(Tổ Quốc) - Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm đó chính là cải cách tiền lương từ 1/7/2024. Nhiều ý kiến nhận định, cải cách tiền lương là một điểm nhấn và một dấu ấn trong kỳ họp Quốc hội lần này.
Cải cách tiền lương sẽ tạo dựng sự an tâm rất lớn cho các cán bộ, công chức
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đánh giá, Nghị quyết Trung ương 8 đã quyết định chủ trương về cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, đây là điều mong mỏi nhất đối với đội ngũ công chức, viên chức.
Cải cách tiền lương sẽ tạo dựng sự an tâm rất lớn cho các cán bộ, công chức
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đánh giá, Nghị quyết Trung ương 8 đã quyết định chủ trương về cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, đây là điều mong mỏi nhất đối với đội ngũ công chức, viên chức.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng chia sẻ bên hành lang Quốc hội
Theo đại biểu, từ kinh nghiệm trước đây có thể thấy, khi tiến hành xử lý kỷ luật đã phát hiện một nguyên nhân lớn và hết sức quan trọng, đó là liên quan đến thu nhập.
Đại biểu biểu lấy ví dụ: "Một sinh viên ra trường với thời gian học tập 6-7 năm của ngành y hay hơn 4 năm với một cử nhân các ngành bình thường, nhưng lương chỉ 3 - 3,5 triệu đồng. Lương như vậy thì làm sao để sống tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Đây là một trăn trở và cải cách tiền lương lần này sẽ xác định đề án vị trí việc làm".
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, cải cách tiền lương sẽ là một luồng chính sách tạo dựng sự an tâm rất lớn cho các cán bộ, công chức hiện nay.
Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay, chúng ta đã có nguồn lực chuẩn bị cho cải cách tiền lương, khoảng 560.000 tỉ đồng cho lộ trình từ nay đến năm 2026. Theo đó, khi áp dụng cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, chúng ta đã có nguồn lực và sự chuẩn bị để triển khai đồng bộ, từ đó, tạo một hiệu ứng lớn cho xã hội.
Cũng theo vị đại biểu này, cùng với cải cách tiền lương, bộ máy Nhà nước sẽ tính đến việc tinh giản biên chế sao cho gọn nhẹ và phát huy từng cá nhân một. Từ đó, bảo đảm vị trí việc làm, đúng người đúng việc, đúng hưởng thụ. Để thực hiện phải có sự chuẩn bị kỹ, phải tiến hành rà soát lại lực lượng lao động, để sắp xếp lại vị trí việc làm, ai ở vị trí nào sẽ được hưởng mức lương đó.
Theo đại biểu Nguyễn Tạo, điều này tạo một sân chơi rất công bằng. Từ đó, sẽ thu hút được một lực lượng lao động có trí tuệ và lực lượng lao động trẻ sẽ tham gia vào guồng máy của các đơn vị công lập, cũng như các đơn vị quản lý Nhà nước hiện nay.
Cải cách tiền lương không đơn thuần là tăng lương
Cùng trao đổi về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đánh giá, nội dung cải cách tiền lương nhận được sự quan tâm rất lớn của các ĐBQH, đông đảo cử tri và nhân dân.
Đại biểu biểu lấy ví dụ: "Một sinh viên ra trường với thời gian học tập 6-7 năm của ngành y hay hơn 4 năm với một cử nhân các ngành bình thường, nhưng lương chỉ 3 - 3,5 triệu đồng. Lương như vậy thì làm sao để sống tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Đây là một trăn trở và cải cách tiền lương lần này sẽ xác định đề án vị trí việc làm".
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, cải cách tiền lương sẽ là một luồng chính sách tạo dựng sự an tâm rất lớn cho các cán bộ, công chức hiện nay.
Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay, chúng ta đã có nguồn lực chuẩn bị cho cải cách tiền lương, khoảng 560.000 tỉ đồng cho lộ trình từ nay đến năm 2026. Theo đó, khi áp dụng cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, chúng ta đã có nguồn lực và sự chuẩn bị để triển khai đồng bộ, từ đó, tạo một hiệu ứng lớn cho xã hội.
Cũng theo vị đại biểu này, cùng với cải cách tiền lương, bộ máy Nhà nước sẽ tính đến việc tinh giản biên chế sao cho gọn nhẹ và phát huy từng cá nhân một. Từ đó, bảo đảm vị trí việc làm, đúng người đúng việc, đúng hưởng thụ. Để thực hiện phải có sự chuẩn bị kỹ, phải tiến hành rà soát lại lực lượng lao động, để sắp xếp lại vị trí việc làm, ai ở vị trí nào sẽ được hưởng mức lương đó.
Theo đại biểu Nguyễn Tạo, điều này tạo một sân chơi rất công bằng. Từ đó, sẽ thu hút được một lực lượng lao động có trí tuệ và lực lượng lao động trẻ sẽ tham gia vào guồng máy của các đơn vị công lập, cũng như các đơn vị quản lý Nhà nước hiện nay.
Cải cách tiền lương không đơn thuần là tăng lương
Cùng trao đổi về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đánh giá, nội dung cải cách tiền lương nhận được sự quan tâm rất lớn của các ĐBQH, đông đảo cử tri và nhân dân.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương chia sẻ bên hành lang Quốc hội
Đặc biệt, với bộ phận cán bộ, công chức viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thì đây là nội dung được kỳ vọng rất lớn. Theo đánh giá với cách tính lương hiện nay thì tiền lương của những đối tượng này đang rất ít ỏi, lạc hậu so với mặt bằng giá cả và cuộc sống nói chung.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, cải cách tiền lương không đơn thuần là tăng lương, mà đây là cách tính lương mới không theo thang bảng lương cũ. Tiền lương sẽ không được xếp theo thang bảng lương cũ và tăng dần theo thời gian cán bộ, công chức viên chức làm việc. Điều quan trọng là lương được xếp theo yêu cầu công việc.
"Với một vị trí việc làm nhất định, tiền lương sẽ được ấn định là bao nhiêu và không phụ thuộc vào việc cán bộ, công chức viên chức đó đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm, bao nhiêu năm công tác" - đại biểu Việt Nga cho biết.
Cùng trao đổi về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho hay, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét về việc cải cách chính sách tiền lương từ 1/7/2024. Như vậy, trong khu vực công, tiền lương sẽ được tính theo thang bảng lương. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được tăng lương từ 1/7/2024.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, cải cách tiền lương không đơn thuần là tăng lương, mà đây là cách tính lương mới không theo thang bảng lương cũ. Tiền lương sẽ không được xếp theo thang bảng lương cũ và tăng dần theo thời gian cán bộ, công chức viên chức làm việc. Điều quan trọng là lương được xếp theo yêu cầu công việc.
"Với một vị trí việc làm nhất định, tiền lương sẽ được ấn định là bao nhiêu và không phụ thuộc vào việc cán bộ, công chức viên chức đó đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm, bao nhiêu năm công tác" - đại biểu Việt Nga cho biết.
Cùng trao đổi về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho hay, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét về việc cải cách chính sách tiền lương từ 1/7/2024. Như vậy, trong khu vực công, tiền lương sẽ được tính theo thang bảng lương. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được tăng lương từ 1/7/2024.
"Vậy còn khu vực ngoài nhà nước thì sao?" - đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đặt vấn đề, đồng thời cho rằng, mức lương của người lao động hiện tại chưa đáp ứng được điều kiện sống của phần lớn người lao động hiện nay, cũng như chưa bù đắp được phần trượt giá trong thời gian qua.
Vì vậy, đại biểu bày tỏ mong muốn Hội đồng tiền lương quốc gia sớm thương lượng để trình Chính phủ việc tăng mức lương cơ sở và tốt nhất là thực hiện từ ngày 1/1/2024, nếu không được thì cần phải thực hiện đồng thời với việc tăng lương trong khu vực công (từ 1/7/2024) để đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các khu vực./.
Tác giả: Thế Công - Xuân Trường
Link gốc: toquoc.vn
Link gốc: toquoc.vn
Ứng viên có nhu cầu nhận thông báo việc làm ngân hàng mới nhất có thể gửi hồ sơ, thông tin vị trí và khu vực bạn muốn ứng tuyển về mail tuyendung@ubgroup.vn hoặc điền thông tin Tại đây.
- Group Dành riêng cho Luyện thi Ngân hàng Nhà nước
- Fanpage: U&Bank | UB Academy
- Forum: Cộng đồng ngành Ngân hàng