Đăng kí giao dịch đảm bảo

LNAChinh

Thành viên tích cực
Mình có 1 tình huống như này phát sinh trong ngày, hi vọng anh chị em bên tín dụng nói chung giải thích góp ý

Mình có 1 khách hàng là Hộ bà A, có 2 con là B và C là vợ chồng cùng chung sống với bà A, và bà A là chủ hộ
2 vợ chồng nhận quyền thừa kế là lô đất của bố là ông D , chồng bà A đã mất, 2 vợ chồng B và C đứng tên trên sổ đỏ

Theo mẫu Hợp đồng thế chấp lập, mình lập bên thế chấp là hộ bà A với đại diện C ( đại diện C đã được ủy quyển bởi A về quyền chủ hộ, và B về tài sản)

Tuy nhiên , khi đi đăng kí giao dịch đảm bảo, bên phòng đăng kí họ phản hồi lại là bà A là chủ hộ nhưng không có quyền định đoạt tài sản nên không cần thiết xuất hiện trên hợp đồng thế chấp ở tư cách hộ vay vốn, mà phải là B hoặc C
Bên NH mình vẫn châp nhận tư cách chủ hộ vay vốn của bà A.Như thế liệu có đúng ko mn?
Cảm ơn mn đã đọc và góp ý
 
Mình có 1 tình huống như này phát sinh trong ngày, hi vọng anh chị em bên tín dụng nói chung giải thích góp ý

Mình có 1 khách hàng là Hộ bà A, có 2 con là B và C là vợ chồng cùng chung sống với bà A, và bà A là chủ hộ
2 vợ chồng nhận quyền thừa kế là lô đất của bố là ông D , chồng bà A đã mất, 2 vợ chồng B và C đứng tên trên sổ đỏ

Theo mẫu Hợp đồng thế chấp lập, mình lập bên thế chấp là hộ bà A với đại diện C ( đại diện C đã được ủy quyển bởi A về quyền chủ hộ, và B về tài sản)

Tuy nhiên , khi đi đăng kí giao dịch đảm bảo, bên phòng đăng kí họ phản hồi lại là bà A là chủ hộ nhưng không có quyền định đoạt tài sản nên không cần thiết xuất hiện trên hợp đồng thế chấp ở tư cách hộ vay vốn, mà phải là B hoặc C
Bên NH mình vẫn châp nhận tư cách chủ hộ vay vốn của bà A.Như thế liệu có đúng ko mn?
Cảm ơn mn đã đọc và góp ý
Tài sản mang tên B&C chứ ko mang tên hộ bà A=> Lập HĐTC giữa NH và B&C. Trong HĐTC có điều khoản B&C đồng ý sử dụng tài sản này để thế chấp cho ngân hàng bảo đảm cho khoản vay của hộ bà A nếu chấp nhận tư cách cho hộ vay vốn của bà A. Nếu B hoặc C được ủy quyền đại diện hộ gia đình vay vốn thì khỏi cần thêm điều khoản này, coi như hợp đồng 2 bên
 
Tài sản mang tên B&C chứ ko mang tên hộ bà A=> Lập HĐTC giữa NH và B&C. Trong HĐTC có điều khoản B&C đồng ý sử dụng tài sản này để thế chấp cho ngân hàng bảo đảm cho khoản vay của hộ bà A nếu chấp nhận tư cách cho hộ vay vốn của bà A. Nếu B hoặc C được ủy quyền đại diện hộ gia đình vay vốn thì khỏi cần thêm điều khoản này, coi như hợp đồng 2 bên
Mình đã làm Ủy quyền đại diện hộ từ bà A sang cho C, nhưng bên DKTC nhất quyết không châp nhận việc bà A xuất hiện trên hợp đồng thế chấp với tư cách hộ vay :|.
Mình đã xử lí bằng cách cho B làm chủ hộ và đại diện hộ vay. Đang gửi hồ sơ đi đăng kí đợi phản hồi -_-
 
Mình đã làm Ủy quyền đại diện hộ từ bà A sang cho C, nhưng bên DKTC nhất quyết không châp nhận việc bà A xuất hiện trên hợp đồng thế chấp với tư cách hộ vay :|.
Mình đã xử lí bằng cách cho B làm chủ hộ và đại diện hộ vay. Đang gửi hồ sơ đi đăng kí đợi phản hồi -_-
Nhưng chủ thể của hợp đồng là ai? Tớ thấy bạn đang nhầm lẫn một xíu rồi.
- Nếu A uỷ quyền C đại diện hộ gia đình vay vốn thì C có toàn quyền kí kết các giấy đề nghị vay, hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ. Còn về tài sản bảo đảm thì đây là tài sản của B & C, k phải tài sản của hộ=> A ko thể là chủ thể của hợp đồng.
- Nếu A ko uỷ quyền cho C đại diện hộ vay vốn, tức là người có nghĩa vụ trả nợ là A, B&C là người kế thừa nghĩa vụ trả nợ thì sẽ làm HDTC giữa NH và B&C, có thêm điều khoản "đồng ý dùng ts để bảo đảm cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay của Hộ A tại NH".
- Tài sản mang tên cả 2 người thì bên thế chấp là cả 2 người trừ khi B có uỷ quyền cho
 
C toàn quyền sử dụng tài sản. Bạn cho B làm chủ hộ có nghĩa là phải làm lại sổ hộ khẩu à?
 
C toàn quyền sử dụng tài sản. Bạn cho B làm chủ hộ có nghĩa là phải làm lại sổ hộ khẩu à?
đúng vậy bạn,
mình làm lại sổ hộ khẩu với B là chủ hộ và B sẽ ủy quyền cho C về mọi giao dịch
Đây là p/án khả thi nhất mình nghĩ ra cho nhanh chóng
vì B hiện tại lại đang là KH vay với 1 sổ đỏ khác nhưng ko phải khoản vay thế chấp
 
@@ Vậy cuối cùng bên vay vốn là bà A hay nguyên hộ bà A (trong đó bao gồm cả B và C) ?? Mình thấy, nếu là bà A thì HDTC : B và C là bên thế chấp còn bà A là bên đc đảm bảo, còn nếu là cả hộ thì bà A vẫn đứng bên đc đảm bảo nhưng lúc này B và C ủy quyền cho bà A đại diện bên vay, còn B,C vẫn đứng bên thế chấp. Mình chỉ thấy vậy thôi mà, ko hiểu sao phải đổi chủ hộ nữa @@??
 
Mình có 1 tình huống như này phát sinh trong ngày, hi vọng anh chị em bên tín dụng nói chung giải thích góp ý

Mình có 1 khách hàng là Hộ bà A, có 2 con là B và C là vợ chồng cùng chung sống với bà A, và bà A là chủ hộ
2 vợ chồng nhận quyền thừa kế là lô đất của bố là ông D , chồng bà A đã mất, 2 vợ chồng B và C đứng tên trên sổ đỏ

Theo mẫu Hợp đồng thế chấp lập, mình lập bên thế chấp là hộ bà A với đại diện C ( đại diện C đã được ủy quyển bởi A về quyền chủ hộ, và B về tài sản)

Tuy nhiên , khi đi đăng kí giao dịch đảm bảo, bên phòng đăng kí họ phản hồi lại là bà A là chủ hộ nhưng không có quyền định đoạt tài sản nên không cần thiết xuất hiện trên hợp đồng thế chấp ở tư cách hộ vay vốn, mà phải là B hoặc C
Bên NH mình vẫn châp nhận tư cách chủ hộ vay vốn của bà A.Như thế liệu có đúng ko mn?
Cảm ơn mn đã đọc và góp ý


Xin mạn phép hỏi nếu như xảy ra tranh chấp thì tài sản (đất do ông D để lại) có bị tranh chấp không? Vì nếu B, C đứng tên TS nhưng mà trong việc thừa kế bà A vẫn có quyền được chia mà? Nếu như sau này bà A không trả được nợ, ngân hàng phát mãi tài sản mà bà A không chịu ký thì sao? (hợp đồng thế chấp có thể bị vô hiệu do B, C không đủ thẩm quyền cho toàn bộ miếng đất)

Theo ý kiến riêng em là vậy nên mong các anh chị UBers giải thích với ạ.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,232
Thành viên mới nhất
xo88s
Back
Bên trên