Làm việc với tâm thế "vì kinh nghiệm chứ không vì tiền", nhiều bạn trẻ mới ra trường đã khốn đốn khi bị cho nghỉ việc mùa dịch.
Bạn tôi 23 tuổi, tốt nghiệp đại học và làm việc tại một công ty Marketing với mức lương bèo bọt. Thời gian đầu, phương châm sống của bạn đơn giản chỉ là: "Làm để lấy kinh nghiệm, để trau dồi kỹ năng".
Đến một ngày, đại dịch bùng phát, bạn mất việc, bạn chới với vì dăm ba đồng tiền tiết kiệm không đủ trang trải qua ngày. Bạn kêu gào: Thất nghiệp ở tuổi đôi mươi thật khủng khiếp...
Thất nghiệp cũng có nhiều kiểu: Đã đi làm lâu năm, cảm thấy nhàm chán với công việc, muốn nghỉ ngơi một thời gian rồi bắt đầu tìm kiếm môi trường mới để bứt phá. Hoặc thậm chí có người còn sẵn sàng chịu cảnh thất nghiệp để tự tạo ra giá trị riêng cho bản thân.
Đấy không phải là điều đáng sợ, chẳng qua người ta đang muốn thay đổi, muốn chọn cho mình con đường riêng bằng khối năm kinh nghiệm đã tích lũy... Nhưng có một kiểu khác là thất nghiệp ở tuổi đôi mươi, điều này mới thực sự kinh hãi.
Người trẻ, họ ra trường thường mang tâm thế "Kinh nghiệm là trên hết, tiền bạc chỉ là một phần". Và rồi hôm nay, bỗng dưng công ty mình đang làm và hàng ngàn doanh nghiệp khác đồng loạt đóng cửa vì dịch bệnh, bạn hoang mang không biết xoay sở thế nào, bạn cuống cuồng tìm việc mới.
Và bạn nhận ra rằng, để có được một việc làm trong thời điểm này, mình cần dồn hết 200% năng lực để chạy đua với hàng triệu ứng viên trẻ khác. Bạn sẽ phải đánh đổi sức khỏe bản thân vì công việc mới - có thể khiến mình nhiễm bệnh. Bạn có dám không?
Với người tạm gọi là đã ổn định, số dư tài khoản đủ nuôi sống vài tháng nếu ngừng việc, kinh nghiệm vừa đủ, tự tin được nhận trở lại công ty sau mùa dịch, họ có thể sống tịnh dưỡng, nghỉ ngơi trong thời gian này.
Còn với người trẻ, khi không có quá nhiều thứ trong tay, thất nghiệp mùa dịch là nỗi ám ảnh kinh hoàng: tiền điện, tiền nước, tiền nhà bủa vây... Có người lựa chọn quãng thời gian này để bổ sung những kiến thức còn thiếu sót. Có người quyết định về quê phụ mẹ trồng rau, nuôi gà, coi như nghỉ ngơi sau một chặng đường dài hai mấy năm, qua dịch, ta làm lại từ đầu. Lại có người nhân cơ hội đó mà thử sức với một công việc trái ngành, để tìm ra chân lý, lối đi cho đời mình.
Dĩ nhiên, bằng sự lựa chọn khác nhau, người ta sẽ nhận lại những kết quả cũng khác. Sau này, khi đi phỏng vấn, biết đâu nhà tuyển dụng hỏi: "Em đã làm gì trong mùa dịch"? Bạn sẽ trả lời thế nào: "Em bán hàng qua mạng, em làm công tác viên online, em dành thời gian học ngoại ngữ"... Câu chuyện bạn làm gì trong mùa dịch, kết quả của quá trình học hỏi, cố gắng đó sẽ phần nào đánh giá được kỹ năng mà bạn thích ứng khi xã hội thay đổi.
Thật đáng sợ nếu như bạn để CV của mình có một khoảng trắng trong thời gian này. Nhà tuyển dụng, họ là những người cực kỳ thấu đấu, sẽ chẳng ai qua mặt được họ bằng vài lời nói sáo rỗng khi bạn đổ lỗi "Vì dịch bệnh mà mình không làm được việc gì ra trò"...
Nhà nước khuyến khích công dân hạn chế ra đường, nhưng điều đó chẳng hề đồng nghĩa với việc người trẻ cho phép mình được nghỉ ngơi trong giai đoạn hiện tại. Người trẻ à, khó khăn thật, chật vật thật đấy, chúng ta quá yếu ớt cả về vật chất lẫn kinh nghiệm để chống chọi với "đại dịch".
Nhưng biết đâu, đây là cơ hội để ta mạnh dạn từ bỏ công việc dở dở ương ương mà lâu nay chúng ta không dám. Biết đâu, sau này, sẽ chẳng còn thời gian nào để ta học thêm vài thứ cần thiết cho tương lai... "Nếu cuộc đời chia cho bạn quân cờ xấu, hãy chứng tỏ cho xã hội thấy bạn là người chơi giỏi". Người trẻ thất nghiệp đáng sợ thật đấy, nhưng nếu bạn để tâm hồn và trí thức của mình cũng ngủ quên thì điều đó càng kinh hãi hơn nữa.
Link báo gốc: 'Đi làm vì kinh nghiệm' khiến nhiều bạn trẻ trả giá mùa dịch - VnExpress
Bạn tôi 23 tuổi, tốt nghiệp đại học và làm việc tại một công ty Marketing với mức lương bèo bọt. Thời gian đầu, phương châm sống của bạn đơn giản chỉ là: "Làm để lấy kinh nghiệm, để trau dồi kỹ năng".
Đến một ngày, đại dịch bùng phát, bạn mất việc, bạn chới với vì dăm ba đồng tiền tiết kiệm không đủ trang trải qua ngày. Bạn kêu gào: Thất nghiệp ở tuổi đôi mươi thật khủng khiếp...
Thất nghiệp cũng có nhiều kiểu: Đã đi làm lâu năm, cảm thấy nhàm chán với công việc, muốn nghỉ ngơi một thời gian rồi bắt đầu tìm kiếm môi trường mới để bứt phá. Hoặc thậm chí có người còn sẵn sàng chịu cảnh thất nghiệp để tự tạo ra giá trị riêng cho bản thân.
Đấy không phải là điều đáng sợ, chẳng qua người ta đang muốn thay đổi, muốn chọn cho mình con đường riêng bằng khối năm kinh nghiệm đã tích lũy... Nhưng có một kiểu khác là thất nghiệp ở tuổi đôi mươi, điều này mới thực sự kinh hãi.
Người trẻ, họ ra trường thường mang tâm thế "Kinh nghiệm là trên hết, tiền bạc chỉ là một phần". Và rồi hôm nay, bỗng dưng công ty mình đang làm và hàng ngàn doanh nghiệp khác đồng loạt đóng cửa vì dịch bệnh, bạn hoang mang không biết xoay sở thế nào, bạn cuống cuồng tìm việc mới.
Và bạn nhận ra rằng, để có được một việc làm trong thời điểm này, mình cần dồn hết 200% năng lực để chạy đua với hàng triệu ứng viên trẻ khác. Bạn sẽ phải đánh đổi sức khỏe bản thân vì công việc mới - có thể khiến mình nhiễm bệnh. Bạn có dám không?
Với người tạm gọi là đã ổn định, số dư tài khoản đủ nuôi sống vài tháng nếu ngừng việc, kinh nghiệm vừa đủ, tự tin được nhận trở lại công ty sau mùa dịch, họ có thể sống tịnh dưỡng, nghỉ ngơi trong thời gian này.
Còn với người trẻ, khi không có quá nhiều thứ trong tay, thất nghiệp mùa dịch là nỗi ám ảnh kinh hoàng: tiền điện, tiền nước, tiền nhà bủa vây... Có người lựa chọn quãng thời gian này để bổ sung những kiến thức còn thiếu sót. Có người quyết định về quê phụ mẹ trồng rau, nuôi gà, coi như nghỉ ngơi sau một chặng đường dài hai mấy năm, qua dịch, ta làm lại từ đầu. Lại có người nhân cơ hội đó mà thử sức với một công việc trái ngành, để tìm ra chân lý, lối đi cho đời mình.
Dĩ nhiên, bằng sự lựa chọn khác nhau, người ta sẽ nhận lại những kết quả cũng khác. Sau này, khi đi phỏng vấn, biết đâu nhà tuyển dụng hỏi: "Em đã làm gì trong mùa dịch"? Bạn sẽ trả lời thế nào: "Em bán hàng qua mạng, em làm công tác viên online, em dành thời gian học ngoại ngữ"... Câu chuyện bạn làm gì trong mùa dịch, kết quả của quá trình học hỏi, cố gắng đó sẽ phần nào đánh giá được kỹ năng mà bạn thích ứng khi xã hội thay đổi.
Thật đáng sợ nếu như bạn để CV của mình có một khoảng trắng trong thời gian này. Nhà tuyển dụng, họ là những người cực kỳ thấu đấu, sẽ chẳng ai qua mặt được họ bằng vài lời nói sáo rỗng khi bạn đổ lỗi "Vì dịch bệnh mà mình không làm được việc gì ra trò"...
Nhà nước khuyến khích công dân hạn chế ra đường, nhưng điều đó chẳng hề đồng nghĩa với việc người trẻ cho phép mình được nghỉ ngơi trong giai đoạn hiện tại. Người trẻ à, khó khăn thật, chật vật thật đấy, chúng ta quá yếu ớt cả về vật chất lẫn kinh nghiệm để chống chọi với "đại dịch".
Nhưng biết đâu, đây là cơ hội để ta mạnh dạn từ bỏ công việc dở dở ương ương mà lâu nay chúng ta không dám. Biết đâu, sau này, sẽ chẳng còn thời gian nào để ta học thêm vài thứ cần thiết cho tương lai... "Nếu cuộc đời chia cho bạn quân cờ xấu, hãy chứng tỏ cho xã hội thấy bạn là người chơi giỏi". Người trẻ thất nghiệp đáng sợ thật đấy, nhưng nếu bạn để tâm hồn và trí thức của mình cũng ngủ quên thì điều đó càng kinh hãi hơn nữa.
Thiên Thanh
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Link báo gốc: 'Đi làm vì kinh nghiệm' khiến nhiều bạn trẻ trả giá mùa dịch - VnExpress