Trong một tổ chức không thể tránh khỏi việc có những nhân viên vô kỷ luật, nói năng thiếu lịch sự, ăn mặc không phù hợp với nguyên tắc công sở, vệ sinh cá nhân kém... Là sếp, bạn buộc phải "ra tay".
Nhận diện
Họ bộc lộ rõ thái độ chia rẽ nội bộ, tách rời đoàn thể trong các câu lạc bộ, bữa tiệc... Bàn làm việc của họ là một đống những thứ hổ lốn - dấu hiệu của một bộ óc không có tổ chức. Mọi thứ cứ vứt bừa bãi và lung tung. Họ thường xuyên đi làm muột và bỗng dưng “biến mất” không lý do. Họ ít khi có mặt trong các cuộc họp, nếu có cũng ít phát biểu vì còn mải nói chuyện riêng.
Chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện
Trước hết, hãy “xin phép” họ để cả hai cùng sắp xếp thời gian nói chuyện với nhau. Bạn đưa ra vài lời nhận xét, góp ý nhẹ nhàng và thân mật. Đừng mở đầu bằng những lời đao to búa lớn hay những câu ra lệnh: Anh phải thế này, anh phải thế kia. Hãy cho họ chuẩn bị tâm lý, đừng làm họ lúng túng hay xấu hổ.
Không gay gắt và đùn đẩy trách nhiệm
Bạn nhận được những lời phàn nàn về cách đối xử, thói quen hay cách ăn mặc của nhân viên này thông qua một vài người khác. Tuy nhiên đừng đùn đẩy trách nhiệm kiểu: “vì người này nói thế này, người kia nói thế kia nên tôi mới nhắc anh/chị...”. Chuyển sang tư thế là người bị xúi giục sẽ không phải là cách thông minh để cho bạn góp ý và chỉ làm cho “kẻ quấy rối” trở nên bất trị mà thôi. Bạn cũng không nên tỏ thái độ gay gắt bằng cách nhấn mạnh như kiểu đã có đến “vài chục người phàn nàn về anh/chị...”. Càng làm họ bối rối thì tình hình sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.
Thẳng thắn và đơn giản
Đừng có quay họ như chong chóng. Hãy nói thẳng và chân thành: “Tôi nói chuyện này là vì muốn giúp anh/chị thành công hơn trong môi trường công việc…”. Sau đó nhấn mạnh, việc thay đổi của họ giúp họ có triển vọng thăng tiến hơn.
Gia hạn
Bạn hãy đưa cho những người vô kỷ luật một khoảng thời gian nào đó để thay đổi. Trong một vài trường hợp có thể là ngay lập tức hoặc là ngày mai. Một khung thời gian hợp lý sẽ giúp họ suy nghĩ và tự hiểu ra vấn đề.
Giám sát và kỷ luật
Sự thật là không phải lúc nào những người vô kỷ luật cũng dễ bảo. Nếu họ không thay đổi, tùy theo năng lực của họ mà tìm cách xử lý: Bạn không muốn mất họ, vậy thì hãy cho họ thêm cơ hội sửa chữa, có thể có mức phạt nhẹ. Nếu họ là một chuyên viên kém, còn chần chừ gì nữa, bạn có thể tìm cho mình một nhân viên mới mẫu mực hơn.
Việc thực hành những bước trên sẽ giúp bạn nhanh chóng “hướng thiện” cho những nhân viên vô kỷ luật. Đừng coi nhẹ việc góp ý hay khuyên răn họ. Chính điều này sẽ tạo ra cho bạn một đội ngũ nhân viên thành công và chuyên nghiệp. Rồi sẽ có lúc chính những anh chàng vô kỷ luật đó cảm ơn bạn đấy.
Nhận diện
Họ bộc lộ rõ thái độ chia rẽ nội bộ, tách rời đoàn thể trong các câu lạc bộ, bữa tiệc... Bàn làm việc của họ là một đống những thứ hổ lốn - dấu hiệu của một bộ óc không có tổ chức. Mọi thứ cứ vứt bừa bãi và lung tung. Họ thường xuyên đi làm muột và bỗng dưng “biến mất” không lý do. Họ ít khi có mặt trong các cuộc họp, nếu có cũng ít phát biểu vì còn mải nói chuyện riêng.
Chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện
Trước hết, hãy “xin phép” họ để cả hai cùng sắp xếp thời gian nói chuyện với nhau. Bạn đưa ra vài lời nhận xét, góp ý nhẹ nhàng và thân mật. Đừng mở đầu bằng những lời đao to búa lớn hay những câu ra lệnh: Anh phải thế này, anh phải thế kia. Hãy cho họ chuẩn bị tâm lý, đừng làm họ lúng túng hay xấu hổ.
Không gay gắt và đùn đẩy trách nhiệm
Bạn nhận được những lời phàn nàn về cách đối xử, thói quen hay cách ăn mặc của nhân viên này thông qua một vài người khác. Tuy nhiên đừng đùn đẩy trách nhiệm kiểu: “vì người này nói thế này, người kia nói thế kia nên tôi mới nhắc anh/chị...”. Chuyển sang tư thế là người bị xúi giục sẽ không phải là cách thông minh để cho bạn góp ý và chỉ làm cho “kẻ quấy rối” trở nên bất trị mà thôi. Bạn cũng không nên tỏ thái độ gay gắt bằng cách nhấn mạnh như kiểu đã có đến “vài chục người phàn nàn về anh/chị...”. Càng làm họ bối rối thì tình hình sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.
Sự thật là không phải lúc nào những người vô kỷ luật cũng dễ bảo (Ảnh minh hoạ)
Thẳng thắn và đơn giản
Đừng có quay họ như chong chóng. Hãy nói thẳng và chân thành: “Tôi nói chuyện này là vì muốn giúp anh/chị thành công hơn trong môi trường công việc…”. Sau đó nhấn mạnh, việc thay đổi của họ giúp họ có triển vọng thăng tiến hơn.
Gia hạn
Bạn hãy đưa cho những người vô kỷ luật một khoảng thời gian nào đó để thay đổi. Trong một vài trường hợp có thể là ngay lập tức hoặc là ngày mai. Một khung thời gian hợp lý sẽ giúp họ suy nghĩ và tự hiểu ra vấn đề.
Giám sát và kỷ luật
Sự thật là không phải lúc nào những người vô kỷ luật cũng dễ bảo. Nếu họ không thay đổi, tùy theo năng lực của họ mà tìm cách xử lý: Bạn không muốn mất họ, vậy thì hãy cho họ thêm cơ hội sửa chữa, có thể có mức phạt nhẹ. Nếu họ là một chuyên viên kém, còn chần chừ gì nữa, bạn có thể tìm cho mình một nhân viên mới mẫu mực hơn.
Việc thực hành những bước trên sẽ giúp bạn nhanh chóng “hướng thiện” cho những nhân viên vô kỷ luật. Đừng coi nhẹ việc góp ý hay khuyên răn họ. Chính điều này sẽ tạo ra cho bạn một đội ngũ nhân viên thành công và chuyên nghiệp. Rồi sẽ có lúc chính những anh chàng vô kỷ luật đó cảm ơn bạn đấy.