ chức Ngân hàng Phục vụ Người nghèo theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 4 tháng 10 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, nhằm cung cấp vay vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngày 11 tháng 3 năm 2003, Ngân hàng Chính sách xã hội chính thức đi vào hoạt động với phạm vi cho vay gói gọn trong những đối tượng đặc biệt của xã hội sau đây:

- Hộ nghèo

- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (hay còn gọi là chương trình 135)

- Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Các đối tượng cho vay ở trên sẽ được gọi chung là Người vay. Người vay khi vay vốn theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP không phải thế chấp tài sản. Trừ các tổ chức kinh tế thuộc các đối tượng sau:

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Đặc biệt, đối tượng vat là hộ nghèo sẽ được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội.

2. Điều kiện để học sinh, sinh viên mồ côi được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội​

Học sinh, sinh viên mồ côi là một trong những đối tượng thuộc diện được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên để được vay vốn thì học sinh, sinh viên cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Là học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động

- Đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận đưuọc vào học của nhà trường

- Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

- Học sinh, sinh viên mồ côi nhưng là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

+ Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật

+ Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật

+ Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.

3. Thủ tục vay vốn cho học sinh, sinh viên mồ côi tại Ngân hàng chính sách xã hội​

Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở khi đủ điều kiện. Khi đó, học sinh, sinh viên cần làm 01 bộ hồ sơ vay trực tiếp tại Ngân hàng chính sách xã hội gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường bản chính hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng)

Học sinh, sinh viên viết giấy đề nghị vay vốn theo mẫu có xác nhận của nhà trường đang theo học tại trường và là học sinh, sinh viên mồ côi có hoàn cảnh khó khăn gửi Ngân hàng chính sách xã họi nơi nhà trường đóng trụ sở để thực hiện đề nghị vay vốn

Sau khi nhận được hồ sơ xin vay, Ngân hàng chính sách xã hội sẽ xem xét hồ sơ cho vay, thu hồi nợ (gốc và lãi) và thực hiện các nội dung khác theo quy định

Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện một năm 2 lần vào các kỳ học:

+ Số tiền giải ngân từng lần căn cứ vào mức cho vay tháng và số tháng của từng học kỳ.

+ Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học được sử dụng làm căn cứ giải ngân cho 2 lần của năm học đó. Để giải ngân cho năm học tiếp theo phải có Giấy xác nhận mới của nhà trường.

Đến kỳ giải ngân, người vay mang Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, Khế ước nhận nợ đến điểm giao dịch quy định của Ngân hàng chính sách xã hội để nhận tiền vay. Trường hợp, người vay không trực tiếp đến nhận tiền vay được uỷ quyền cho thành viên trong hộ lĩnh tiền nhưng phải có giấy uỷ quyền có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Mỗi lần giải ngân, cán bộ Ngân hàng ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu người vay ký xác nhận tiền vay theo quy định.

Ngân hàng chính sách xã hội có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người vay theo phương thức Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay chuyển tiền cho học sinh, sinh viên nhận tiền mặt tại trụ sở Ngân hàng chính sách xã hội nơi gần trường học của học sinh, sinh viên hoặc chuyển khoản cho học sinh, sinh viên đóng học phí cho nhà trường theo đề nghị của người vay.

4. Lãi suất cho học sinh, sinh viên mồ côi vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội​

Lãi suất vay của học sinh, sinh viên mồ côi sẽ được căn cứ theo từng thời kỳ:

- Các khoản giải ngân cho vay từ 01/8/2011 trở đi sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay 0,65%/tháng.

- Các khoản cho vay từ trước đây còn dư nợ đến ngày 31/7/2011 vẫn được áp dụng lãi suất cho vay đã ghi trên Sổ tiết kiệm và vay vốn (hoặc Khế ước nhận nợ hoặc Hợp đồng tín dụng) cho đến khi thu hồi hết nợ.

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định nêu trên

Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.
Nguồn: Sưu Tầm
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên