Trong khi Bộ đang có thông điệp dừng mở ngành mới, trường mới liên quan đến nhóm ngành kinh tế, thì nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, không ít SV kinh tế được đào tạo chính quy nhưng ra trường vẫn thiếu kỹ năng trầm trọng.
Hội nghị hoạt động liên kết của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM với Doanh nghiệp, tổ chức ngày 28/12 phần nào chỉ ra bất cập này.
[TABLE="width: 500, align: center"]
[TR]
[TD="align: center"][/TD]
[/TR]
[/TABLE]
SV kinh tế thiếu kỹ năng là thường
“Nhiều nhà tuyển dụng nói rằng, nhiều sinh viên đến xin việc với chúng tôi có cả hai bằng đại học nhưng chúng tôi phải từ chối vì các em thiếu kỹ năng, và không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp” – bà Nguyễn Thanh Mỹ, Công ty cổ phần Uớc mơ xanh cho biết.
Theo bà Mỹ, SV ngày nay có nhiều cơ hội hơn trước, được nhà trường tạo điều kiện nhiều, tuy nhiên SV chưa hiểu được “kỹ năng mềm” sau khi ra trường quan trọng như thế nào. Không chỉ riêng SV Trường kinh tế mà các trường kỹ thuật hàng đầu như Bách khoa, Khoa học Tự nhiên…cũng rất thiếu kỹ năng.
[TABLE="width: 500, align: center"]
[TR]
[TD="align: center"][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="bgcolor: #E3E3E3, align: center"]ông Huỳnh Song Hào Phó tổng giám đốc Vietcombank[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Theo bà Trần Thị Tuyết Lan – Công ty Nestlé Việt Nam, mặc dù SV trường kinh tế đã được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn, thể hiện được sự nhanh nhạy, năng động trong kỹ năng làm việc nhóm nhưng kỹ năng tự phát triển chưa thực sự mạnh mẽ mà chỉ trông chờ vào người chỉ việc. Thậm chí nhiều SV mới, được chỉ A làm A, chỉ B làm B chứ chưa tìm ra C, D. Ngoài ra khả năng sự phát triển bản thân chưa đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp.
Đại diện công ty bảo hiểm nhân thọ Cathay Life nêu quan điểm, có nhiều SV tới thực tập, làm việc tại công ty ông, quá trình làm việc đã chứng tỏ được năng lực rất giỏi, có tài năng và có thể đi xa hơn được. Tuy nhiên trình độ tiếng Anh của SV rất kém. “Muốn làm được cán bộ đầu ngành hoặc cận đầu ngành trong công ty nước ngoài tiếng Anh rất quan trọng. SV không cần phải lấy bằng cử nhân về tiếng Anh nhưng cần nói, nghe, đọc và viết được” - đại diện Cathay Life khuyên.
Theo quan điểm của ông Huỳnh Song Hào – phó Tổng giám đốc ngân hàng Vietcombank, ngoài việc có trình độ, bằng cấp, đáp ứng được công việc…thì kỹ năng mềm trong xử lý tình huống và khả năng ngoại ngữ của SV kinh tế cũng còn hạn chế.“Ngoại ngữ không chỉ là tiếng Anh, chúng tôi cần nguồn nhân lực sử dụng được nhiều ngoại ngữ” – theo lời ông Hào.
Bà Lưu Bảo Hương – Công ty TNHH nhóm định hình SaPa Bến Thành nêu ý kiến, khi bước chân vào đại học, nhà trường nên định hướng cho SV là 10 năm, 20 năm các em sẽ làm gì, để SV biết học cái gì và công việc của mình sau này.
Mạnh dạn trao quyền, thay vì “rót nước, pha trà”?
Bà Nguyễn Thanh Mỹ bày tỏ: “Nhiều SV đi thực tập chỉ pha trà, rót nước, photocopy…làm những công việc đơn giản nên thời gian thực tập rất uổng; thậm chí nhiều SV gọi điện bảo rằng “Cô ơi em là SV năm 4 rồi nhưng bây giờ em cũng không biết làm như thế nào”. Vì vậy nhà trường nên định hướng cho SV, nhất là những năm đầu, bởi đa số SV thường đăng kí theo nguyện vọng tốt, điểm cao…nhưng khi không đậu phải xuống ngành dưới; lúc này các em rất mơ hồ, không hiểu được cái giá của ngành mình đang học”
[TABLE="width: 500, align: center"]
[TR]
[TD="align: center"][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="bgcolor: #E3E3E3, align: center"]Nhiều Doanh nghiệp chê SV kinh tế ra trường yếu kĩ năng[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Đại diện ngân hàng Sacombank cũng cho biết khoảng 80% SV kinh tế sau khi thực tập tại Sacombank đều nhận được công việc sau thời gian thực tập. Tuy nhiên đa số các em mới ra trường chưa hình dung được làm trong ngân hàng thì làm cái gì. Vì vậy trong quá trình thực tập ngân hàng luôn mạnh dạn trao quyền cho các bạn, để các bạn đứng ra tổ chức thì sẽ rèn luyện được rất nhiều kỹ năng.
Đại diện ngân hàng Vietcombank, ông Huỳnh Song Hào cho rằng, trong quá trình thực tập, nhà trường nên giới thiệu cho mỗi SV chọn một đề tài để doanh nghiệp cùng phối hợp xây dựng đề tài cho các em. Ngoài ra SV cũng nên hiểu rằng bản chất của việc thực tập ngoài việc mang lại lợi ích cho các em thì cũng phải mang lại gì cho DN, có như vậy doanh nghiệp mới hỗ trợ cho SV.
“Nhiều SV thực tập chỉ đến một hai buổi, bảo làm gì thì làm. Đó là các em đang làm cho mình chứ không phải làm cho doanh nghiệp. Các em phải làm cho doanh nghiệp để chúng tôi thấy rằng các em là nguồn nhân lực cho doanh nghiệp”.
Cùng quan điểm, bà Phạm Thị Mỹ Hạnh, Phó tổng giám đốc công ty Cổ phần trang sức Phú Nhuận (PNJ) nêu ý kiến, nhiều sinh viên khi đi thực tập thường những nội dung rập khuôn giới thiệu về các doanh nghiệp có bao nhiêu nhân công, làm gì…khiến thông tin doanh nghiệp bị rò rỉ.
Vị phó tổng giám đốc PNJ đề nghị, nhà trường nên đưa ra các đề tài để các em về thực tập, doanh nghiệp sẽ nâng cấp SV lên. Ngoài ra không phải làm cho nước ngoài thì mới cần giỏi ngoại ngữ, các công ty trong nước cũng rất cần ngoại ngữ.
Phản hồi lại ý kiến của các DN, đại diện Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng, những ý kiến của doanh nghiệp đã thể hiện được sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với nhà trường và sinh viên.
Tuy nhiên do nhu cầu của DN là rất lớn nên rất khó khăn trong việc chọn chương trình chất lượng. Thậm chí có những khóa đào tạo mất tiền, thời gian nhưng lại không được hài lòng. Vì vậy nhà trường cần sự thẩm định của các doanh nghiệp đối với các chương trình đào tạo.
Hội nghị hoạt động liên kết của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM với Doanh nghiệp, tổ chức ngày 28/12 phần nào chỉ ra bất cập này.
[TABLE="width: 500, align: center"]
[TR]
[TD="align: center"][/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Bà Nguyễn Thanh Mỹ - Công ty CP Ước Mơ Xanh
SV kinh tế thiếu kỹ năng là thường
“Nhiều nhà tuyển dụng nói rằng, nhiều sinh viên đến xin việc với chúng tôi có cả hai bằng đại học nhưng chúng tôi phải từ chối vì các em thiếu kỹ năng, và không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp” – bà Nguyễn Thanh Mỹ, Công ty cổ phần Uớc mơ xanh cho biết.
Theo bà Mỹ, SV ngày nay có nhiều cơ hội hơn trước, được nhà trường tạo điều kiện nhiều, tuy nhiên SV chưa hiểu được “kỹ năng mềm” sau khi ra trường quan trọng như thế nào. Không chỉ riêng SV Trường kinh tế mà các trường kỹ thuật hàng đầu như Bách khoa, Khoa học Tự nhiên…cũng rất thiếu kỹ năng.
[TABLE="width: 500, align: center"]
[TR]
[TD="align: center"][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="bgcolor: #E3E3E3, align: center"]ông Huỳnh Song Hào Phó tổng giám đốc Vietcombank[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Theo bà Trần Thị Tuyết Lan – Công ty Nestlé Việt Nam, mặc dù SV trường kinh tế đã được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn, thể hiện được sự nhanh nhạy, năng động trong kỹ năng làm việc nhóm nhưng kỹ năng tự phát triển chưa thực sự mạnh mẽ mà chỉ trông chờ vào người chỉ việc. Thậm chí nhiều SV mới, được chỉ A làm A, chỉ B làm B chứ chưa tìm ra C, D. Ngoài ra khả năng sự phát triển bản thân chưa đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp.
Đại diện công ty bảo hiểm nhân thọ Cathay Life nêu quan điểm, có nhiều SV tới thực tập, làm việc tại công ty ông, quá trình làm việc đã chứng tỏ được năng lực rất giỏi, có tài năng và có thể đi xa hơn được. Tuy nhiên trình độ tiếng Anh của SV rất kém. “Muốn làm được cán bộ đầu ngành hoặc cận đầu ngành trong công ty nước ngoài tiếng Anh rất quan trọng. SV không cần phải lấy bằng cử nhân về tiếng Anh nhưng cần nói, nghe, đọc và viết được” - đại diện Cathay Life khuyên.
Theo quan điểm của ông Huỳnh Song Hào – phó Tổng giám đốc ngân hàng Vietcombank, ngoài việc có trình độ, bằng cấp, đáp ứng được công việc…thì kỹ năng mềm trong xử lý tình huống và khả năng ngoại ngữ của SV kinh tế cũng còn hạn chế.“Ngoại ngữ không chỉ là tiếng Anh, chúng tôi cần nguồn nhân lực sử dụng được nhiều ngoại ngữ” – theo lời ông Hào.
Bà Lưu Bảo Hương – Công ty TNHH nhóm định hình SaPa Bến Thành nêu ý kiến, khi bước chân vào đại học, nhà trường nên định hướng cho SV là 10 năm, 20 năm các em sẽ làm gì, để SV biết học cái gì và công việc của mình sau này.
Mạnh dạn trao quyền, thay vì “rót nước, pha trà”?
Bà Nguyễn Thanh Mỹ bày tỏ: “Nhiều SV đi thực tập chỉ pha trà, rót nước, photocopy…làm những công việc đơn giản nên thời gian thực tập rất uổng; thậm chí nhiều SV gọi điện bảo rằng “Cô ơi em là SV năm 4 rồi nhưng bây giờ em cũng không biết làm như thế nào”. Vì vậy nhà trường nên định hướng cho SV, nhất là những năm đầu, bởi đa số SV thường đăng kí theo nguyện vọng tốt, điểm cao…nhưng khi không đậu phải xuống ngành dưới; lúc này các em rất mơ hồ, không hiểu được cái giá của ngành mình đang học”
[TABLE="width: 500, align: center"]
[TR]
[TD="align: center"][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="bgcolor: #E3E3E3, align: center"]Nhiều Doanh nghiệp chê SV kinh tế ra trường yếu kĩ năng[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Đại diện ngân hàng Sacombank cũng cho biết khoảng 80% SV kinh tế sau khi thực tập tại Sacombank đều nhận được công việc sau thời gian thực tập. Tuy nhiên đa số các em mới ra trường chưa hình dung được làm trong ngân hàng thì làm cái gì. Vì vậy trong quá trình thực tập ngân hàng luôn mạnh dạn trao quyền cho các bạn, để các bạn đứng ra tổ chức thì sẽ rèn luyện được rất nhiều kỹ năng.
Đại diện ngân hàng Vietcombank, ông Huỳnh Song Hào cho rằng, trong quá trình thực tập, nhà trường nên giới thiệu cho mỗi SV chọn một đề tài để doanh nghiệp cùng phối hợp xây dựng đề tài cho các em. Ngoài ra SV cũng nên hiểu rằng bản chất của việc thực tập ngoài việc mang lại lợi ích cho các em thì cũng phải mang lại gì cho DN, có như vậy doanh nghiệp mới hỗ trợ cho SV.
“Nhiều SV thực tập chỉ đến một hai buổi, bảo làm gì thì làm. Đó là các em đang làm cho mình chứ không phải làm cho doanh nghiệp. Các em phải làm cho doanh nghiệp để chúng tôi thấy rằng các em là nguồn nhân lực cho doanh nghiệp”.
Cùng quan điểm, bà Phạm Thị Mỹ Hạnh, Phó tổng giám đốc công ty Cổ phần trang sức Phú Nhuận (PNJ) nêu ý kiến, nhiều sinh viên khi đi thực tập thường những nội dung rập khuôn giới thiệu về các doanh nghiệp có bao nhiêu nhân công, làm gì…khiến thông tin doanh nghiệp bị rò rỉ.
Vị phó tổng giám đốc PNJ đề nghị, nhà trường nên đưa ra các đề tài để các em về thực tập, doanh nghiệp sẽ nâng cấp SV lên. Ngoài ra không phải làm cho nước ngoài thì mới cần giỏi ngoại ngữ, các công ty trong nước cũng rất cần ngoại ngữ.
Phản hồi lại ý kiến của các DN, đại diện Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng, những ý kiến của doanh nghiệp đã thể hiện được sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với nhà trường và sinh viên.
Tuy nhiên do nhu cầu của DN là rất lớn nên rất khó khăn trong việc chọn chương trình chất lượng. Thậm chí có những khóa đào tạo mất tiền, thời gian nhưng lại không được hài lòng. Vì vậy nhà trường cần sự thẩm định của các doanh nghiệp đối với các chương trình đào tạo.
Theo VietNamNet