Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khiến cho hàng nghìn doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô giải thể và thu hẹp sản xuất, đồng nghĩa với việc hàng chục nghìn thanh niên mất việc hoặc không có việc làm ổn định.
Trước đây, nhiều thanh niên kén việc, thì nay đã chấp nhận"việc gì cũng làm" để có thu nhập.
Những ngày cuối năm 2012, lao động trẻ đến Trung tâm Giới thiệu việc làm (GTVL) thanh niên Hà Nội tìm việc không đông như những năm trước. Nếu như trước kia, những người có trình độ đại học loại ưu thường đòi hỏi làm đúng ngành nghề được đào tạo, với mức lương từ 6 đến 10 triệu đồng/ tháng thì nay họ bằng lòng làm trái ngành nghề và chấp nhận mức lương từ 4 đến 5 triệu đồng/ tháng.
Theo Giám đốc Trung tâm GTVL thanh niên Hà Nội Nguyễn Ngọc Trinh, đây là hiện tượng ít thấy kể từ khi trung tâm thành lập và đi vào hoạt động, điều này cũng khẳng định thị trường lao động đang rất khó khăn trong tìm việc. Giải thích thêm về tình trạng không có nhiều lao động nhờ làm cầu nối tuyển dụng, Giám đốc Nguyễn Ngọc Trinh cho biết, nhiều thanh niên công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất mất việc do công ty giải thể; một bộ phận công nhân được giữ lại làm việc thì lương thấp (khoảng 3 triệu đồng/tháng) do công ty thu hẹp sản xuất.
Lương thấp, chi phí cho thuê nhà trọ, chi tiêu sinh hoạt không đủ, nhiều lao động trẻ đã trở về quê. Những sinh viên ở Hà Nội mới ra trường, trước đây đi tìm việc với yêu cầu phải làm đúng nghề, nay đã chấp nhận làm trái nghề miễn sao có việc và mức lương chấp nhận được.
Trước đây, các đơn vị trong lĩnh vực ngân hàng, công ty xây dựng thường được các đối tượng khu vực này nhắm tới thì nay đã thay đổi nhận thức, chấp nhận tìm việc tạm thời như bán hàng, giao hàng, tiếp thị… miễn sao có lương.
Chị Nguyễn Thị Hà (phường La Khê, quận Hà Đông), tốt nghiệp ĐH chuyên ngành kế toán mong muốn được làm việc trong ngành ngân hàng, nhưng nộp hồ sơ vài nơi chưa thấy động tĩnh gì, đành phải chấp nhận bán hàng. Hoàng Thu Trang (sinh viên ĐH Lao động Xã hội) đang thực tập chuẩn bị ra trường cũng dự tính sẽ làm trái ngành nghề kế toán, trước mắt tìm một việc nhân viên giao hàng đủ chi phí thuê nhà và sinh hoạt tiết kiệm.
Theo thống kê, năm 2012, doanh nghiệp tìm đến Trung tâm GTVL thanh niên Hà Nội nhờ làm cầu nối tuyển dụng chỉ bằng 60% so với năm 2011 (trung bình khoảng 25 doanh nghiệp/tháng). Đơn hàng ít, Trung tâm đã phải tham mưu cho Thành đoàn Hà Nội tổ chức các ngày hội, phiên giao dịch việc làm tại các trường ĐH, CĐ, mời các doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp. Song do chưa có sự khảo sát, nắm bắt nhu cầu nên các ngày hội, phiên giao dịch việc làm chỉ dừng ở việc định hướng nghề nghiệp là chủ yếu, số lao động được tuyển dụng ít. Tới đây, Thành đoàn Hà Nội sẽ chỉ đạo Trung tâm GTVL thanh niên Hà Nội thay đổi cách thức tổ chức các ngày hội, trong đó yêu cầu phải khảo sát nhu cầu sinh viên, thanh niên theo ngành nghề, rồi mời doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề đào tạo của người lao động với mục tiêu cả cung và cầu gặp nhau.
Nói như thế không có nghĩa là lao động không tìm được việc làm. Theo quan sát của các chuyên gia và các trung tâm GTVT ở Hà Nội, thợ công nhân kỹ thuật như nấu ăn, dịch vụ khách sạn, nghề hàn, điện… vẫn rất thiếu. Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm GTVL thanh niên Hà Nội trực tiếp thực hiện các hợp đồng tuyển dụng cho biết, hiện tại Trung tâm có hợp đồng với mấy doanh nghiệp tìm khoảng 20 đến 30 lao động kỹ thuật, song cũng chỉ giao được 5 đến 7 lao động do thiếu nguồn. Vì thế, một vài doanh nghiệp chấp nhận tuyển lao động phổ thông và tự đào tạo. Những ngày cuối năm Nhâm Thìn, ngân hàng lao động của Trung tâm không nhiều, song chất lượng tuyển dụng tốt hơn. Cả cung và cầu đều hạ thấp tiêu chuẩn để dễ gặp được nhau. "Kinh nghiệm của các trung tâm GTVL thời điểm này là phương pháp, kỹ năng tư vấn, thuyết phục. Trường hợp lao động yêu cầu tìm việc đúng ngành nghề, lương cao, đội ngũ cán bộ tư vấn nói qua tình hình bức tranh thị trường lao động, khuyên họ nên hạ thấp tiêu chuẩn để có việc phù hợp trong giai đoạn khó khăn này. Bằng cách tư vấn này, đa số người lao động đến Trung tâm đều kiếm được việc trước mắt có thu nhập ổn định cuộc sống" - ông Hoàng Anh Tuấn cho biết thêm.
Trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn hiện nay, nhiệm vụ làm cầu nối hỗ trợ thanh niên của Trung tâm GTVL thanh niên Hà Nội nói riêng và các trung tâm GTVL nói chung cũng khó khăn hơn đòi hỏi phải bám sát thị trường lao động. Đây cũng là việc làm nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần đưa nền kinh tế vượt khó.
Trước đây, nhiều thanh niên kén việc, thì nay đã chấp nhận"việc gì cũng làm" để có thu nhập.
Những ngày cuối năm 2012, lao động trẻ đến Trung tâm Giới thiệu việc làm (GTVL) thanh niên Hà Nội tìm việc không đông như những năm trước. Nếu như trước kia, những người có trình độ đại học loại ưu thường đòi hỏi làm đúng ngành nghề được đào tạo, với mức lương từ 6 đến 10 triệu đồng/ tháng thì nay họ bằng lòng làm trái ngành nghề và chấp nhận mức lương từ 4 đến 5 triệu đồng/ tháng.
Theo Giám đốc Trung tâm GTVL thanh niên Hà Nội Nguyễn Ngọc Trinh, đây là hiện tượng ít thấy kể từ khi trung tâm thành lập và đi vào hoạt động, điều này cũng khẳng định thị trường lao động đang rất khó khăn trong tìm việc. Giải thích thêm về tình trạng không có nhiều lao động nhờ làm cầu nối tuyển dụng, Giám đốc Nguyễn Ngọc Trinh cho biết, nhiều thanh niên công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất mất việc do công ty giải thể; một bộ phận công nhân được giữ lại làm việc thì lương thấp (khoảng 3 triệu đồng/tháng) do công ty thu hẹp sản xuất.
Lương thấp, chi phí cho thuê nhà trọ, chi tiêu sinh hoạt không đủ, nhiều lao động trẻ đã trở về quê. Những sinh viên ở Hà Nội mới ra trường, trước đây đi tìm việc với yêu cầu phải làm đúng nghề, nay đã chấp nhận làm trái nghề miễn sao có việc và mức lương chấp nhận được.
Trước đây, các đơn vị trong lĩnh vực ngân hàng, công ty xây dựng thường được các đối tượng khu vực này nhắm tới thì nay đã thay đổi nhận thức, chấp nhận tìm việc tạm thời như bán hàng, giao hàng, tiếp thị… miễn sao có lương.
Chị Nguyễn Thị Hà (phường La Khê, quận Hà Đông), tốt nghiệp ĐH chuyên ngành kế toán mong muốn được làm việc trong ngành ngân hàng, nhưng nộp hồ sơ vài nơi chưa thấy động tĩnh gì, đành phải chấp nhận bán hàng. Hoàng Thu Trang (sinh viên ĐH Lao động Xã hội) đang thực tập chuẩn bị ra trường cũng dự tính sẽ làm trái ngành nghề kế toán, trước mắt tìm một việc nhân viên giao hàng đủ chi phí thuê nhà và sinh hoạt tiết kiệm.
Theo thống kê, năm 2012, doanh nghiệp tìm đến Trung tâm GTVL thanh niên Hà Nội nhờ làm cầu nối tuyển dụng chỉ bằng 60% so với năm 2011 (trung bình khoảng 25 doanh nghiệp/tháng). Đơn hàng ít, Trung tâm đã phải tham mưu cho Thành đoàn Hà Nội tổ chức các ngày hội, phiên giao dịch việc làm tại các trường ĐH, CĐ, mời các doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp. Song do chưa có sự khảo sát, nắm bắt nhu cầu nên các ngày hội, phiên giao dịch việc làm chỉ dừng ở việc định hướng nghề nghiệp là chủ yếu, số lao động được tuyển dụng ít. Tới đây, Thành đoàn Hà Nội sẽ chỉ đạo Trung tâm GTVL thanh niên Hà Nội thay đổi cách thức tổ chức các ngày hội, trong đó yêu cầu phải khảo sát nhu cầu sinh viên, thanh niên theo ngành nghề, rồi mời doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề đào tạo của người lao động với mục tiêu cả cung và cầu gặp nhau.
Nói như thế không có nghĩa là lao động không tìm được việc làm. Theo quan sát của các chuyên gia và các trung tâm GTVT ở Hà Nội, thợ công nhân kỹ thuật như nấu ăn, dịch vụ khách sạn, nghề hàn, điện… vẫn rất thiếu. Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm GTVL thanh niên Hà Nội trực tiếp thực hiện các hợp đồng tuyển dụng cho biết, hiện tại Trung tâm có hợp đồng với mấy doanh nghiệp tìm khoảng 20 đến 30 lao động kỹ thuật, song cũng chỉ giao được 5 đến 7 lao động do thiếu nguồn. Vì thế, một vài doanh nghiệp chấp nhận tuyển lao động phổ thông và tự đào tạo. Những ngày cuối năm Nhâm Thìn, ngân hàng lao động của Trung tâm không nhiều, song chất lượng tuyển dụng tốt hơn. Cả cung và cầu đều hạ thấp tiêu chuẩn để dễ gặp được nhau. "Kinh nghiệm của các trung tâm GTVL thời điểm này là phương pháp, kỹ năng tư vấn, thuyết phục. Trường hợp lao động yêu cầu tìm việc đúng ngành nghề, lương cao, đội ngũ cán bộ tư vấn nói qua tình hình bức tranh thị trường lao động, khuyên họ nên hạ thấp tiêu chuẩn để có việc phù hợp trong giai đoạn khó khăn này. Bằng cách tư vấn này, đa số người lao động đến Trung tâm đều kiếm được việc trước mắt có thu nhập ổn định cuộc sống" - ông Hoàng Anh Tuấn cho biết thêm.
Trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn hiện nay, nhiệm vụ làm cầu nối hỗ trợ thanh niên của Trung tâm GTVL thanh niên Hà Nội nói riêng và các trung tâm GTVL nói chung cũng khó khăn hơn đòi hỏi phải bám sát thị trường lao động. Đây cũng là việc làm nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần đưa nền kinh tế vượt khó.
Theo HNM