Định khoản nghiệp vụ huy động vốn

tran_minh_khoi

Verified Banker
NHỜ MỌI NGƯỜI ĐỊNH KHOẢN GIÚP NGHIỆP VỤ NÀY!

Trong ngày 15/4/Y tại Chi Nhánh NHNN & PTNT TP.HCM có nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

KH A đến nộp sổ tiền gửi có kỳ hạn 9 tháng với số tiền gốc là 800 triệu đồng, gửi vào ngày 15/9/Y-1 yêu cầu được rút trước hạn. Theo thể lệ tiền gửi của NH, KH A sẽ được hưởng mức lãi suất 0,8%/tháng và có thể rút lãi từng tháng, nếu rút trước hạn thì chỉ được hưởng lãi 0,2%/tháng. Khách hàng đã nhận tiền gửi được 5 tháng. NH dự chi tiền lãi từng tháng vào ngày KH gửi tiền và giao dịch tiền gửi chỉ thực hiện bằng tiền mặt.

Biết: NH áp dụng phương pháp dự thu, dự chi tiền lãi theo tháng vào ngày giải ngân hoặc nhận tiền gửi

CÁM ƠN MỌI NGƯỜI!
 
Re: định khoản nghiệp vụ huy động vốn

Gửi bạn.
Bạn xem lại câu: "Khách hàng đã nhận tiền gửi được 5 tháng."

Theo mình nó phải là: " Khách hàng đã nhận tiền LÃI được 5 tháng."

Nếu đúng như ý mình thì mình mới giải được, còn lại thì: Dữ kiện đề bài đã bị thừa câu đó. Có lẽ nào gửi 9 tháng, đã được 7 tháng rồi mà lại "đã nhận tiền gửi được 5 tháng", như thế là "rút gốc linh hoạt" ah?

Bạn xem lại và cùng trao đổi nhé.
 
Re: định khoản nghiệp vụ huy động vốn

Cho phép mình sửa câu "Khách hàng đã nhận tiền gửi được 5 tháng." thành " Khách hàng đã nhận tiền LÃI được 5 tháng."

Mình có lời giải như sau:

TÍNH LÃI
Ở đây, đề bài ghi là năm Y nên mình chưa biết năm đó là năm nhuận hay không nhuận tháng 02, nên mình tính lãi không kỳ hạn theo kiểu 01 tháng 30 ngày (theo luật).

+ Số ngày tính lãi không kỳ hạn (KKH): 15/4/Y - 15/9/Y-1 = 210 ngày (7 tháng mà).

+ Số tiền lãi KKH KH nhận được là: (800 triệu đồng * 210 ngày * 0,2%)/30 = 11.200.000 đồng

+ Số tiền NH đã dự thu lãi tiền gửi: 800 triệu đồng * 0,8% * 7 tháng = 44.800.000 đồng

+ Số tiền lãi KH đã nhận được 5 tháng là: 800 triệu đồng * 0,8% * 5 tháng = 32.000.000 đồng

+ Số tiền phải thu lại: 32.000.000 - 11.200.000 = 20.800.000 đồng

ĐỊNH KHOẢN:

+ Định khoản số tiền rút (Phiếu chi):
Ở đây bạn nói là "sổ tiền gửi có kỳ hạn 9 tháng" nên mình hiểu đó là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Còn tiền gửi có kỳ hạn thì người ta gọi là Hợp đồng tiền gửi.

Nợ Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (4232-KH A): 800 triệu đồng
Có Tài khoản tiền mặt tồn quỹ (1011-KH A): 800 triệu đồng

>> Xem lại bút toán Dự chi lãi tiền gửi của NH, họ đã định khoản:

Nợ Tài khoản Trả lãi tiền gửi (801-KH A): 44.800.000 đồng
Có Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VN (4913-KH A): 44.800 .000 đồng

>> Xem lại bút toán khi KH A đến nhận lãi 5 tháng, họ đã định khoản:
Nợ Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VN (4913-KH A): 32.000.000 đồng
Có Tài khoản tiền mặt tồn quỹ (1011-KH A): 32.000.000 đồng

+ Định khoản số tiền thu về từ KH A (Phiếu thu):
Nợ Tài khoản tiền mặt tồn quỹ (1011-KH A): 20.800.000 đồng
Có Tài khoản Trả lãi tiền gửi (801-KH A): 20.800.000 đồng

+ Định khoản lại số tiền dự chi nhưng chưa chi (làm 1 trong 2 bút toán sau):

+ Bút toán đỏ:
Nợ Tài khoản trả lãi tiền gửi (801-KH A): (12.800.000) đồng
Có Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VN (4913-KH A): (12.800.000) đồng
+ Bút toán thường:
Nợ Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VN (4913-KH A): 12.800.000 đồng
Có Tài khoản trả lãi tiền gửi (801-KH A): 12.800.000 đồng

Trên đây là một số cách giải của mình, chắc là còn thiếu sót, nên các bạn và mình cùng trao đổi và chia sẻ nhé.

Thân!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
gửi bạn tienduyet

Cho phép mình sửa câu "Khách hàng đã nhận tiền gửi được 5 tháng." thành " Khách hàng đã nhận tiền LÃI được 5 tháng."

Mình có lời giải như sau:

TÍNH LÃI
Ở đây, đề bài ghi là năm Y nên mình chưa biết năm đó là năm nhuận hay không nhuận tháng 02, nên mình tính lãi không kỳ hạn theo kiểu 01 tháng 30 ngày (theo luật).

+ Số ngày tính lãi không kỳ hạn (KKH): 15/4/Y - 15/9/Y-1 = 210 ngày (7 tháng mà).

+ Số tiền lãi KKH KH nhận được là: (800 triệu đồng * 210 ngày * 0,2%)/30 = 11.200.000 đồng

+ Số tiền NH đã dự thu lãi tiền gửi: 800 triệu đồng * 0,8% * 7 tháng = 44.800.000 đồng

+ Số tiền lãi KH đã nhận được 5 tháng là: 800 triệu đồng * 0,8% * 5 tháng = 32.000.000 đồng

+ Số tiền phải thu lại: 32.000.000 - 11.200.000 = 20.800.000 đồng

ĐỊNH KHOẢN:

+ Định khoản số tiền rút (Phiếu chi):
Ở đây bạn nói là "sổ tiền gửi có kỳ hạn 9 tháng" nên mình hiểu đó là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Còn tiền gửi có kỳ hạn thì người ta gọi là Hợp đồng tiền gửi.

Nợ Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (4232-KH A): 800 triệu đồng
Có Tài khoản tiền mặt tồn quỹ (1011-KH A): 800 triệu đồng

>> Xem lại bút toán Dự chi lãi tiền gửi của NH, họ đã định khoản:

Nợ Tài khoản Trả lãi tiền gửi (801-KH A): 44.800.000 đồng
Có Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VN (4913-KH A): 44.800 .000 đồng

>> Xem lại bút toán khi KH A đến nhận lãi 5 tháng, họ đã định khoản:
Nợ Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VN (4913-KH A): 32.000.000 đồng
Có Tài khoản tiền mặt tồn quỹ (1011-KH A): 32.000.000 đồng

+ Định khoản số tiền thu về từ KH A (Phiếu thu):
Nợ Tài khoản tiền mặt tồn quỹ (1011-KH A): 20.800.000 đồng
Có Tài khoản Trả lãi tiền gửi (801-KH A): 20.800.000 đồng

+ Định khoản lại số tiền dự chi nhưng chưa chi (làm 1 trong 2 bút toán sau):

+ Bút toán đỏ:
Nợ Tài khoản trả lãi tiền gửi (801-KH A): (12.800.000) đồng
Có Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VN (4913-KH A): (12.800.000) đồng
+ Bút toán thường:
Nợ Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VN (4913-KH A): 12.800.000 đồng
Có Tài khoản trả lãi tiền gửi (801-KH A): 12.800.000 đồng

Trên đây là một số cách giải của mình, chắc là còn thiếu sót, nên các bạn và mình cùng trao đổi và chia sẻ nhé.

Thân!

Bạn ơi ở phía trên bạn đã làm bút toán thoái chi cho số tiền đã dự chi vào cuối mỗi tháng, tính đến ngày 15/04/Y thì là 7 lần dự chi, tổng cộng đúng la 44.800.000 VND như bạn. Tại sao ở phía dưới lại còn có "Định khoản lại số tiền dự chi nhưng chưa chi" làm gì vậy?
Đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, trả lại định kì: về khoản dự chi NH sẽ hạch toán vào cuối mỗi tháng, và cứ 30 ngày kể từ ngày KH đến gửi tiền sẽ trả lãi.
Nếu như theo cách bạn làm, mình hiểu như thế này. Bạn dự chi cho 9 tháng; 57.600.000 VND, rồi bạn trừ đi cho dự chi 7 tháng: 44.800.000 VND nên mới xảy ra bút toán cuối cùng đúng không a?
 
KHÁCH HÀNG gửi tiền ngày 15/09/Y-1,mà khách hàng chỉ nhận lãi được 5 tháng(Tức là 15/02/Y)là thời gian người này nhận lãi định kì với số tiền là:800*0,8%*5=32 triệu
Đến ngày 15/4/Y người này đến rút tiền trước kì hạn:
_ngày 15/03:KH không đến nhận lãi định kì hàng tháng là 800*0,8%=6,4 triệu vậy số tiền này sẽ nhập gốc
_ngày 15/04:KH đến rút trước kì hạn biết số tiền gốc lúc này là 806,4 triệu,nhưng do rút trước kì hạn nên số tiền lãi phải tính lại là:800*7*0,2%=11,2 triệu
Ta định khoản như sau:
_thoái chi lãi:NỢ TK 1011:32 TRIỆU
CÓ TK 801:32 TRIỆU
_THOÁI CHI SỐ TIỀN NHẬP GỐC: NỢ TK 4232:6,4 TRIỆU
CÓ TK 79: 6,4 TRIỆU
_ĐẾN LÚC KHÁCH HÀNG RÚT TIỀN:NỢ TK4232:800 TRIỆU
NỢ TK 801:11,2 TRIỆU
CÓ TK 1011:811,2 TRIỆU
*NẾU LÀ BÚT TOÁN KÉP LÀM NHƯ SAU:
NỢ TK 4232:806,4 TRIỆU
CÓ TK 801:20,8 TRIỆU
CÓ TK 79:6,4 TRIỆU
CÓ TK 1011:779,2 TRIỆU
=>ĐÂY CHỈ LÀ DỰ TRẢ LÃI CUỐI NGÀY,NẾU ĐẦU NGÀY LÀM SẼ KHÁC
 
NHỜ MỌI NGƯỜI ĐỊNH KHOẢN GIÚP NGHIỆP VỤ NÀY!

Trong ngày 15/4/Y tại Chi Nhánh NHNN & PTNT TP.HCM có nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

KH A đến nộp sổ tiền gửi có kỳ hạn 9 tháng với số tiền gốc là 800 triệu đồng, gửi vào ngày 15/9/Y-1 yêu cầu được rút trước hạn. Theo thể lệ tiền gửi của NH, KH A sẽ được hưởng mức lãi suất 0,8%/tháng và có thể rút lãi từng tháng, nếu rút trước hạn thì chỉ được hưởng lãi 0,2%/tháng. Khách hàng đã nhận tiền lãi được 5 tháng. NH dự chi tiền lãi từng tháng vào ngày KH gửi tiền và giao dịch tiền gửi chỉ thực hiện bằng tiền mặt.

Biết: NH áp dụng phương pháp dự thu, dự chi tiền lãi theo tháng vào ngày giải ngân hoặc nhận tiền gửi

CÁM ƠN MỌI NGƯỜI!

Giải nè:
* Lãi dồn tích dự trả ngân hàng tính đến ngày 15/4/Y là: 800 x 7 x 0,8% = 44,8 (trđ)
* Vì rút trước hạn nên khách hàng A chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, nên lãi thực tế khách hàng A đc hưởng bằng: 800 x 7 x 0,2 = 11,2 (trđ).
----> Số lãi dồn tích đã dự trả mà không phải trả bằng: 44,8 -11,2 =33,6 (trđ).
* Thoái chi lãi dồn tích dự trả mà ko phải trả qua bút toán:
Nợ TK4911/KHA: 33,6
Có TK7900: 33,6.
* Số tiền lãi khách hàng A đã nhận: 800 x 5 x 0,8% = 32 (trđ).
----> St ngân hàng phải thu lại: 32 - 11,2 = 20,8 (trđ).
Thu lại st trên bằng cách khấu trừ từ tài khoản tiền gửi của khách hàng A. Kế toán tất toán, chi trả cho khách hàng A:
Nợ TK4212/KHA: 800
Có TK7900: 20,8
Có TK1011: 779,2
 
KHÁCH HÀNG gửi tiền ngày 15/09/Y-1,mà khách hàng chỉ nhận lãi được 5 tháng(Tức là 15/02/Y)là thời gian người này nhận lãi định kì với số tiền là:800*0,8%*5=32 triệu
Đến ngày 15/4/Y người này đến rút tiền trước kì hạn:
_ngày 15/03:KH không đến nhận lãi định kì hàng tháng là 800*0,8%=6,4 triệu vậy số tiền này sẽ nhập gốc
_ngày 15/04:KH đến rút trước kì hạn biết số tiền gốc lúc này là 806,4 triệu,nhưng do rút trước kì hạn nên số tiền lãi phải tính lại là:800*7*0,2%=11,2 triệu
Ta định khoản như sau:
_thoái chi lãi:NỢ TK 1011:32 TRIỆU
CÓ TK 801:32 TRIỆU
_THOÁI CHI SỐ TIỀN NHẬP GỐC: NỢ TK 4232:6,4 TRIỆU
CÓ TK 79: 6,4 TRIỆU
_ĐẾN LÚC KHÁCH HÀNG RÚT TIỀN:NỢ TK4232:800 TRIỆU
NỢ TK 801:11,2 TRIỆU
CÓ TK 1011:811,2 TRIỆU
*NẾU LÀ BÚT TOÁN KÉP LÀM NHƯ SAU:
NỢ TK 4232:806,4 TRIỆU
CÓ TK 801:20,8 TRIỆU
CÓ TK 79:6,4 TRIỆU
CÓ TK 1011:779,2 TRIỆU
=>ĐÂY CHỈ LÀ DỰ TRẢ LÃI CUỐI NGÀY,NẾU ĐẦU NGÀY LÀM SẼ KHÁC
Mình thấy phần thoái chi của b ko hợp lý.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,417
Thành viên mới nhất
agoraphobimerch
Back
Bên trên