Cân nhắc để nhận một công việc khi cơ hội gõ cửa

The Banker

Super Moderator
Super Mod
Trong thị trường lao động khó khăn như hiện nay, việc nhận được một đề nghị việc làm dễ khiến người ta bị cám dỗ. Và nếu cũng một lúc bạn nhận được nhiều hơn một lời đề nghị thì việc lựa chọn cánh cửa nào còn khó khăn hơn.

Tìm hiểu về nhà tuyển dụng

Trước một lời đề nghị công việc, điều đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu về họ. Hãy vận dụng tất cả những gì bạn có để tìm hiểu xem họ là ai, hoạt động như thế nào, lĩnh vực gì, doanh thu,… Bên cạnh đó hãy tìm hiểu xem tại sao họ lại chọn bạn, để chắc chắn rằng không có sự nhầm lẫn ở đây.

Lắng nghe con tim

Hãy xác định xem công việc này có phù hợp với bạn hay không? Mong muốn của bạn là gì. Từ những gì thu thập được về họ, hãy xem bạn có thực sự yêu thích với công việc này?

Sử dụng lý trí

Ngoài quan tâm các yếu tố về con tim, hãy sử dung lý trì để xác định cơ hội của bạn. Tỉnh táo để đảm báo các yếu tố quyền lợi của bạn.

Cách từ chối không làm phật lòng nhà tuyển dụng

Nếu nhận được hai lời đề nghị trở lên, hãy cân nhắc chúng thật kĩ và khi đã áp dụng các nguyên tắc trên thì hãy chắc chắn rằng bạn đã học được cách xử trí phù hợp với việc từ chối các cơ hội còn lại.

Một thực tế cho thấy, khả năng nhảy việc của một nhân viên công sở là rất cao, vì vậy đồi với các cơ hội của mình, đừng từ chối quá thẳng thừng mà làm mất lòng họ. Ứng xử một cách tế nhị, vừa giúp bạn có thêm các mối quan hệ tốt, vừa có thể là phương án trù bị cho bạn nếu gặp phải trục trặc cho công ty mà bạn đang lựa chọn.

Nguyên tắc đầu tiên: Khi đã quyết định từ chối, hãy nhanh chóng báo ngay với nhà tuyển dụng để họ còn kịp thời gian tìm một ứng viên khác.

Nguyên tắc thứ hai: Hãy trả lời một cách lịch sự. Dù không làm việc cùng công ty đó, nhưng rất có thể sau này họ là đối tác của bạn. Việc cùng hoạt động trong một thị trường, khiến việc “đụng mặt nhau” dễ dàng xảy ra. Vì vậy cách hành xử đúng đắn sẽ mang lại cho bạn thiện cảm trong ngành cũng như danh tiếng nghề nghiệp của bạn.

Nguyên tắc thứ ba: Đừng giải thích tỉ mỉ lí do bạn không chọn họ mà hãy lựa chọn cho mình những lí do khôn ngoan. Những lý do từ chối dễ được nhà tuyển dụng thông cảm và chấp nhận hơn là: Bạn muốn một công việc nhiều thử thách và cơ hội hơn, bạn đã nhận lời một công ty khác…

Nguyên tắc thứ tư: Sau khi từ chối nhà tuyển dụng, hãy viết một email tỏ sự tiếc nuối khi không thể làm việc tại công ty, giải thích ngắn gọn lý do từ chối và nguyện vọng có cơ hội hợp tác, làm việc với nhau trong tương lai. Làm như vậy, nhà tuyển dụng sẽ lưu lại hồ sơ của bạn và liên lạc khi có vị trí phù hợp hơn thay vì ném vào thùng rác.

Nếu bạn có người quen hoặc bạn bè phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty, hãy giới thiệu họ. Thông tin bạn cung cấp sẽ giúp nhà tuyển dụng thoát khỏi thế “bị động” và dễ tìm được người khác thay thế để không ảnh hưởng đến công việc.

Khi cơ hội gõ cửa, đừng vội vớ lấy nó như món hàng bên đường. Bạn cần cân nhắc thật kĩ xem nơi nào thuộc vè mình. Tuy nhiên, cũng đừng vì quá cẩn trọng mà đánh mất chính cơ hội của mình.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên