Công sở xô bồ và “nhiều chuyện”nhưng không thể ở nhà nuôi thân: Lối thoát nào cho người hướng nội?

thutrangftu

Super Moderator
Super Mod
Công nghệ khiến cuộc sống phong phú hơn nhưng đồng thời đem đến một thế giới ồn ào và “nhiều chuyện”. Nút like, email, cuộc gọi, tin nhắn, thông báo công việc dội tới tấp vào điện thoại của chúng ta mỗi ngày. Tình hình trở nên báo động khi điện thoại rung, huyết áp bạn tăng và bạn sợ không còn muốn mở máy ra nữa.

Công sở xô bồ và “nhiều chuyện”nhưng không thể ở nhà nuôi thân: Lối thoát nào cho người hướng nội?

Cuộc sống xô bồ dễ khiến người hướng nội nhanh mệt mỏi. Sau một ngày làm việc dài, chúng ta thấy mình khao khát những khoảng tĩnh lặng một mình thay vì tụ tập quán nhậu với các đồng nghiệp, dù đó là những người chúng ta vô cùng quý mến. Chẳng trách chúng ta hay bị hiểu lầm!

Người hướng ngoại dễ bắt gặp và cũng có tiếng nói hơn ngoài xã hội, không ngạc nhiên khi phần lớn công sở đều phát triển dựa trên những đặc điểm quảng giao của nhóm người này. Điều đó khiến ngày làm việc của những người thường thở phào khi được ngồi một mình trở nên khó khăn hơn.

Sau đây là một số tips tôi học được từ những người hướng nội thành công giúp tôi "sống sót" và thành công ở môi trường công sở.

Trước khi khám phá những tips đó là gì, có thể bạn sẽ phân vân liệu đây có phải bài viết dành cho bạn...

Tôi là ai?

Dù có nhiều ý kiến trái chiều về hai kiểu tính cách này, thực chất thì tính hướng nội và hướng ngoại cùng nằm trên một "quang phổ". Những người nằm ở khoảng giữa của "quang phổ" có thể linh hoạt tính cách và gần như ai cũng cùng mang đôi nét tính cách hướng nội và hướng ngoại trong mình.

Tuy nhiên, một số ít người bị hút mạnh về đầu này của "quang phổ" hơn là nhiều người khác. Người sống trầm lắng trong vòng hướng nội là những cá nhân đặc sắc nhất.

22017
Tip 1: Xây dựng các mối quan hệ không nhất thiết phải thực hiện giữa những nhóm đông người
Khi tôi mới ra trường, còn là một tân binh, tôi thường đi nhậu với đồng nghiệp sau giờ làm. Tôi cố hết sức để hòa nhập vì tôi nghĩ đó là phép lịch sự.

Tôi không ghét những tối la cà quán nhậu ồn ào đó nhưng tôi dễ dàng nghĩ ra vô số những hoạt động một mình khác mà tôi thấy hứng thú hơn. Điều tệ nhất là sau những giờ tụ tập với đồng nghiệp, hàng tuần trôi qua, tôi vẫn không thể hiểu họ hơn.

Cuối cùng, ngày đó cũng đến. Tôi ra ngoài ăn trưa với một người đồng nghiệp, chúng tôi cùng kể cho nhau nghe về tuổi thơ của mỗi người. Đó là khi tôi nhận Ra mình không thờ ơ, lãnh cảm với những câu chuyện của người khác. Chỉ là tôi thích gắn kết qua những cuộc trò chuyện một với một, như bao người hướng nội khác.

Nhận ra điều đó, tôi bắt đầu dành nhiều thời gian với đồng nghiệp theo những cách riêng tư hơn. Tôi chăm đến bàn làm việc của từng người hơn, âm thầm tạo dựng các mối quan hệ theo cách hiệu quả nhất cho chính mình. Dần dần tôi hiểu rằng đó chính là chiến thuật “xương sống” của phong cách lãnh đạo hướng nội.

Tôi ngạc nhiên khi mình thích thú những dịp tụ tập hơn. Ngay cả khi tôi từ chối tham gia một dịp nào đó, mọi người hiểu cho tôi. Họ biết con người tôi, họ cũng hiểu rằng thói quen giữ suy nghĩ cho riêng mình không phản ánh cảm xúc của tôi đối với họ.

Tip 2: Sắp xếp những lịch trình cho riêng mình

Công nghệ khiến cuộc sống phong phú hơn nhưng đồng thời đem đến một thế giới ồn ào và “nhiều chuyện”. Nút like, email, cuộc gọi, tin nhắn, thông báo công việc dội tới tấp vào điện thoại của chúng ta mỗi ngày. Tình hình trở nên báo động khi điện thoại rung, huyết áp bạn tăng và bạn sợ không còn muốn mở máy ra nữa.
Đối với người hướng nội, đó có thể là khủng hoảng cảm xúc thường ngày. Lý do vì một trong những đặc điểm của người hướng nội là luôn muốn “tái tạo” năng lượng qua những khoảng thời gian riêng tư.

Để duy trì phong độ công việc, bằng cách nào đó, chúng ta cần tìm ra cách đối phó với áp lực từ thế giới hỗn loạn đó như bao người khác. Nếu bản năng đang gào lên rằng bạn cần ở một mình, hãy nghe theo nó. Dù là nghe một bản nhạc qua tai nghe ở ngay tại bàn làm việc, ra ngoài uống một chút cà phê hay thậm chí trốn vào nhà vệ sinh đôi phút, hãy làm những gì bạn muốn.

Tốt nhất là đừng đợi bản thân bạn phải biểu tình. Những khoảng thời gian riêng tư rất cần cho thành công của bạn, bạn cần chủ động lên kế hoạch trước.

22018
Tip 3: Tìm kiếm những hoạt động giúp bạn “hồi sức” nhanh chóng
Bất kể chúng ta có giỏi đặt ra những giới hạn đến đâu, người hướng nội vẫn sẽ đối mặt với những vấn đề rắc rối trong công việc. Ngày qua ngày chúng ta không đủ thời gian để hồi sức và thị phi cứ đến tới tấp. Thường thì chúng ta phải đối mặt với những lịch trình mà mình không thể kiểm soát (chúng thường được sắp xếp bởi những người hướng ngoại).

Để tối đa hóa lợi ích của những khoảng thời gian riêng tư, hãy tìm kiếm những hoạt động có thể giúp bạn lấy lại phong độ nhanh chóng khi đã cảm thấy quá mệt mỏi. Đó có thể là thiền, đi dạo, thậm chí lên sân thượng ngắm trời.

Tip 4: Tận dụng khả năng lắng nghe thiên phú

Ngày xưa, tôi từng lãng phí nhiều thời gian với tham vọng trở nên cuốn hút, hài hước, có thể làm hài lòng đám đông như những người đồng nghiệp hướng ngoại khác. Họ mở rộng quan hệ, cười nói, chúc tụng, được nhiều người vây quanh. Họ làm những điều đó thật dễ dàng.

Tôi thì sao? Nếu có thể, tôi chỉ muốn kéo ghế ngồi ở một góc, nhìn dòng người qua lại, lắng nghe các cuộc hội thoại (không bình luận). Bản năng đã nắm giữ chìa khóa đến với thành công trong công việc của tôi mà tôi vẫn được sống thật với con người hướng nội của mình.

Người hướng nội nổi tiếng với đôi tai nhạy cảm, đôi tai không chỉ nghe mà lắng nghe chân thành. Chúng ta tiếp nhận thông tin xung quanh mọi lúc mọi nơi. Đây có thể là món quà quý giá cho những người xung quanh chúng ta. Những người hướng nội thành công luôn biết tận dụng nó ở những thời khắc quyết định.

Beth Comstock, tác giả cuốn Imagine it Forward: Courage, Creativity, and the Power of Change tin rằng thói quen xử lý thông tin thấu đáo là một trong những thế mạnh của người hướng nội. Giỏi quan sát, giỏi lắng nghe cũng là bí quyết giúp bà tạo dựng tên tuổi.

Tôi không phải người nổi bật nhất trong những buổi gặp mặt ở nơi làm việc nhưng tôi nhận ra rằng những kỹ năng quảng giao, nói đùa tôi thiếu có thể được bù lại bởi khả năng lắng nghe trong những cuộc trò chuyện ít người. Điều này đưa tôi đến với tip tiếp theo…

Công sở xô bồ và “nhiều chuyện”nhưng không thể ở nhà nuôi thân: Lối thoát nào cho người hướng nội? - Ảnh 3.
Tip 5: Học cách chế ngự cảm giác khó chịu trước những tình huống đòi hỏi giao tiếp

Đó là cảm giác quen thuộc của người hướng nội: lo lắng về những sự kiện mà mình phải giao tiếp với mọi người. Những chiến thuật chúng ta có thể nghĩ đến là lên kế hoạch cho những chủ đề có thể nói với người ta hay thậm chí là cáo ốm trước ngày diễn ra sự kiện.

Vòng quay cảm xúc không ngại mà ghé thăm những dịp như vậy. Sự tự vấn, nỗi lo lắng làm phiền chúng ta bất cứ lúc nào: giữa cuộc nói chuyện với sếp, khi nhìn thấy một nhóm người cười phá lên, bất cứ đâu…

Điều tệ nhất là chúng ta nghĩ rằng ai cũng nhận ra rằng chúng ta đang không thoải mái, đang bối rối. Chẳng trách mà có người cáo ốm…

Tip của tôi là bạn nên tìm cho mình vài "cạ cứng" có thể hiểu bạn, hãy dựa vào họ để tiếp cận những tình huống như vậy dễ dàng hơn. Cảm giác choáng ngợp thường không phải tự phát. Đôi khi chúng ta cần ai đó tiếp thêm sức mạnh, nhẹ nhàng nhắc nhở rằng chúng ta có thể đối diện với thử thách.

Tuy nhiên, lưu ý đừng nên lấy việc “hồi sức” làm cái cớ để né tránh những tình huống giao tiếp chỉ vì bạn thấy không thoải mái. Trước khi quyết định từ chối lời mời, hãy chắc rằng bạn hiểu được tại sao mình lại làm như vậy.

Tip 6: Thủ sẵn lời thoại kết thúc cuộc hội thoại một cách lịch sự

Gần như tất cả mọi người, cả hướng nội lẫn hướng ngoại, đều từng trải qua cảm giác bế tắc khi cuộc nói chuyện chìm vào im lặng. Bạn có thể cảm nhận nó và bạn biết rằng đối phương cũng ý thức được bầu không khí khó xử.

Là một người hướng nội quảng giao, tôi từng trải qua vô số tình huống như vậy. Tip đầu tiên tôi muốn chia sẻ là bạn cần phát hiện nếu cuộc nói chuyện đang dần “mất nhiệt” càng sớm càng tốt. Thứ hai, đặt một câu kết thật gọn gàng lại vừa truyền tải được sự chân thành và tự tin của bạn.

Sau đây là một số ví dụ:

Đối với các cuộc hội thoại liên quan đến công việc: "Chúng ta quay lại trao đổi thêm về chuyện này sau được không? Tôi muốn thêm thời gian suy nghĩ, giờ tôi cũng còn dở khá nhiều việc.”
Với những tình huống xã giao:

“Tôi đến chỗ bạn một lát. Rất vui vì được gặp anh. Mình nói chuyện sau nhé.”
“Tôi định đi lấy chút đồ uống. Anh muốn dùng gì không?” (Hãy chắc rằng bạn đang không có gì trong tay hoặc ly của bạn đã hết nước!)

Công sở xô bồ và “nhiều chuyện”nhưng không thể ở nhà nuôi thân: Lối thoát nào cho người hướng nội? - Ảnh 4.
Lời kết

Thế giới có nhiều doanh nhân, lãnh đạo thành công là những người hướng nội. Họ khẳng định được mình bằng cách chấp nhận phong cách trò chuyện, giao tiếp của bản thân thay vì so sánh mình với những người hướng ngoại.

Nói ngắn gọn, bạn cần tìm ra điểm mạnh của chính mình. Tìm kiếm môi trường làm việc bạn có thể phát triển. Đừng tốn thời gian lo nghĩ về những nét tính cách người khác có mà bạn thì không. Thay vì làm kẻ thua cuộc trong trò chơi của người khác, hãy giành chiến thắng trong cuộc chơi của chính mình.

Phương Thảo
Theo Trí Thức Trẻ​
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,221
Thành viên mới nhất
menusrs8
Back
Bên trên