mai.qth2710
Moderator
Thủ tướng nhấn mạnh cần thực hiện ngay tái cấu trúc nợ công, doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại. Định kỳ 6 tháng/lần, Chính phủ sẽ tham vấn các chuyên gia kinh tế
Trọn ngày hôm qua (20-8), Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng và nhiều bộ trưởng đã có cuộc tham vấn với hơn 30 nhà khoa học, chuyên gia kinh tế. Cuộc tham vấn này đánh giá, dự báo tình hình trong và ngoài nước để tìm giải pháp điều hành, phát triển kinh tế-xã hội cho những tháng cuối năm, năm 2012 và cả nhiệm kỳ Chính phủ năm năm tới.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng tổ chức một cuộc tham vấn với đông đảo chuyên gia, không chỉ các chuyên gia trong các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ mà từ cả các hội, viện, trường, tổ chức nghiên cứu độc lập.
Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế, nhận định: “Một buổi tham vấn đặc biệt thú vị và tích cực. Các phát biểu đều rất trung thực với tinh thần dám nói, thẳng thắn, xây dựng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các vị phó đều lắng nghe nghiêm túc, kể cả những ý kiến chỉ trích gay gắt”.
Đừng dồn khó cho doanh nghiệp
Qua những ý kiến phát biểu, ông thấy các chuyên gia thống nhất đánh giá thế nào về tình hình kinh tế hiện nay, thưa ông?
Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Về kinh tế thế giới, đánh giá chung là kinh tế toàn cầu đang thành cơn bão, sức công phá chưa lường hết. Cơn bão ấy khó qua nhanh, ngay cả những nền kinh tế lớn như Mỹ, EU cũng cần thêm thời gian mới vượt qua được. Tất cả đang làm bộc lộ yếu kém trong quản lý nợ công, quản trị quốc gia… Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực, trước hết là xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cơn bão cũng có mặt tích cực mà ta phải chuẩn bị tận dụng. DN ở các nước phát triển gặp phải vấn đề chi phí sản xuất quá cao, lao động đắt đỏ, ắt sẽ dịch chuyển sản xuất sang những nước có chi phí thấp hơn. Việt Nam có thể là điểm đến của xu hướng ấy.
Kinh tế trong nước thì các chuyên gia đồng thuận về khó khăn mà DN đang đối mặt: lãi suất cho vay quá cao, lạm phát còn ở mức cao. Chúng tôi cũng nhất trí là điều hành kinh tế thời gian tới vẫn phải coi kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu, tuy vậy không vì thế mà dồn khó khăn cho DN. Ý kiến chung là cần kéo lãi suất xuống nhưng giải pháp còn khác nhau. Một số ý kiến cho rằng NHNN cần can thiệp ngay, hỗ trợ thanh khoản cho NHTM, kéo lãi suất xuống. Những chuyên gia khác cho rằng phải giảm lạm phát trước, lúc ấy lãi suất cũng sẽ ắt giảm theo…
Dư luận đang đồn đoán về khả năng nới tín dụng nói chung và đặc biệt là với tín dụng bất động sản. Vấn đề này được các chuyên gia thảo luận thế nào?
Không ai nói là nới rộng tín dụng cả mà là quản lý, điều hành tín dụng sao cho linh hoạt, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Nguyên tắc chung là ruộng không được cạn khô nứt nẻ nhưng cũng không được úng ngập. Tín dụng linh hoạt nhưng không thể để lạm phát bùng lên và cũng không thể vì kiềm chế lạm phát mà siết chặt tín dụng khiến cho doanh nghiệp phá sản hàng loạt.
Cần can thiệp hạ lãi suất cho vay
Ông đóng góp gì cho Chính phủ trong buổi tham vấn này?
Tôi có hai bài, một về đánh giá tình hình thế giới, một về vấn đề tín dụng cho sản xuất trong nước. Vấn đề thứ hai này, tôi nghiêng theo hướng là NHNN cần can thiệp để hạ lãi suất cho vay trước. Có vậy, tình trạng mất ổn định ở khu vực sản xuất mới được khắc phục và chỉ khi DN phát triển ổn định thì mới có thể kéo lạm phát xuống được.
Cơ sở thực hiện là hạn mức tín dụng mà Chính phủ đề ra với mức 20% cho cả năm, đến nay mới thực hiện được 7%-8%, vẫn còn dư địa nhiều. NHNN hoàn toàn có thể lên một chương trình cấp vốn giá rẻ cho các NHTM, kèm theo các điều kiện chặt chẽ để nguồn tín dụng ấy không chảy vào lĩnh vực phi sản xuất, đầu cơ, gây lạm phát.
Đây là lần thứ ba Thủ tướng và Thường trực Chính phủ tham vấn các chuyên gia kinh tế. Ông nghĩ thế nào?
Tôi không tham dự các lần trước nhưng đây là lần tham vấn đặc biệt. Những lần trước, Thủ tướng chủ yếu mời các chuyên gia ở các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ. Lần này thì có cả những học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu độc lập từ nước ngoài về…
Có ý kiến đề nghị: Chính phủ tổ chức một đội đặc nhiệm, chuyên trách lắng nghe, trao đổi thông tin với giới chuyên gia. Thủ tướng nói là sẽ suy nghĩ về đề xuất này nhưng trước mắt sẽ tham vấn sáu tháng/lần.
Xin cảm ơn ông.
Trọn ngày hôm qua (20-8), Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng và nhiều bộ trưởng đã có cuộc tham vấn với hơn 30 nhà khoa học, chuyên gia kinh tế. Cuộc tham vấn này đánh giá, dự báo tình hình trong và ngoài nước để tìm giải pháp điều hành, phát triển kinh tế-xã hội cho những tháng cuối năm, năm 2012 và cả nhiệm kỳ Chính phủ năm năm tới.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng tổ chức một cuộc tham vấn với đông đảo chuyên gia, không chỉ các chuyên gia trong các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ mà từ cả các hội, viện, trường, tổ chức nghiên cứu độc lập.
Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế, nhận định: “Một buổi tham vấn đặc biệt thú vị và tích cực. Các phát biểu đều rất trung thực với tinh thần dám nói, thẳng thắn, xây dựng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các vị phó đều lắng nghe nghiêm túc, kể cả những ý kiến chỉ trích gay gắt”.
Đừng dồn khó cho doanh nghiệp
Qua những ý kiến phát biểu, ông thấy các chuyên gia thống nhất đánh giá thế nào về tình hình kinh tế hiện nay, thưa ông?
Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Về kinh tế thế giới, đánh giá chung là kinh tế toàn cầu đang thành cơn bão, sức công phá chưa lường hết. Cơn bão ấy khó qua nhanh, ngay cả những nền kinh tế lớn như Mỹ, EU cũng cần thêm thời gian mới vượt qua được. Tất cả đang làm bộc lộ yếu kém trong quản lý nợ công, quản trị quốc gia… Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực, trước hết là xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cơn bão cũng có mặt tích cực mà ta phải chuẩn bị tận dụng. DN ở các nước phát triển gặp phải vấn đề chi phí sản xuất quá cao, lao động đắt đỏ, ắt sẽ dịch chuyển sản xuất sang những nước có chi phí thấp hơn. Việt Nam có thể là điểm đến của xu hướng ấy.
Kinh tế trong nước thì các chuyên gia đồng thuận về khó khăn mà DN đang đối mặt: lãi suất cho vay quá cao, lạm phát còn ở mức cao. Chúng tôi cũng nhất trí là điều hành kinh tế thời gian tới vẫn phải coi kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu, tuy vậy không vì thế mà dồn khó khăn cho DN. Ý kiến chung là cần kéo lãi suất xuống nhưng giải pháp còn khác nhau. Một số ý kiến cho rằng NHNN cần can thiệp ngay, hỗ trợ thanh khoản cho NHTM, kéo lãi suất xuống. Những chuyên gia khác cho rằng phải giảm lạm phát trước, lúc ấy lãi suất cũng sẽ ắt giảm theo…
Dư luận đang đồn đoán về khả năng nới tín dụng nói chung và đặc biệt là với tín dụng bất động sản. Vấn đề này được các chuyên gia thảo luận thế nào?
Không ai nói là nới rộng tín dụng cả mà là quản lý, điều hành tín dụng sao cho linh hoạt, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Nguyên tắc chung là ruộng không được cạn khô nứt nẻ nhưng cũng không được úng ngập. Tín dụng linh hoạt nhưng không thể để lạm phát bùng lên và cũng không thể vì kiềm chế lạm phát mà siết chặt tín dụng khiến cho doanh nghiệp phá sản hàng loạt.
Cần can thiệp hạ lãi suất cho vay
Ông đóng góp gì cho Chính phủ trong buổi tham vấn này?
Tôi có hai bài, một về đánh giá tình hình thế giới, một về vấn đề tín dụng cho sản xuất trong nước. Vấn đề thứ hai này, tôi nghiêng theo hướng là NHNN cần can thiệp để hạ lãi suất cho vay trước. Có vậy, tình trạng mất ổn định ở khu vực sản xuất mới được khắc phục và chỉ khi DN phát triển ổn định thì mới có thể kéo lạm phát xuống được.
Cơ sở thực hiện là hạn mức tín dụng mà Chính phủ đề ra với mức 20% cho cả năm, đến nay mới thực hiện được 7%-8%, vẫn còn dư địa nhiều. NHNN hoàn toàn có thể lên một chương trình cấp vốn giá rẻ cho các NHTM, kèm theo các điều kiện chặt chẽ để nguồn tín dụng ấy không chảy vào lĩnh vực phi sản xuất, đầu cơ, gây lạm phát.
Đây là lần thứ ba Thủ tướng và Thường trực Chính phủ tham vấn các chuyên gia kinh tế. Ông nghĩ thế nào?
Tôi không tham dự các lần trước nhưng đây là lần tham vấn đặc biệt. Những lần trước, Thủ tướng chủ yếu mời các chuyên gia ở các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ. Lần này thì có cả những học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu độc lập từ nước ngoài về…
Có ý kiến đề nghị: Chính phủ tổ chức một đội đặc nhiệm, chuyên trách lắng nghe, trao đổi thông tin với giới chuyên gia. Thủ tướng nói là sẽ suy nghĩ về đề xuất này nhưng trước mắt sẽ tham vấn sáu tháng/lần.
Xin cảm ơn ông.
“Tinh thần ưu tiên là kiềm chế lạm phát”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chăm lo an sinh xã hội.
“Đồng thời phải tính tới các bước đi cơ bản lâu dài là tái cấu trúc nền kinh tế ”, Thủ tướng nói. “Trước hết là phải bắt tay làm ngay việc tái cấu trúc đầu tư công, gắn với kiểm soát nợ công, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mạnh mẽ hơn (như đẩy nhanh cổ phần hóa), tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc thể chế gồm quy hoạch, việc phân cấp- phân quyền cũng như tái cấu trúc thị trường…”.
Theo Chinhphu.vn
Theo Nghĩa Nhân
Pháp luật TP HCM
Pháp luật TP HCM