Mới năm nhất, tớ đã 'cứng cựa' chả kém ai nhỉ?
Mới là sinh viên kinh tế năm nhất nhưng do chương trình học của trường, tớ có hai kỳ thực tập kéo dài 3 tháng rưỡi ở các công ty của Pháp. Hiện tớ đang làm thực tập sinh cho một công ty bất động sản có văn phòng tại La Rochelle, Pháp.
Việc đi xin thực tập ở Pháp không đơn giản ngay cả với các sinh viên của Pháp huống chi tớ lại là người nước ngoài, nhất là thực tập có lương nữa chứ. Theo luật lao động của Pháp, các thực tập sinh có thời gian làm việc 2 tháng trở lên (dù là 2 tháng 1 ngày) sẽ được hưởng tối thiểu 1/3 lương cơ bản của Pháp (SMIC). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của Pháp đang phải đối mặt với những hậu quả nặng nè của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc xin thực tập của các bạn sinh viên lại càng trở nên khó khăn hơn.
Để chuẩn bị cho kỳ thực tập thứ 2 bắt đầu từ tháng 6, ngay đầu tháng 2 tớ đã hì hụi lập một danh sách những công việc tớ muốn làm và danh sách các công ty khả thi để gửi CV nhờ vào hệ thống thông tin của trường. Tớ rất thích làm trong bất động sản (BĐS) và thật may mắn cho tớ là ở La Rochelle, thành phố tớ sống có rất nhiều các công ty BĐS lớn nhỏ hoạt động rất mạnh mẽ vào mùa hè vì đây là thành phố du lịch, sống rất dễ chịu nên có nhiều khách du lịch, người Pháp về hưu tới đây mua nhà cũng như sinh viên tới đây để học tập.
Sau kỳ thực tập năm nhất, tớ nhận thấy DHS có thêm một bất lợi đáng kể với sinh viên bản xứ ngoài ngôn ngữ là các mối quan hệ xã hội ở Pháp . Hơn nữa vì mới nửa năm "chân ướt chân ráo" nên việc nắm rõ cách thức làm việc của các công ty Pháp của tớ còn hạn chế. Tiếp theo, tớ phải viết CV và thư xin việc thật chuẩn. Việc này cũng không đơn giản vì người Pháp cực kỳ kỹ tính trong những đơn từ và chuẩn chữ nghĩa. Sau khi viết xong tớ gửi cho cô giáo của tớ sửa và phải viết đi viết lại đến lần thứ n mới được cái hồ sơ ưng ý.
Công việc khó khăn nhất có lẽ là cầm một tập hồ sơ viết nắn nót và gõ cửa từng công ty để xin thực tập thay vì gửi hồ sơ qua mạng. Thật may là tớ đã rèn luyện được tính kiên nhẫn. Quá trình "xin việc", tớ nhận được lời khuyên là xin hẹn gặp giám đốc hoặc người phụ trách trực tiếp để gửi CV cho họ, tớ đã phải chờ đợi rất lâu chỉ để được gặp họ 1-2 phút nhằm trình bày nguyện vọng của mình. Họ xem CV của tớ, nghe tớ trình bày và nếu ổn, họ sẽ hẹn gặp phỏng vấn.
Trong một buổi sáng, 5 công ty đã từ chối tớ ngay lập tức vì tớ chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và hơn nữa, tớ là người nước ngoài. Phải đợi đến 2 tuần sau, may mắn đã đến với tớ khi có 3 công ty phản hồi lại và mời tớ đi phỏng vấn. Sau khi trải qua các vòng phỏng vấn căng thẳng và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội đến với mình, tớ chính thức được cả 3 công ty nhận vào làm thực tập sinh. Tớ đã chọn cho mình một công ty nhỏ hơn vì tớ nhìn thấy ở họ sự thân thiện và môi trường làm việc tốt. Tớ đã đúng vì sự cạnh tranh khốc liệt ở một công ty lớn khiến cho tớ cảm thấy bị ngợp và khó học hỏi được, nhất là khi tớ chưa có kiến thức về bất động sản!
Ngày đầu tiên đi làm tớ được mọi người chào đón nồng nhiệt với những lời hỏi han và động viên đừng lo lắng. Mọi người cũng nói rằng tớ là người Châu Á duy nhất trong công ty và là người trẻ tuổi nhất (người trẻ thứ 2 sau tớ hơn tớ 20 tuổi) nên hy vọng công ty sẽ có thêm một làn gió mới. Hầu hết mọi người đều có thâm niên lâu năm trong ngành này nhưng lần đầu tiên công ty có thực tập sinh.
Đi làm cũng khiến tớ trở nên quy củ hơn. Tới công ty đúng giờ, ăn mặc lịch sự (thường thường là vest và giày cao gót) và tác phong cũng phải học để trở nên chuyên nghiệp hơn.Tớ bắt đầu một ngày làm việc từ 9h30 sáng và kết thúc lúc 19h với 2 tiếng nghỉ trưa. Thời gian làm việc của tớ cũng phụ thuộc khá nhiều vào khách hàng vì tớ sẽ đưa khách hàng đi xem nhà và chuẩn bị hợp đồng cho họ. Có một điều tớ phải thú nhận là các thủ tục hành chính của Pháp rắc rối không kém gì ở Việt Nam.
Lúc mới đầu làm quen với nó, tớ đã rất vất vả để hiểu được các từ chuyên ngành, nắm rõ các điều luật trong hợp đồng để giải quyết cho khách. Mặt khác, tiếng Pháp giao tiếp của tớ vào loại khá, nhưng khi làm việc sử dụng đến chuyên môn lại gặp khó khăn. Việc giao tiếp mà tớ cảm thấy sợ lúc đầu là việc trả lời điện thoại. Không phải người Pháp nào nói tiếng Pháp cũng dễ nghe và nói chậm rãi. Một lần, tớ gọi điện cho khách hàng để đặt lịch hẹn ký hợp đồng, tớ đã nghe nhầm và ghi nhầm lịch. Khi khách hàng tới, tớ và sếp không có ở đó, sau khi được chị thư ký gọi điện tớ mới giật mình và bị sếp nhắc nhở. May mắn là tớ cũng được khách hàng thông cảm và không hủy bỏ hợp đồng. Phù!
Như tớ đã nói ở trên, công ty BĐS tớ làm dù chỉ có quy mô nhỏ thôi nhưng những gì tớ đã được học trong hơn 2 tuần qua thực sự rất quý giá. Mọi người chỉ bảo ân cần từ việc giúp tớ phát âm chuẩn đến giải thích cho tớ việc soạn một hợp đồng cho khách. Tớ cảm thấy rất hạnh phúc khi làm việc ở đây. Sau khi hết đợt thực tập này, tớ sẽ bắt đầu năm hai bằng một hợp đồng khác với vị trí tư vấn đầu tư vào Châu Á và tớ hy vọng, nhờ những gì tớ học được ở Arcade, tớ sẽ thuyết phục được các doanh nghiệp Pháp chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam! Biết đâu nhỉ, một ngày gần thôi, cứ ước mơ - Tại sao không chứ?
Mới là sinh viên kinh tế năm nhất nhưng do chương trình học của trường, tớ có hai kỳ thực tập kéo dài 3 tháng rưỡi ở các công ty của Pháp. Hiện tớ đang làm thực tập sinh cho một công ty bất động sản có văn phòng tại La Rochelle, Pháp.
Việc đi xin thực tập ở Pháp không đơn giản ngay cả với các sinh viên của Pháp huống chi tớ lại là người nước ngoài, nhất là thực tập có lương nữa chứ. Theo luật lao động của Pháp, các thực tập sinh có thời gian làm việc 2 tháng trở lên (dù là 2 tháng 1 ngày) sẽ được hưởng tối thiểu 1/3 lương cơ bản của Pháp (SMIC). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của Pháp đang phải đối mặt với những hậu quả nặng nè của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc xin thực tập của các bạn sinh viên lại càng trở nên khó khăn hơn.
Để chuẩn bị cho kỳ thực tập thứ 2 bắt đầu từ tháng 6, ngay đầu tháng 2 tớ đã hì hụi lập một danh sách những công việc tớ muốn làm và danh sách các công ty khả thi để gửi CV nhờ vào hệ thống thông tin của trường. Tớ rất thích làm trong bất động sản (BĐS) và thật may mắn cho tớ là ở La Rochelle, thành phố tớ sống có rất nhiều các công ty BĐS lớn nhỏ hoạt động rất mạnh mẽ vào mùa hè vì đây là thành phố du lịch, sống rất dễ chịu nên có nhiều khách du lịch, người Pháp về hưu tới đây mua nhà cũng như sinh viên tới đây để học tập.
Sau kỳ thực tập năm nhất, tớ nhận thấy DHS có thêm một bất lợi đáng kể với sinh viên bản xứ ngoài ngôn ngữ là các mối quan hệ xã hội ở Pháp . Hơn nữa vì mới nửa năm "chân ướt chân ráo" nên việc nắm rõ cách thức làm việc của các công ty Pháp của tớ còn hạn chế. Tiếp theo, tớ phải viết CV và thư xin việc thật chuẩn. Việc này cũng không đơn giản vì người Pháp cực kỳ kỹ tính trong những đơn từ và chuẩn chữ nghĩa. Sau khi viết xong tớ gửi cho cô giáo của tớ sửa và phải viết đi viết lại đến lần thứ n mới được cái hồ sơ ưng ý.
Công việc khó khăn nhất có lẽ là cầm một tập hồ sơ viết nắn nót và gõ cửa từng công ty để xin thực tập thay vì gửi hồ sơ qua mạng. Thật may là tớ đã rèn luyện được tính kiên nhẫn. Quá trình "xin việc", tớ nhận được lời khuyên là xin hẹn gặp giám đốc hoặc người phụ trách trực tiếp để gửi CV cho họ, tớ đã phải chờ đợi rất lâu chỉ để được gặp họ 1-2 phút nhằm trình bày nguyện vọng của mình. Họ xem CV của tớ, nghe tớ trình bày và nếu ổn, họ sẽ hẹn gặp phỏng vấn.
Trong một buổi sáng, 5 công ty đã từ chối tớ ngay lập tức vì tớ chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và hơn nữa, tớ là người nước ngoài. Phải đợi đến 2 tuần sau, may mắn đã đến với tớ khi có 3 công ty phản hồi lại và mời tớ đi phỏng vấn. Sau khi trải qua các vòng phỏng vấn căng thẳng và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội đến với mình, tớ chính thức được cả 3 công ty nhận vào làm thực tập sinh. Tớ đã chọn cho mình một công ty nhỏ hơn vì tớ nhìn thấy ở họ sự thân thiện và môi trường làm việc tốt. Tớ đã đúng vì sự cạnh tranh khốc liệt ở một công ty lớn khiến cho tớ cảm thấy bị ngợp và khó học hỏi được, nhất là khi tớ chưa có kiến thức về bất động sản!
Ngày đầu tiên đi làm tớ được mọi người chào đón nồng nhiệt với những lời hỏi han và động viên đừng lo lắng. Mọi người cũng nói rằng tớ là người Châu Á duy nhất trong công ty và là người trẻ tuổi nhất (người trẻ thứ 2 sau tớ hơn tớ 20 tuổi) nên hy vọng công ty sẽ có thêm một làn gió mới. Hầu hết mọi người đều có thâm niên lâu năm trong ngành này nhưng lần đầu tiên công ty có thực tập sinh.
Đi làm cũng khiến tớ trở nên quy củ hơn. Tới công ty đúng giờ, ăn mặc lịch sự (thường thường là vest và giày cao gót) và tác phong cũng phải học để trở nên chuyên nghiệp hơn.Tớ bắt đầu một ngày làm việc từ 9h30 sáng và kết thúc lúc 19h với 2 tiếng nghỉ trưa. Thời gian làm việc của tớ cũng phụ thuộc khá nhiều vào khách hàng vì tớ sẽ đưa khách hàng đi xem nhà và chuẩn bị hợp đồng cho họ. Có một điều tớ phải thú nhận là các thủ tục hành chính của Pháp rắc rối không kém gì ở Việt Nam.
Lúc mới đầu làm quen với nó, tớ đã rất vất vả để hiểu được các từ chuyên ngành, nắm rõ các điều luật trong hợp đồng để giải quyết cho khách. Mặt khác, tiếng Pháp giao tiếp của tớ vào loại khá, nhưng khi làm việc sử dụng đến chuyên môn lại gặp khó khăn. Việc giao tiếp mà tớ cảm thấy sợ lúc đầu là việc trả lời điện thoại. Không phải người Pháp nào nói tiếng Pháp cũng dễ nghe và nói chậm rãi. Một lần, tớ gọi điện cho khách hàng để đặt lịch hẹn ký hợp đồng, tớ đã nghe nhầm và ghi nhầm lịch. Khi khách hàng tới, tớ và sếp không có ở đó, sau khi được chị thư ký gọi điện tớ mới giật mình và bị sếp nhắc nhở. May mắn là tớ cũng được khách hàng thông cảm và không hủy bỏ hợp đồng. Phù!
Như tớ đã nói ở trên, công ty BĐS tớ làm dù chỉ có quy mô nhỏ thôi nhưng những gì tớ đã được học trong hơn 2 tuần qua thực sự rất quý giá. Mọi người chỉ bảo ân cần từ việc giúp tớ phát âm chuẩn đến giải thích cho tớ việc soạn một hợp đồng cho khách. Tớ cảm thấy rất hạnh phúc khi làm việc ở đây. Sau khi hết đợt thực tập này, tớ sẽ bắt đầu năm hai bằng một hợp đồng khác với vị trí tư vấn đầu tư vào Châu Á và tớ hy vọng, nhờ những gì tớ học được ở Arcade, tớ sẽ thuyết phục được các doanh nghiệp Pháp chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam! Biết đâu nhỉ, một ngày gần thôi, cứ ước mơ - Tại sao không chứ?
Phương Tú (từ Pháp)