Danh mục kiểm tra một cuộc phỏng vấn cho vay

Trang Chef

Super Moderator
Super Mod
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Cũng rất hữu ích khi xem xét một số chỉ số tài chính của người vay như tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, chỉ số thanh khoản nhanh, chỉ số thanh khoan khoản hiện hành,.. để đánh giá uy tín tín dụng của người vay. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp nhỏ, những chỉ số này không hoàn toàn phản ánh toàn bộ đánh giá đối với doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là thước đo cho toàn bộ nợ trên toàn bộ tài sản có (hoặc trên vốn). Tỷ lệ này chỉ ra phần trăm của tài sản mà doanh nghiệp có được tài trợ bởi phần vốn vay và phần trăm được chủ sở hữu tài trợ. Tỷ lệ này sẽ giúp bạn đánh giá được khả năng vay nợ thêm của doanh nghiệp. Có một nguyên tắc chung rằng một tỷ lệ tốt phải là ít nhất 1:2

Chỉ số thanh khoản ngắn hạn.
Chỉ số thanh khoản ngắn hạn là phương pháp để xem xét vốn lưu động của doanh nghiệp và đo lường nó trong ngắn hạn. Chỉ số này được tính theo công thức x:y, x là số tài sản có tính thanh khoản và y là số tài sản nợ đến hạn thanh toán.

Nói chung tài sản có tính thanh khoản bao gồm tiền mặt hoặc những tài sản có thẻ chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 1 năm. Một số tài sản có tính thanh khoản điển hình là tiền mặt, nguyên vật liệu tồn kho, những chi phí trả trước như tiền thuê, tiền bảo hiểm, lãi suất, nguyên vật liệu tồn kho, những chi phí trả trước như tiền thuê, tiền bảo hiểm, lãi suất và các khoản phải thu. Các tài sản nợ đến hạn thanh toán bao gồm những nghĩa vụ phải thanh toán trong vòng 1 năm.

Nói chung, chỉ số thanh khoản ngắn hạn cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra tiền mặt để đáp ứng cho các nghĩa vụ ngắn hạn. Việc chỉ số này giảm sẽ làm tăng các khoản nợ, giảm các tài sản có tính thanh khoản, hoặc là cả hai. Không cần biết nguyên nhân gì, việc chỉ số này giảm sút sẽ làm giảm khả năng tạo ra tiền mặt và theo đó làm giảm khả năng trả nợ.

Có khi doanh nghiệp sẽ phải thực hiện những biện pháp ngắn hạn để cải thiện chỉ số thanh khoản ngắn hạn. Trong quá trình phỏng vấn, bạn phải thăm dò người vay xem họ có áp dụng các biện pháp để làm tăng tài sản có tính thanh khoản và hoặc giảm các Tài sản nợ phải thanh toán vào ngày lập bảng tổng kết tài sản.

Ví dụ, họ có giữ những hàng tồn kho với giá trị cao hơn vào thời điểm cuối năm hoặc cho những đơn đặt hàng đã có hóa đơn vào sổ sớm nhất để có thể tăng các khoản phải thu hoặc trì hoãn các đơn mua hàng để làm giảm các khoản phải trả? Có lúc người vay lại dùng các khoản vay dài hạn để trả những khoản vay ngắn hạn để cải thiện chỉ số thanh khoản ngắn hạn.

Chỉ số thanh khoản nhanh

Chỉ số thanh khoản nhanh hay còn được gọi là chỉ số thử axit, dùng cho chức năng tương tự như chỉ số thanh khoản ngắn hạn. Điểm khác biệt giữa hai chỉ số này là chỉ số thanh khoản nhanh loại trừ hàng tồn kho khỏi các tài sản có tính thanh khoản và so sánh con số đó (cũng được gọi là tài sản có tính thanh khoản nhanh) với các tài sản nợ đến hạn thanh toán.

Ví dụ nếu tài sản có tính thanh khoản nhanh là VND 90.000.000 và Tài sản nợ đến hạn thanh toán là VND 30.000.000 thì chỉ số thử a xít sẽ là 3 : 1 (90.000.000.000; VND 30.000.000.000).

Vì chỉ số này khá giống với chỉ số thanh khoản ngắn hạn nhưng loại trừ hàng tồn kho ra khỏi biện pháp tương tự như dùng để cải thiện chỉ số thanh khoản ngắn hạn. Chuyển nguyên vật liệu tồn kho thành tiền mặt hay các khoản phải thu cũng giúp cải thiện chỉ số này. Tại sao? Nguyên vật liệu tồn kho có thể chuyển thành tiền mặt chỉ thông qua bán hàng, do vậy chỉ số thanh khoản nhanh sẽ phản ánh tình hình khả quan hơn của doanh nghiệp trong khả năng thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn, không phụ thuộc vào mức độ bán hàng. Trong tương lai, một chỉ số thanh khoản ngắn hạn ổn định với sự sụt giảm trong chỉ số thanh khoản nhanh sẽ phản ánh rằng doanh nghiệp đã cất trữ quá nhiều nguyên vật liệu tồn kho.

Trong khi đánh giá chỉ số thanh khoản ngắn hạn và chỉ số thanh khoản nhanh, bạn cần phải nhớ rằng các chỉ số đó chỉ cho thấy tình hình chung của DN trong khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Nói chung là chỉ số thanh khoản ngắn hạn hay chỉ số thử a xít ít nhất bằng 1:1 là tốt và tín hiệu cho thấy tài sản có tính thanh khoản nhanh có thể đáp ứng được các nghĩa vụ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đó không phải là chỉ số chỉ ra rằng mỗi một nghĩa vụ cụ thể được thanh toán khi đến hạn. Để có thể xác định được khả năng trả nợ, cần yêu cầu người vay cung cấp ngân sách lưu chuyển tiền tệ.

Tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp nhỏ là kinh nghiệm của chủ sở hữu, giá trị tiềm năng của khách hàng và các khoản không nằm trong bảng tổng kết tài sản. Ngoài ra vì mục đích thuế hay chiến lược kinh doanh mà một số doanh nghiệp lựa chọn không kê khai danh mục tài sản cũng như tình hình tài chính cá nhân hoặc họ có thể kê khai những tài sản quan trọng dùng trong các dự án kinh doanh khác lên báo cáo tài chính của họ. Trong trường hợp đó những chỉ số tài chính có thể không phải là sự thật.


DANH MỤC KIỂM TRA MỘT CUỘC PHỎNG VẤN CHO VAY
Danh mục này sẽ được một quan sát viên độc lập sử dung để đánh giá cuộc phỏng vấn hoặc tự người phỏng vấn sử dụng như là một mẫu tự đánh giá.
Đầy đủMột phầnKhông đề cập
Trước phỏng vấn
1Người phỏng vấn có nghiên cứu các thông tin cơ bản không?
2Người phỏng vấn có chuẩn bị địa điểm phỏng vấn hơp lý không?
3Người phỏng vấn có chuẩn bị Kế hoạch phỏng vấn với danh mục các câu hỏi chính và các câu hỏi thăm dò không?
Bắt đầu phỏng vấnĐầy đủMột phầnKhông
4Người phỏng vấn có làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái không?
5Người phỏng vấn có giải thích mục đích của cuộc phỏng vấn không?
6Người phỏng vấn có giải thích quy trình phỏng vấn (thời gian, chủ đề thảo luận…) không?
Trong lúc phỏng vấn
Kỹ năng đặt câu hỏi
7Người phỏng vấn có đặt các câu hỏi về các mục quan trọng trong đơn xin vay không?
8Người phỏng vấn có dùng các câu hỏi thăm dò để biết được các thông tin cụ thể không?
9Người được phỏng vấn có dùng các câu hỏi giả định để khai thác kỹ kế hoạch kinh doanh dự tính của ứng viên không?
10Người phỏng vấn có dùng các câu hỏi mở để khuyến khích người được phỏng vấn trò chuyện cới mở không?
11Người phỏng vấn có dùng các câu hỏi “dẫn dắt” để tìm hiểu thái độ của người được phỏng vấn không?
12Người phỏng vấn có tránh dùng các câu hỏi gộp không?
13Người phỏng vấn có tránh dùng các câu hỏi định hướng không?
Chủ động lắng ngheĐầy đủMột phầnKhông đề cập
14Người phỏng vấn sử dụng hợp lý khả năng tiếp xúc mắt không?
15Ngưởi phỏng vấn có dùng cử chỉ khuyến khích người trả lời phỏng vấn không (như vươn vai về phía trước, mìm cười)?
16Người phỏng vấn có là “tấm gương phản chiếu” những cử chỉ của người được phỏng vấn không?
17Người phỏng vấn có dùng các câu hỏi khuyến khích người được phỏng vấn cung cấp thêm thông tin không?
18Người phỏng vấn có thường xuyên diễn đạt lại các thông điệp của người được phỏng vấn không?
19Người phỏng vấn có ghi chép trong khi vẫn duy trì được tiếp xúc mắt với người trả lời không?
20Người phỏng vấn có tránh những “rào cản khi lắng nghe” không?
Cuối cuộc phỏng vấn
21Người phỏng vấn có tóm tắt những điểm chính trong đối thoại không?
22Người phỏng vấn có cho phép người được phỏng vấn đặt câu hỏi lịa không?
[TBODY] [/TBODY]
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,407
Thành viên mới nhất
Jettwings
Back
Bên trên