Cách giải ngân tiền mặt cho công ty Xây dựng

vybuu

Thành viên mới
Theo thông tư 21/2017 của NHNN quy định về giải ngân vốn vay của TCTD đối với khách hàng, chỉ còn lại 2 cách để giải ngân tiền mặt ( lớn hơn 100trd ) là hoàn thanh toán hoá đơn và lập hợp đồng giao khoán + cam kết không có tài khoản của người nhậu thầu. Cho em hỏi là còn cách nào ngoài 2 cách này để giải ngân tiền mặt không ạ?
Em cảm ơn mọi người.
 
Nếu là Công ty xây dựng thì có thể trình bày là thanh toán chi phí lương cho công nhân thời vụ tại các công trình xa. Trường hợp này nếu muốn giải ngân bạn cần có:
+ Hợp đồng thi công, tốt nhất nên là hợp đồng ở các huyện hoặc tỉnh xa so với trụ sở hiện tại của Khách hàng, do là công trình xa nên doanh nghiệp phải thuê nhân công thời vụ tại địa phương và thanh toán lương.
+ Danh sách công nhân nên ghi rõ các chức vụ theo đúng 1 công trình (như giám sát, thợ chính, thợ phụ, bảo vệ công trình....), thông tin số CMND người làm.

Cách làm này có một số ưu điểm sau: có thể giải ngân tiền mặt giá trị lớn trên 100 triệu, không quá phụ thuộc quy mô nhân sự hiện tại của doanh nghiệp trong việc giải trình kiểm toán...Tuy nhiên trong tờ trình thẩm định nhớ phải nêu về hiện trạng hoạt động của doanh nghiệp là có nhận các công trình xa, khi đó sẽ thuê nhân công địa phương.

Còn một phương thức nữa là khách hàng mua nguyên vật liệu là các loại cây cừ, tràm, phục vụ làm giàn giáo thì lúc đó sẽ mua của các hộ dân, cá nhân, việc này giải ngân tương tự như giải ngân khi thu mua nông sản của nông dân, có thể giải ngân tiền mặt hoặc chuyển khoản cho cá nhân cung ứng kèm theo bảng kê hàng bán, chuyển xong thì lấy lại. Tuy nhiên mục đích này thì giá trị giải ngân không nhiều nhưng có thể làm kèm theo để tăng giá trị giải ngân tiền mặt.
 
Nếu là Công ty xây dựng thì có thể trình bày là thanh toán chi phí lương cho công nhân thời vụ tại các công trình xa. Trường hợp này nếu muốn giải ngân bạn cần có:
+ Hợp đồng thi công, tốt nhất nên là hợp đồng ở các huyện hoặc tỉnh xa so với trụ sở hiện tại của Khách hàng, do là công trình xa nên doanh nghiệp phải thuê nhân công thời vụ tại địa phương và thanh toán lương.
+ Danh sách công nhân nên ghi rõ các chức vụ theo đúng 1 công trình (như giám sát, thợ chính, thợ phụ, bảo vệ công trình....), thông tin số CMND người làm.

Cách làm này có một số ưu điểm sau: có thể giải ngân tiền mặt giá trị lớn trên 100 triệu, không quá phụ thuộc quy mô nhân sự hiện tại của doanh nghiệp trong việc giải trình kiểm toán...Tuy nhiên trong tờ trình thẩm định nhớ phải nêu về hiện trạng hoạt động của doanh nghiệp là có nhận các công trình xa, khi đó sẽ thuê nhân công địa phương.

Còn một phương thức nữa là khách hàng mua nguyên vật liệu là các loại cây cừ, tràm, phục vụ làm giàn giáo thì lúc đó sẽ mua của các hộ dân, cá nhân, việc này giải ngân tương tự như giải ngân khi thu mua nông sản của nông dân, có thể giải ngân tiền mặt hoặc chuyển khoản cho cá nhân cung ứng kèm theo bảng kê hàng bán, chuyển xong thì lấy lại. Tuy nhiên mục đích này thì giá trị giải ngân không nhiều nhưng có thể làm kèm theo để tăng giá trị giải ngân tiền mặt.

Thanks bạn nhé.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên