Câu chuyện về thái độ sống của những người biết mình "sắp đi qua cuộc đời" và bài học sâu sắc: Hãy chiến đấu tới cùng!

The Banker

Super Moderator
Super Mod
Câu chuyện về thái độ sống của những người biết mình sắp đi qua cuộc đời và bài học sâu sắc: Hãy chiến đấu tới cùng!

Chấp nhận khó khăn và sống với đam mê trọn từng phút từng giây, đó là cách mà giáo sư Randy Pausch, nhà xã hội học Morrie Schwartz và bác sỹ Paul Kalanithi lựa chọn để sống trong ngày cuối cùng của cuộc đời.

Câu chuyện của Randy, Morrie và Paul


Randy Pausch là một giáo sư môn khoa học máy tính tại Trường Đại học Carnegie Mellon, Mỹ. Ông bắt đầu sự nghiệp giảng dạy vào năm 1997. Giáo sư Randy đã thực hiện bài giảng cuối cùng với chủ đề “Thực sự đạt được những giấc mơ của mình" cùng sự tham gia của hơn 500 sinh viên và giảng viên trường Carnegie Mellon.

“Bài giảng cuối cùng" là một dự án của trường Carnegie Mellon, dành cho những giáo sư tiến sĩ trước khi về hưu. Giáo sư Randy Pausch đã thực hiện bài giảng cuối cùng khi ông 47 tuổi vì căn bệnh ung thư tuyến tuỵ giai đoạn cuối. Bài giảng này đã được ghi hình lại và đã đạt hơn 20 triệu lượt xem trên Youtube tính tới thời điểm hiện tại. Trước khi qua đời, ông cũng hoàn thành và xuất bản cuốn sách Bài giảng cuối cùng.

Morrie Schwartz là một giáo sư xã hội học người Mỹ gốc Do Thái. Ông đã dành những giây phút cuối đời để giảng dạy Mitch Albom, học trò của ông về giá trị của sự sống và cái chết trước khi qua đời vì căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS). Sau đó, Mitch đã chuyển những triết lý của Morrie vào trang giấy, viết nên cuốn sách "Những ngày thứ ba với Morrie."

Paul Kalanithi là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh đáng kính. Ông đã viết về trải nghiệm của mình ở trên giường bệnh từ góc nhìn của bác sỹ và bệnh nhân trong khi chiến đấu với ung thư phổi di căn giai đoạn 4. Cuốn sách "Khi hơi thở hóa thinh không" của ông đã được đề cử năm 2017 cho Giải thưởng Pulitzer ở danh mục Tự truyện.

Những tác phẩm cuối đời của Randy, Morrie và Paul là những câu truyện đầy cảm hứng về ý nghĩa cuộc sống được viết nên bởi trải nghiệm của chính họ khi đối mặt với cái chết ngày một gần. Các tác phẩm này đã lan toà những bài học về thái độ sống tích cực trước những khó khăn của cuộc đời.

Học cách chấp nhận

“Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó”- Randy Pausch

Bài giảng cuối cùng" của giáo sư Randy Pausch được bắt đầu với hình ảnh chụp CT lá gan của ông với hơn 10 khối u khác nhau. Nó cho thấy tình trạng sức khoẻ của ông nghiêm trọng như thế nào. Ông đã nhấn mạnh với người nghe rằng, đây chính là hiện thực không thể thay đổi. Và ông chấp nhận rằng mình không còn sống được lâu thêm nữa.

Giáo sư Pausch đã xin lỗi những người đang ngồi phía dưới giảng đường nếu họ lầm tưởng rằng, ông đang yếu đuối và buồn chán. Ngay sau đó, ông thực hiện động tác hít đất và giải thích rằng, đây là cách ông vượt qua bệnh tật. Không những vậy, ông còn bông đùa rằng, ông có thân hình thon gọn hơn tất cả mọi người.


Câu chuyện về thái độ sống của những người biết mình sắp đi qua cuộc đời và bài học sâu sắc: Hãy chiến đấu tới cùng!  - Ảnh 1.

Chấp nhận sự thật và sống lạc quan, đó là thông điệp mà giáo sư Pausch muốn nhắn gửi tới người xem. Nhiều người trong số chúng ta luôn cảm thấy tại sao số phận thật bất công với mình. Chúng ta luôn đem bản thân đi so sánh với người khác, cảm thấy họ có tất cả mọi thứ còn bạn thì không. Chúng ta cáu gắt về một sự xui xẻo đã xảy ra và buồn bực thêm nhiều ngày nữa.

Thế nhưng, những người trong câu chuyện kể trên thì lại không như vậy. Ngay cả khi họ được chuẩn đoán mắc các căn bệnh nan y và số ngày để sống chỉ đếm trên đầu ngón tay thì họ vẫn vui vẻ và sống trọn từng phút từng giây. Khi ở trên giường bệnh, họ không than phiền rằng ông trời đã bất công như thế nào hay bệnh tật đã khiến họ đau đớn ra sao. Thay vào đó, cả ba người đều vui vẻ chấp nhận và làm tốt công việc còn dang dở của mình. Đối với họ, còn sống là còn cống hiến.


Đọc cách Randy, Morrie và Paul chơi hết mình trong những ngày cuối cùng một cách lạc quan thực khiến những bất mãn và tham lam hàng ngày của chúng ta trở nên xấu hổ, tầm thường. Như Paul đã nói “Cuộc sống không phải là cố tránh né khỏi những đau khổ”. Chúng ta không thể thay đổi những lá bài đã chia hoặc đòi huỷ nó vì chúng vô giá trị. Thay vào đó, hãy thay đổi ván bài bằng cách chơi của bạn. Bất hạnh là thực tế nhưng thái độ sống của bạn sẽ quyết định thắng thua trong ván bài cuộc đời bạn.

“Chiến đấu” để sống những phút giây tuyệt vời nhất

“Tôi không cho phép bản thân tự thương hại mình. Một chút mỗi sáng, một vài giọt nước mắt, và đó là tất cả. - Morrie Schwartz

Randy, Morrie và Paul đã làm gì trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời họ? Câu trả lời đó chính là chiến đấu để sống và biến mỗi ngày sống trở nên tuyệt vời nhất. Những con người vĩ đại này đã sống một cuộc đời thật sự cho đến những giây phút cuối cùng.

Câu chuyện về thái độ sống của những người biết mình sắp đi qua cuộc đời và bài học sâu sắc: Hãy chiến đấu tới cùng!  - Ảnh 2.

Có thể Randy, Morrie và Paul không để lại một gia sản đồ sộ cho thế hệ sau, nhưng câu chuyện về sự chiến đấu của họ sẽ mãi là nguồn cảm hứng về thái độ sống tích cực trước những thách thức của cuộc đời. Họ có thể thua về mặt thể chất những sức khoẻ tinh thần thì luôn chiến thắng. Những người khác chiến đấu để sống thêm một ngày khác. Nhưng Paul, Randy và Morrie chiến đấu để sống một ngày tuyệt vời nhất mà họ có.

Làm những công việc có ý nghĩa

Trong cuốn Khi hơi thở trở thành không khí, Paul chia sẻ trải nghiệm khi trở thành một bác sĩ. Đó là việc tiếp nhận kiến thức mới mỗi ngày, thực hành trong nhiều giờ, mệt mỏi với những đêm không ngủ hay chấp nhận việc mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Và quan trọng nhất đó là sức nặng khi tính mạng bệnh nhân được đặt trong tay của mình.

Tuy nhiên, Paul luôn tự hào vì đã chọn nghề bác sĩ. Chứng kiến sự hồi phục của bệnh nhân và nét mặt vui mừng của người nhà họ đã tiếp thêm sức mạnh để ông tiếp tục theo đuổi công việc cao quý này.

Hay trong câu chuyện của Randy Pausch, bất chấp tình trạng sức khoẻ ngày một tồi tệ, ông vẫn chuẩn bị bài giảng và lên lớp trong những ngày cuối cùng của cuộc đời để chia sẻ về cách theo đuổi những ước mơ cho những sinh viên trẻ. Nhà xã hội học Morrie với niềm tin mãnh liệt rằng chúng ta phải đi ngược lại hạt sạn hời hợt để tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa. Tất cả đều chứng minh rằng bạn sẽ không bao giờ thất bại khi bạn đi theo đam mê và làm những công việc có ý nghĩa. Chắc chắn bạn sẽ nhận được thành quả bằng cách này hay cách khác.

Đừng chọn an nhàn khi còn trẻ, đừng chọn một công việc thoải mái nhàn hạ. Hãy thử thách bản thân, trải nghiệm nhiều hơn và sống cống hiến hơn.

Theo Medium

Lưu Ly
Theo Trí thức trẻ

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Link báo gốc: Câu chuyện về thái độ sống của những người biết mình 'sắp đi qua cuộc đời' và bài học sâu sắc: Hãy chiến đấu tới cùng!
 
Back
Bên trên