Đình trệ sản xuất, DN không thể đổi lỗi hoàn toàn do NH

hoaiacc74

Thành viên tích cực
Hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ từ ngân hàng

Những hồ sơ vay mới hiện nay chủ yếu là của những khách hàng cũ vay lại. Còn đối với những khách hàng đang quan hệ mà sản xuất trì trệ thì khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh là rất hạn chế.
Thiếu vốn !
Theo số liệu thống kê, doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, giải thể, phá sản nguyên nhân do sản xuất kinh doanh thua lỗ chiếm 61,5%, do thiếu vốn chiếm 28,6%, do không tiêu thụ được sản phẩm chiếm 4,8%, còn lại là các nguyên nhân khác. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang kêu thiếu vốn và khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đối với những ngân hàng trước đây cho vay với mức lãi suất 23-24%/năm là quá cao, yêu cầu điều chỉnh lãi suất giảm hợp lý với chủ trương của NHNN làm sao vừa đảm bảo lợi ích của ngân hàng và giúp doanh nghiệp có vốn phát triển. Ông Nguyễn Ngọc Thắng – Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh yêu cầu, các NHTM cần xem xét có bao nhiêu doanh nghiệp đến vay vốn ngân hàng nhưng không vay được, lý do? Cụ thể dư nợ cho vay 4 nhóm ưu tiên (nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), xuất nhập khẩu và công nghiệp hỗ trợ) như thế nào? Hầu như các ngân hàng tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm ở mức âm hoặc có tăng nhưng rất thấp. Tính đến hết tháng 5/2012 tổng dư nợ của 14 NHTMCP trên địa bàn đạt trên 491.000 tỷ đồng, giảm 1,13% so với đầu năm, trong đó có 6 NHTMCP tăng dư nợ, 8 NHTMCP giảm dư nợ so với đầu năm. Tổng huy động vốn đạt 703 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với đầu năm, trong đó có 11 NHTMCP tăng nguồn vốn còn 3 NHTMCP giảm nguồn vốn. Theo ông Bùi Tấn Tài – Phó tổng giám đốc ACB, đây là một áp lực kinh doanh đối với các ngân hàng. Những hồ sơ vay mới hiện nay chủ yếu là của những khách hàng cũ vay lại. Còn đối với những khách hàng đang quan hệ mà sản xuất trì trệ thì khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh là rất hạn chế. Lãi suất cho vay cũ cao, nay khách hàng đòi giảm ngay xuống 14-15%/năm là rất khó. Còn theo bà Đỗ Sông Hồng – Phó Tổng giám đốc VietCapitalBank, khách hàng chủ yếu của VietCapitalBank là các DNNVV chiếm đến 70% tổng dư nợ cho vay, trong khi đó Thông tư 14 không có độ trễ mà doanh nghiệp lại yêu cầu giảm lãi suất ngay, trong khi phần lớn nguồn vốn huy động của ngân hàng là từ 1-3 tháng chiếm đến 90%. Hiện vốn tại ngân hàng dư nhiều, nếu khách hàng tốt, ngân hàng sẵn sàng cho vay với mức 15%/năm.
4fcc2693290d9_medium.jpg

Đình trệ sản xuất, DN không thể đổ lỗi hoàn toàn cho ngân hàng. Ảnh: H.Quang
Về việc gia hạn nợ cho khách hàng theo quyết định 780/2012/QĐ-NHNN (QĐ 780), ông Bùi Tấn Tài cho rằng, việc NHNN cho phép các NHTM gia hạn nợ cho khách hàng là một chủ trương rất tốt vì như thế sẽ hỗ trợ doanh nghiệp không bị giảm uy tín tín dụng do khó khăn tạm thời. Nhưng ông Tài cho rằng, đầu vào thế nào thì đầu ra thế đó, các thông số kỹ thuật không đổi thì xếp nhóm nợ cho khách hàng thế nào? ACB cũng đang rất khó khăn trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong tình hình hiện nay. Còn riêng đối với ACB cũng đang theo dõi các khoản nợ và tái cơ cấu các khoản nợ dựa trên cơ sở khách hàng còn khả năng trả lãi, vẫn hoạt động được. Ông Nguyễn Công Cảnh - Phó Tổng giám đốc ABBank cho biết, những khách hàng cũ của ABBank cũng đang gặp khó khăn, họ chưa có phương án kinh doanh hiệu quả hơn do hàng tồn kho còn nhiều, kinh doanh trì trệ dẫn đến nợ quá hạn ngân hàng… Do vậy, ABBank khó hỗ trợ đảo nợ và ngân hàng cũng đang muốn biết quy định, quy trình cụ thể về đảo nợ như thế nào cho đúng. Đại đa số khách hàng của ABBank đang ở nhóm 2. Do vậy, theo QĐ 780 thì việc xác định khách hàng có khả năng trả được nợ là rất khó khăn, trong khi đó có rất nhiều khách hàng muốn được gia hạn nợ. Còn ông Trần Anh Tuấn – Tổng giám đốc NamABank cho rằng, theo QĐ 780 thì việc cơ cấu lại nợ phải là những doanh nghiệp có khả năng trả nợ tốt, minh bạch. Như vậy, QĐ 780 làm sao thống nhất với QĐ 493/2005/QĐ-NHNN. Vì khi điều chỉnh kỳ hạn nợ thì ngân hàng sẽ thực hiện xếp hạng nội bộ, và những khách hàng này sẽ phải vay với mức lãi suất cao hơn. Dù khách hàng ở nhóm 2,3 thì các biện pháp xử lý nợ cũng phải được thực thi. Do vậy, để gia hạn nợ thì cần phải có sự hướng dẫn cụ thể của NHNN. Ngân hàng không thể giải quyết hết vấn đề Đình trệ sản xuất không thể đổ tất cả cho ngân hàng, vì khó khăn hiện nay của doanh nghiệp là bí đầu ra và hàng hóa tồn kho nhiều - ông Bùi Tấn Tài cho biết. Tình thế này khiến hiện nay ngân hàng tìm khách hàng tốt rất khó, vì khách hàng đang vướng nợ chưa trả hoặc một số vấn đề khác… Ông Nguyễn Đức Hiếu – Phó tổng giám đốc OCB đề nghị, việc hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ từ ngân hàng mà phải từ Chính phủ như hỗ trợ thuế, thủ tục, đất đai, hàng tồn kho… cho doanh nghiệp. Hiện nay, thủ tục hành chính quá lâu, quá chậm khiến một doanh nghiệp tốt muốn có một khoản tín dụng nhanh nhưng vướng rất nhiều. Đại diện HDBank nêu ý kiến, NHNN nhanh chóng trả lãi suất cho thị trường để các NHTM có phản ứng kinh doanh thị trường đúng nghĩa. Vì có nhiều khách hàng không nằm trong diện 4 nhóm được ưu tiên vay vốn nhưng ngân hàng vẫn cho vay lãi suất 14%/năm, nhưng khách hàng nằm trong diện 4 nhóm lại không đủ điều kiện để vay. Do vậy, cần hướng dòng vốn đến đúng nơi nó cần đến. Ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho rằng, các cấp các ngành phải cùng nhau tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các ngành khác tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, còn ngành Ngân hàng đang cùng UBND TP. Hồ Chí Minh giải quyết sức mua và giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp. Do vậy, các NHTM phải phối hợp với Quỹ Bảo lãnh DNNVV của TP. Hồ Chí Minh và phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp để chủ động tìm dự án, doanh nghiệp hiệu quả.
Doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, giải thể, phá sản nguyên nhân do sản xuất kinh doanh thua lỗ chiếm 61,5%, do thiếu vốn chiếm 28,6%, do không tiêu thụ được sản phẩm chiếm 4,8%, còn lại là các nguyên nhân khác.
Linh Lan
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,478
Thành viên mới nhất
vnzlvnvn60
Back
Bên trên