Đọc nhiều sách hay là 'lối tắt' đi tới thành công: Tài nguyên vật chất quyết định sự tự tin, tài nguyên tinh thần quyết định phương hướng chính xác!

The Banker

Super Moderator
Super Mod
Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều kiến thức hàng đầu thông qua việc đọc, vừa miễn phí, vừa dễ dàng có được, miễn là bạn biết cách chọn lọc cho chính xác và phù hợp với mình.

Đọc nhiều sách hay là 'lối tắt' đi tới thành công: Tài nguyên vật chất quyết định sự tự tin, tài nguyên tinh thần quyết định phương hướng chính xác!

Tài nguyên tinh thần, quyết định hướng đi đời bạn

Có một cư dân mạng nói rằng:

"Thế giới mà mỗi người nhìn thấy, thực chất đều là chính mình!"

Lý do cho quan điểm này cũng rất đơn giản, bởi vì kinh nghiệm và kiến thức của bạn sẽ xây dựng chế độ tư duy của bạn, quyết định nên cách mà bạn nhìn nhận thế giới, từ đó cũng quyết định luôn cách bạn phản ứng và biến đổi thế giới này như thế nào.

Vì vậy, "thế giới" hiển thị trước mặt bạn chính là "tấm gương" trong thế giới nội tâm của bạn!

Mà những gì thế giới nội tâm của bạn được tiếp nhận mỗi ngày có thể là những cuốn sách, những bài báo, video, phim truyền hình... Tất cả những sản phẩm văn hóa này đều tạo ra một thế giới nội tâm đầy phong phú cho riêng bạn, làm thay đổi bạn một cách tinh tế và ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế của bạn.


Đọc nhiều sách hay là lối tắt đi tới thành công: Tài nguyên vật chất quyết định sự tự tin, tài nguyên tinh thần quyết định phương hướng chính xác! - Ảnh 1.

Giáo viên Lương Minh – một người nổi tiếng trong lĩnh vực sản phẩm, từng so sánh nữ hoàng Elizabeth của Anh và Từ Hi thái hậu của Trung Quốc trên một tờ báo.

Hai người họ đều có những điểm tương đồng lớn. Ví dụ: đều là những người phụ nữ cầm quyền mạnh mẽ, và đều độc thân trong hơn 40 năm.

Nhưng hai người cũng có những điểm khác nhau, chẳng hạn:

Trong triều đại của Nữ hoàng Elizabeth, Anh trở thành một trong những quốc gia mạnh nhất ở châu Âu. Một loạt các nhà văn cho ra đời những kiệt tác nổi tiếng như Shakespeare và Francis Bacon đều nổi lên ở Vương quốc Anh. Do đó, Anh đã tăng cường khả năng hàng hải và muốn mở rộng nó hơn nữa.

Mà Từ Hi thái hậu, lại dùng chính thủ đoạn và trí tuệ của mình để duy trì sự cô lập đất nước và trói buộc tư tưởng.

Tất nhiên, phương hướng thống trị khác nhau của hai người có liên quan rất nhiều đến sự khác biệt thời đại và hoàn cảnh, nhưng đồng thời cũng không thể phủ nhận yếu tố "cá nhân" trong đó, mà thứ khác biệt đầu tiên chính là "tài nguyên tinh thần".

Những tài nguyên tinh thần này tạo thành thế giới quan của hai người.

Đó chính là lý do tôi muốn khuyên mọi người nên cố gắng đọc nhiều sách hơn. Người siêng đọc sách, không chỉ được trải nghiệm những điều tốt đẹp trong lịch sử, còn có thể tự mình đúc kết ra những bài học quý giá riêng cho bản thân.

Hãy học hỏi những kiến thức phù hợp nhất, bởi vì nó sẽ hồi báo cho bạn lợi nhuận tốt nhất!


Đọc nhiều sách hay là lối tắt đi tới thành công: Tài nguyên vật chất quyết định sự tự tin, tài nguyên tinh thần quyết định phương hướng chính xác! - Ảnh 2.

Nghịch lý "học cấp tốc": Bài học hàng đầu "giá rẻ", lại chẳng mấy ai nguyện ý đi mua!

Rất nhiều người bình thường cho rằng, muốn học được những kiến thức cấp cao, đều phải đến những trường đại học hàng đầu, bỏ ra chi phí cao để nghe những giáo viên nổi tiếng dạy.

Đương nhiên, nền tảng giáo viên và độ nổi tiếng của trường rất quan trọng, nhưng người bình thường học tri thức, thứ quan trọng nhất vẫn là tầm nhìn và tính nhẫn nại.

Năm 2006, Duan Yongping chi 620.000 USD để được ăn trưa với Warren Buffett.

Sau khi phiên đấu giá kết thúc vào năm đó, câu chuyện này đã gây xôn xao ở Trung Quốc một thời gian. Cư dân mạng đều hoài nghi động cơ của ông ta, có người cho rằng ông ta khoe khoang, cũng có người nói ông ta muốn tranh thủ học được bí kíp kinh doanh từ Buffett.

Nhưng Duan Yongping nói rằng, ông ấy đã từng học hỏi được rất nhiều điều từ Buffett, nên chi tiền ra chỉ vì muốn được gặp chính diện Buffett, nói lời cám ơn và bày tỏ sự ngưỡng mộ đã lâu.

Chứ nếu ông ta thực sự muốn học hỏi, đã không cần chi nhiều tiền như vậy, bởi lẽ thông qua các bài phát biểu, bài báo, bài nghiên cứu, thư viết cho các cổ đông... trước đây của Buffett, ông đã có thể tự mình nghiên cứu và học ra được nhiều bài học quý giá lại free hoàn toàn.

Nhìn lại sự việc này, tôi nhận ra bản thân chúng ta cũng có thể học hỏi được rất nhiều kiến thức hàng đầu thông qua việc đọc, vừa miễn phí, vừa dễ dàng có được, miễn là bạn biết cách chọn lọc cho chính xác và phù hợp với mình.

Tuy nhiên, phần đông mọi người lại luôn đi theo một tâm lý chung "của rẻ là của ôi", nên nghe bài học miễn phí lại đánh giá phiến diện rằng nó là những câu chữ vô dụng, rác rưởi, không đáng để dành thời gian đọc và nghiên cứu.

Thậm chí có nhiều người còn sẵn sàng chi không ít tiền để mua một phiên bản lỗi về học hỏi.

Khi bạn sẵn sàng chi tiền mua một "phiên bản lỗi" để tiếp thu nhanh chóng hơn, kiến thức hạng hai trong đó chỉ khiến cho bạn thu được lợi nhuận hạng ba.

Thế nên có đôi khi, thứ khiến chúng ta thua cuộc không phải cơ hội hay tài nguyên, mà chính là tầm nhìn và sự kiên nhẫn.

Chúng ta mong muốn học nhanh hơn, nhưng lại bỏ quên "khái niệm" việc học chưa bao giờ là dễ dàng.

Không có kiến thức nào là học nhanh và tiếp thu dễ, nhất là những kiến thức thực sự có giá trị.


Đọc nhiều sách hay là lối tắt đi tới thành công: Tài nguyên vật chất quyết định sự tự tin, tài nguyên tinh thần quyết định phương hướng chính xác! - Ảnh 3.

Vậy làm thế nào để học có hiệu quả?

1. Kiên trì học trong thời gian dài


Học tập là một quá trình tốn thời gian, đừng vội theo đuổi kết quả, cũng đừng vội bỏ cuộc khi thất bại. Con đường học tập không sợ chậm, chỉ sợ bỏ dở giữa chừng.
Hãy lập kế hoạch đọc sách một tiếng trước khi đi ngủ mỗi ngày!

2. Đọc những cuốn sách hay, nghe những người thành công nói chuyện, xem các cuộc phỏng vấn...

Đối với những cuốn sách dày, không nên lao đầu vào đọc cho nhanh, như vậy rất dễ nản. Cứ từ tốn nghiền ngẫm những thông tin hữu ích, mỗi ngày siêng đọc sẽ có lợi cho tư duy.

3. Đọc sách, học tập, đều cần tính kiên nhẫn

Có người hỏi tôi cách đọc và cách cải thiện tốc độ đọc sao cho hiệu quả.

Xin được trả lời: Mục đích bạn lái xe trên đường không phải để theo đuổi tốc độ, mà để về nhà an toàn. Nó cũng tương tự như việc đọc, thứ quan trọng không phải tốc độ, mà là kiến thức.

4. Đừng chỉ nhớ kết luận, mà hãy suy ngẫm tư duy và suy nghĩ logic của người viết đằng sau nội dung đó

Có rất nhiều kết luận ngắn gọn nhưng lại không đủ ý, bởi vì đa số nó đều do người biên soạn sách đúc kết lại. Nếu nó là câu nói trực tiếp của một ai đó, hãy dùng tư duy của bạn đến cảm nhận trước.

Đồng thời, so sánh xem suy nghĩ của mình có gì khác biệt, ai đúng ai sai, từ đó điều chỉnh cho mình bài học hiệu quả nhất.

5. Một trong những vai trò của học tập là hướng dẫn công việc, cuộc sống

Charlie Munger từng nói: "Nếu bạn muốn biết bản thân nên làm gì, trước tiên hãy làm rõ những gì bạn không nên làm."

Học tập là để áp dụng vào thực tế, chứ không phải để làm khái niệm sáo rỗng. Bài học càng hay, càng nên dùng nó cho công việc và cuộc sống!


Thiên Tuyết
Theo Trí Thức Trẻ

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Link báo gốc: Đọc nhiều sách hay là 'lối tắt' đi tới thành công: Tài nguyên vật chất quyết định sự tự tin, tài nguyên tinh thần quyết định phương hướng chính xác!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,407
Thành viên mới nhất
Jettwings
Back
Bên trên