Có một kiểu người làm việc cả cuối tuần, nghỉ dưỡng nhưng 5 phút 'check mail' một lần, giờ ăn cơm vẫn gọi điện giao việc: Chậm 1 phút deadline, không ai chết cả!
'Nếu mình không gọi sau 7 giờ tối, họ sẽ không phải gọi ai lúc 7 giờ 15 tối. Và ai đó sẽ không phải gọi cho ai đó lúc 7 giờ 30 tối.'
Những lần lướt 'Newsfeed', nhìn thấy tin ai đó làm việc ở một tổ chức nào đó chán ngán cuộc sống vì áp lực, đột quỵ vì 'deadline', tôi lại run. Như phản ứng đầu tiên của tất cả mọi người, tôi thấy cuộc đời mong manh quá. Và những mong manh ấy, sao mà gần mình quá. Sự gãy đổ như sờ được, thấy được. Những mảnh vỡ như bắn thẳng vào mình, khiến cho mình xước xát, sợ hãi.
Đọc báo hay thấy những bài dạng như: Người Việt lười hơn người nước khác, làm ít chơi nhiều… Tôi đọc, cũng biết vậy thôi, chứ không biết cụ thể người Việt đó là người Việt nào. Chứ người Việt mà tôi biết hoặc làm việc cùng toàn là những siêu nhân, nên trong bài chia sẻ này, tôi sẽ chỉ nói về người Việt mà mình biết.
Những người nước ngoài làm việc cùng, không ít người nhận xét với tôi rằng: "Bọn mày làm việc khiếp thiệt, bất chấp đêm ngày…". Tôi không biết đấy là lời khen hay chê nữa. Tôi hỏi tiếp, sao vậy?.
"Ừ, lúc nào 'deadline' cũng gấp, cái gì cũng gấp. OT là một chuyện quá sức hiển nhiên. Nguyên một 'team' thức 2, 3 đêm là bình thường. Nửa đêm gửi email. Cuối tuần gọi điện thoại. Tụi mày không có cuộc đời riêng sao?"
"Tụi mày không có cuộc đời riêng sao?"
Những tháng lang thang đây đó nước này nước khác, tôi quan sát cuộc đời của bạn bè mình – những người làm trong các ngành cực kỳ áp lực như quảng cáo tiếp thị, tài chính, y dược… ở những siêu đô thị của hành tinh này. New York, San Francisco, Singapore, Bangkok… Thật tình, tôi chưa thấy ai bận "nát mặt nát mày" như bạn bè ở Sài Gòn. Hoặc ở Sài Gòn tôi toàn chơi/gặp mấy đứa bị "khùng".
Bạn ở siêu đô thị, tối nào cũng về nhà lúc 7 giờ tập gym, nấu ăn, đọc sách, coi phim.
Tôi hỏi: - Không bận sao?
- Bận chứ, mùa này cao điểm mà.
- Ủa sao không mang việc về nhà làm?
- Ê mày "khùng" hả? Tao làm ở công ty chưa đủ sao còn mang về nhà làm?
- Không sợ trễ deadline hả?
- Deadline đặt ra là theo sức người. Deadline gấp thì lôi thêm người vào mà làm. Còn không lôi thêm người vào được thì giãn deadline ra. Vậy thôi, hiểu không? Cái duy nhất không được giãn ra chính là bản thân mày. Mày giãn một hồi là mày "tiêu" một đời, hiểu không?
Bạn ở siêu đô thị, cuối tuần đi chơi, đi đạp xe, đi bơi, đi cắm trại. Có tôi qua, họ lấy thêm mấy ngày nghỉ dẫn tôi đi đây đó. Những ngày lang thang, tuyệt nhiên không có một cú điện thoại công việc nào.
Tôi hỏi: - Lạ quá, sao không ai từ văn phòng gọi mày hết vậy?
- Tao nghỉ phép mà. Đấy là thời gian của tao, vì gì mà văn phòng lại gọi cho tao?"
Tôi nghe vậy cười suốt, nhớ những ngày đi chơi với bạn mình, vừa bơi vừa canh điện thoại công ty, năm phút kiểm tra mail một lần, tối ngồi ở "beach bar" ôm máy tính làm việc, không biết bị sao. Bạn siêu đô thị làm mỗi một việc trên 5 năm. Bạn quanh nhà làm mỗi một việc không qua 24 tháng.
Tự nhiên tôi nhận ra, vấn đề không phải mình ở thị trường nào, tình hình công việc sôi động ra sao. Vấn đề là tự mình không biết cân bằng bản thân. Khi những kẻ không biết cân bằng bản thân tụ tập lại tương tác với nhau, ắt sẽ thành một quần thể mất cân bằng.
Mình sẽ rất thản nhiên gọi điện nói chuyện công việc với một người đồng nghiệp đang nghỉ phép đi tuần trăng mật. Bởi vì người khác đã từng làm như vậy với mình. Và mình bắt đầu nghĩ là chuyện đó chấp nhận được.
Mình sẽ rất thản nhiên giao cho đồng nghiệp/đối tác của mình công việc vào 5 giờ chiều thứ sáu, và deadline là 9 giờ sáng thứ hai. Ừ từ thứ sáu đến thứ hai còn thứ bảy, chủ nhật mà. Ngành này làm việc cuối tuần là thường, than cái gì mà than.
Mình thản nhiên email lúc 3 giờ đêm, gọi điện lúc 8 giờ tối, vì cho rằng giờ này mình còn làm, mắc gì "tụi nó" không làm?
Mình sẽ rất thản nhiên trêu chọc đồng nghiệp khi họ đi làm về đúng giờ, trong khi cả team còn ngồi lại làm việc tiếp. Mình tưởng ngồi lại làm vậy tới khuya, tới thâu đêm suốt sáng là hay lắm. Hẳn là hay.
Hồi còn nhỏ, tôi hay đọc những bài báo về gương thành công, ai trong họ cũng mỗi ngày làm việc mười mấy tiếng đồng hồ. Gần chục năm sau, những bài báo đó vẫn lên đều đều, như những nhát roi quất vào lưng những chú ngựa non đang cố thành ngựa đua. Con sóng start-up triệu đô ập đến càng biến cả thành phố thành một trường đua sôi động.
Ai cũng nghĩ rằng làm việc mỗi ngày mười mấy tiếng hẳn là hay lắm. Người ta chia sẻ cho nhau mấy cái "tips" là làm làm sao để ngủ chỉ vài ba tiếng mỗi ngày thôi mà đầu óc vẫn tỉnh táo… để còn làm việc. Sau đó người ta lại tiếp tục chia sẻ cho nhau những cách để chống stress, chống áp lực, chống… tự vẫn, cân bằng bản thân, thiền để chữa lành.
Viết đến đây tôi nhớ điều mình đọc trong "Cuộc cách mạng một cọng rơm". Mọi việc thực ra rất đơn giản. Ta luôn đánh rối nó lên, gây ra bao nhiêu vấn đề, để rồi chỉ cần nghĩ ra một phương cách giải quyết một vấn đề thôi là đã tự cho rằng mình thiên tài lắm.
Nếu ngay từ đầu, ta cư xử tôn trọng với bản thân như một con người bình thường, mỗi ngày làm được từng ấy việc, tiếp thu từng ấy thứ, cần ăn uống ngủ nghỉ từng ấy thời gian… thì cần gì những thứ phương cách cân bằng bản thân xa xỉ kia?
Nhưng ta luôn nghĩ mình là siêu nhân. Mình phải là siêu nhân. Những người xung quanh mình, cùng guồng máy với mình cũng nên vận hành theo giờ giấc siêu nhân để chúng mình xứng đáng với nhau; mà quên đi cái câu "ngựa chạy đường dài…"
Tôi muốn tiếp tục đoạn chia sẻ này bằng câu chuyện về "siêu phàm nhân" của tôi. Đó là ngày bọn tôi làm quen với nhau. Anh nói tao cho mày một năm để làm sai và hỏi những câu ngu dốt, chỉ cần những lỗi sai và những câu ngu dốt đó đừng trùng lặp. Tao cũng đề nghị mày làm đúng và đủ những việc mày được giao, tuyệt đối không làm thêm. Mấy đứa bọn mày hay tài lanh làm thêm giờ thêm việc lắm, nhưng mày nghĩ coi, giờ đó ai trả tiền cho bọn mày?
Ngu thì tự chịu thôi. Nhưng mà nói thật nha, tao ghét làm việc với mấy đứa ngu lắm, nên đừng có làm như vậy. Và cuối cùng, nếu mày có muốn nhắn tin gọi điện cho đồng nghiệp nào ngoài giờ làm, hãy tự hỏi bản thân câu này trước: Nếu mình không gọi thì có ai chết không? Có ai chết, thì hẵng gọi. Còn không thì đợi đến giờ làm rồi xử lý tiếp nha.
Rồi anh đi. Ra tới cửa, anh ngoái đầu vô nhìn tui cười: Nhớ đó, không ai chết cả!
Ngày hôm ấy, tôi mạnh dạn giã từ ảo tưởng siêu nhân, trở lại sống đời phàm nhân. Tất cả quá trình ấy thật ra chỉ diễn ra trong đầu. Nhưng đó quả là một ngày chói lọi.
Tôi tự hứa với mình, khi đã làm phàm nhân thành thạo, tôi sẽ không bao giờ để cho những người có liên đới với mình gánh chịu áp lực siêu nhân nữa.
Bắt đầu từ việc không gọi điện công việc sau 7h tối.
Nếu mình không gọi sau 7 giờ tối, họ sẽ không phải gọi ai lúc 7 giờ 15 tối.
Và ai đó sẽ không phải gọi cho ai đó lúc 7 giờ 30 tối.
Nghĩa là sẽ có một cơ số người yên ổn ăn bữa cơm với gia đình. Một cơ số người khác yên ổn đi hẹn hò "chống ế". Một cơ số khác nữa yên ổn chơi với con, lắng nghe chồng tâm sự…
Bắt đầu từ những chuyện giản dị vậy thôi.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Nomad Nguyễn Thiên Ngân
Theo Trí Thức Trẻ
'Nếu mình không gọi sau 7 giờ tối, họ sẽ không phải gọi ai lúc 7 giờ 15 tối. Và ai đó sẽ không phải gọi cho ai đó lúc 7 giờ 30 tối.'
Đọc báo hay thấy những bài dạng như: Người Việt lười hơn người nước khác, làm ít chơi nhiều… Tôi đọc, cũng biết vậy thôi, chứ không biết cụ thể người Việt đó là người Việt nào. Chứ người Việt mà tôi biết hoặc làm việc cùng toàn là những siêu nhân, nên trong bài chia sẻ này, tôi sẽ chỉ nói về người Việt mà mình biết.
Những người nước ngoài làm việc cùng, không ít người nhận xét với tôi rằng: "Bọn mày làm việc khiếp thiệt, bất chấp đêm ngày…". Tôi không biết đấy là lời khen hay chê nữa. Tôi hỏi tiếp, sao vậy?.
"Ừ, lúc nào 'deadline' cũng gấp, cái gì cũng gấp. OT là một chuyện quá sức hiển nhiên. Nguyên một 'team' thức 2, 3 đêm là bình thường. Nửa đêm gửi email. Cuối tuần gọi điện thoại. Tụi mày không có cuộc đời riêng sao?"
Những tháng lang thang đây đó nước này nước khác, tôi quan sát cuộc đời của bạn bè mình – những người làm trong các ngành cực kỳ áp lực như quảng cáo tiếp thị, tài chính, y dược… ở những siêu đô thị của hành tinh này. New York, San Francisco, Singapore, Bangkok… Thật tình, tôi chưa thấy ai bận "nát mặt nát mày" như bạn bè ở Sài Gòn. Hoặc ở Sài Gòn tôi toàn chơi/gặp mấy đứa bị "khùng".
Bạn ở siêu đô thị, tối nào cũng về nhà lúc 7 giờ tập gym, nấu ăn, đọc sách, coi phim.
Tôi hỏi: - Không bận sao?
- Bận chứ, mùa này cao điểm mà.
- Ủa sao không mang việc về nhà làm?
- Ê mày "khùng" hả? Tao làm ở công ty chưa đủ sao còn mang về nhà làm?
- Không sợ trễ deadline hả?
- Deadline đặt ra là theo sức người. Deadline gấp thì lôi thêm người vào mà làm. Còn không lôi thêm người vào được thì giãn deadline ra. Vậy thôi, hiểu không? Cái duy nhất không được giãn ra chính là bản thân mày. Mày giãn một hồi là mày "tiêu" một đời, hiểu không?
Bạn ở siêu đô thị, cuối tuần đi chơi, đi đạp xe, đi bơi, đi cắm trại. Có tôi qua, họ lấy thêm mấy ngày nghỉ dẫn tôi đi đây đó. Những ngày lang thang, tuyệt nhiên không có một cú điện thoại công việc nào.
Tôi hỏi: - Lạ quá, sao không ai từ văn phòng gọi mày hết vậy?
- Tao nghỉ phép mà. Đấy là thời gian của tao, vì gì mà văn phòng lại gọi cho tao?"
Tôi nghe vậy cười suốt, nhớ những ngày đi chơi với bạn mình, vừa bơi vừa canh điện thoại công ty, năm phút kiểm tra mail một lần, tối ngồi ở "beach bar" ôm máy tính làm việc, không biết bị sao. Bạn siêu đô thị làm mỗi một việc trên 5 năm. Bạn quanh nhà làm mỗi một việc không qua 24 tháng.
Mình sẽ rất thản nhiên gọi điện nói chuyện công việc với một người đồng nghiệp đang nghỉ phép đi tuần trăng mật. Bởi vì người khác đã từng làm như vậy với mình. Và mình bắt đầu nghĩ là chuyện đó chấp nhận được.
Mình sẽ rất thản nhiên giao cho đồng nghiệp/đối tác của mình công việc vào 5 giờ chiều thứ sáu, và deadline là 9 giờ sáng thứ hai. Ừ từ thứ sáu đến thứ hai còn thứ bảy, chủ nhật mà. Ngành này làm việc cuối tuần là thường, than cái gì mà than.
Mình thản nhiên email lúc 3 giờ đêm, gọi điện lúc 8 giờ tối, vì cho rằng giờ này mình còn làm, mắc gì "tụi nó" không làm?
Mình sẽ rất thản nhiên trêu chọc đồng nghiệp khi họ đi làm về đúng giờ, trong khi cả team còn ngồi lại làm việc tiếp. Mình tưởng ngồi lại làm vậy tới khuya, tới thâu đêm suốt sáng là hay lắm. Hẳn là hay.
Hồi còn nhỏ, tôi hay đọc những bài báo về gương thành công, ai trong họ cũng mỗi ngày làm việc mười mấy tiếng đồng hồ. Gần chục năm sau, những bài báo đó vẫn lên đều đều, như những nhát roi quất vào lưng những chú ngựa non đang cố thành ngựa đua. Con sóng start-up triệu đô ập đến càng biến cả thành phố thành một trường đua sôi động.
Ai cũng nghĩ rằng làm việc mỗi ngày mười mấy tiếng hẳn là hay lắm. Người ta chia sẻ cho nhau mấy cái "tips" là làm làm sao để ngủ chỉ vài ba tiếng mỗi ngày thôi mà đầu óc vẫn tỉnh táo… để còn làm việc. Sau đó người ta lại tiếp tục chia sẻ cho nhau những cách để chống stress, chống áp lực, chống… tự vẫn, cân bằng bản thân, thiền để chữa lành.
Viết đến đây tôi nhớ điều mình đọc trong "Cuộc cách mạng một cọng rơm". Mọi việc thực ra rất đơn giản. Ta luôn đánh rối nó lên, gây ra bao nhiêu vấn đề, để rồi chỉ cần nghĩ ra một phương cách giải quyết một vấn đề thôi là đã tự cho rằng mình thiên tài lắm.
Nếu ngay từ đầu, ta cư xử tôn trọng với bản thân như một con người bình thường, mỗi ngày làm được từng ấy việc, tiếp thu từng ấy thứ, cần ăn uống ngủ nghỉ từng ấy thời gian… thì cần gì những thứ phương cách cân bằng bản thân xa xỉ kia?
Nhưng ta luôn nghĩ mình là siêu nhân. Mình phải là siêu nhân. Những người xung quanh mình, cùng guồng máy với mình cũng nên vận hành theo giờ giấc siêu nhân để chúng mình xứng đáng với nhau; mà quên đi cái câu "ngựa chạy đường dài…"
Ngu thì tự chịu thôi. Nhưng mà nói thật nha, tao ghét làm việc với mấy đứa ngu lắm, nên đừng có làm như vậy. Và cuối cùng, nếu mày có muốn nhắn tin gọi điện cho đồng nghiệp nào ngoài giờ làm, hãy tự hỏi bản thân câu này trước: Nếu mình không gọi thì có ai chết không? Có ai chết, thì hẵng gọi. Còn không thì đợi đến giờ làm rồi xử lý tiếp nha.
Rồi anh đi. Ra tới cửa, anh ngoái đầu vô nhìn tui cười: Nhớ đó, không ai chết cả!
Ngày hôm ấy, tôi mạnh dạn giã từ ảo tưởng siêu nhân, trở lại sống đời phàm nhân. Tất cả quá trình ấy thật ra chỉ diễn ra trong đầu. Nhưng đó quả là một ngày chói lọi.
Tôi tự hứa với mình, khi đã làm phàm nhân thành thạo, tôi sẽ không bao giờ để cho những người có liên đới với mình gánh chịu áp lực siêu nhân nữa.
Bắt đầu từ việc không gọi điện công việc sau 7h tối.
Nếu mình không gọi sau 7 giờ tối, họ sẽ không phải gọi ai lúc 7 giờ 15 tối.
Và ai đó sẽ không phải gọi cho ai đó lúc 7 giờ 30 tối.
Nghĩa là sẽ có một cơ số người yên ổn ăn bữa cơm với gia đình. Một cơ số người khác yên ổn đi hẹn hò "chống ế". Một cơ số khác nữa yên ổn chơi với con, lắng nghe chồng tâm sự…
Bắt đầu từ những chuyện giản dị vậy thôi.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Nomad Nguyễn Thiên Ngân
Theo Trí Thức Trẻ