Các vị trí trong ngân hàng gồm có những vị trí nào, công việc ra sao?

Các vị trí trong ngân hàng gồm có những vị trí nào ? Công việc của mỗi vị trí trong ngân hàng ra sao ? Mỗi người trong ngân hàng thường làm gì ? Mức lương các vị trí trong ngân hàng hiện nay bao nhiêu ? Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều bạn đọc trên khắp mọi miền tổ quốc. Thậm chí các vị trí trong ngân hàng gồm có vị trí nào cũng là điều mà nhiều kiều bào đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài quan tâm.

CÁC VỊ TRÍ TRONG NGÂN HÀNG MỚI NHẤT HIỆN NAY

Việc tìm hiểu các vị trí trong ngân hàng thường là các bạn sinh viên đang học ngân hàng. Các bạn đang tìm việc làm ở ngân hàng muốn biết trước mức lương, môi trường làm việc… để khỏi bỡ ngỡ. Hay là những người quan tâm đến tài chính ngân hàng muốn biết rõ về các công việc trong ngân hàng..Để làm rõ những thắc mắc đó, Báo Kinh Tế mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết trong phần bài viết về ” Các vị trí trong ngân hàng tại Việt Nam ” .

Nhân viên ngân hàng là gì?

Nhân viên ngân hàng là những người thanh niên trẻ trung có thể là nam, nữ tư vấn hỗ trợ bạn khi bạn đến ngân hàng. Theo đó nhân viên ngân hàng là những người làm việc cho ngân hàng, bất kể chức vụ ví trí cao thấp. Nhân viên ngân hàng có thể là bảo vệ, tư vấn viên, giao dịch viên…

Nhân viên ngân hàng tiếng anh là gì

Nhân viên ngân hàng tiếng anh là teller. Đây còn được hiểu là người kể chuyện, người tư vấn trong ngân hàng..

CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC TRONG NGÂN HÀNG

Ngân hàng là một môi trường làm việc đầy triển vọng nhưng cũng vô cùng thách thức tại Việt Nam. Với mức lương thuộc hàng top cùng với khả năng phát triển bản thân trong lâu dài. Được làm việc trong ngân hàng chính là mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể xin được việc làm tại ngân hàng.

Biết là vậy, xong vẫn có rất nhiều người mong muốn có cơ hội được làm việc trong ngân hàng. Và không phải ai cũng hiểu rõ các vị trí trong ngân hàng, mô tả công việc cũng như yêu cầu cụ thể của những công việc đó. Vì vậy luôn học hỏi, tìm hiểu các kiến thức về tài chính, ngân hàng… sẽ giúp cơ hội của người muốn làm việc trong ngân hàng cao hơn.

Có thể bạn muốn biết Các phòng ban trong ngân hàng – Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng

Vị trí giao dịch viên tại ngân hàng làm những gì?

Mô tả công việc của giao dịch viên ngân hàng


Có thể nói, giao dịch viên là vị trí tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất trong ngân hàng. Các giao dịch viên sẽ làm việc tại những quầy được phân rõ theo từng mảng khác nhau. Họ sẽ tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu và giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Đối với một giao dịch viên thì sẽ có những công việc chủ yếu sau đây:
  • Tư vấn và trả lời thắc mắc của khách hàng đối với sản phẩm tiền gửi và tìm hiểu nhu cầu của họ khi đến ngân hàng gửi tiền
  • Tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm tại ngân hàng
  • Đảm nhiệm công việc kho quỹ, hành chính, kế toán giao dịch và kê khai sổ sách.
3 Yêu cầu đối với vị trí giao dịch viên tại ngân hàng

- Ngoại hình ưa nhìn

  • Do là vị trí phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mỗi ngày nên đội ngũ giao dịch viên được coi như bộ mặt của toàn bộ ngân hàng. Chính vì thế nên ngoài những yêu cầu cụ thể về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ ngân hàng thì các giao dịch viên phải đảm bảo tương đối những yêu cầu về ngoại hình như sau:
  • Đối với mỗi ngân hàng cụ thể thì yêu cầu về ngoại hình cũng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì nam phải cao từ 1m65 trở lên và nữ phải cao từ 1m55 trở lên. Khi làm việc tại ngân hàng thì nam giới thì phải đi giày công sở còn nữ phải đi giày cao gót. Bên cạnh chiều cao thì những người có ngoại hình sáng và ưa nhìn thì sẽ được ưu tiên hơn.

- Trình độ chuyên môn
  • Đối với vị trí giao dịch viên thì không có yêu cầu khắt khe về chuyên môn và ngành học trong trường đại học. Bạn chỉ cần tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến kinh tế và đáp ứng được một số nghiệp vụ ngân hàng thì có thể được cân nhắc làm vị trí giao dịch viên.
- Kỹ năng giao tiếp

  • Vị trí này yêu cầu người làm phải giao tiếp tốt, khéo léo, không nói ngọng và không nói giọng địa phương.
Lưu ý đối với vị trí giao dịch viên ngân hàng
  • Đặc điểm của vị trí giao dịch viên là không bị áp doanh số. Tuy nhiên khi làm vị trí này, người làm phải rất cẩn thận. Vì bạn là người trực tiếp xử lý giao dịch với khách hàng. Khách hàng sẽ đánh giá ngân hàng thông qua nghiệp vụ chuyên môn và thái độ của giao dịch viên. Đặc biệt những giao dịch liên quan đến tiền gửi, tiền cho vay thì cần phải tuyệt đối chính xác.
Những người phù hợp với vị trí giao dịch viên
  • Người có tính cách cẩn thận, trung thực và tỉ mỷ.
  • Yêu thích công việc ít phải đi lại.
  • Hoạt ngôn và có khả năng giao tiếp tốt.
Vị trí quan hệ khách hàng trong ngân hàng làm gì?

Vị trí này được chia làm 2 phần đó là vị trí quan hệ khách hàng cá nhân và vị trí quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Về cơ bản thì công việc phải làm và yêu cầu là như nhau tuy nhiên đối tượng khách hàng mà 2 bên phải chăm sóc khác nhau.

Mô tả công việc của vị trí quan hệ khách hàng
  • Khai thác thông tin và tìm kiếm dữ liệu về khách hàng để thuyết phục họ sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ mà ngân hàng cung cấp
  • Hoàn thành chỉ tiêu về doanh số mà cấp trên đưa ra
  • Thẩm định hồ sơ khách hàng
  • Chịu trách nhiệm chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng.
3 Yêu cầu đối với vị trí quan hệ khách hàng

- Ngoại hình

  • Các nhà tuyển dụng thường không quá khắt khe về chiều cao đối với vị trí này. Để được gọi phỏng vấn thì bạn nên ghi chiều cao của mình trong khoảng chiều cao tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng đặt ra. Đối với nữ giới thì khi đi phỏng vấn, bạn chỉ cần đi giày cao gót thì có thể khắc phục được vấn đề chiều cao.
  • Ngoại hình ưa nhìn: Vì cũng phải thường xuyên làm việc với khách hàng. Nên những người có ngoại hình sáng sẽ có cơ hội được nhận cao hơn.
- Tính cách
  • Để làm tốt vị trí quan hệ khách hàng thì bạn cần phải năng động, hoạt bát, hoạt ngôn và tự tin.
  • Chịu được áp lực cao và khối lượng công việc nặng. Vị trí quan hệ khách hàng bị áp doanh số nên áp lực mà người làm phải chịu là rất cao.
- Trình độ chuyên môn
  • Vị trí này cần những người thực sự có kỹ năng làm việc. Bạn có thể học trái ngành và chỉ cần học qua một khóa nghiệp vụ là đủ khả năng làm vị trí này. Với vị trí quan hệ khách hàng cá nhân thì yêu cầu người làm phải có kiến thức về tín dụng. Còn vị trí quan hệ khách hàng doanh nghiệp thì người làm cần phải hiểu biết về tài chính doanh nghiệp thì mới có thể tư vấn những sản phẩm phù hợp nhất cho từng doanh nghiệp
Những người phù hợp với vị trí quan hệ khách hàng
  • Tương tự với vị trí giao dịch viên thì quan hệ khách hàng là vị trí phù hợp với những người năng động, thích giao tiếp và có khả năng giao tiếp tốt.
  • Có niềm đam mê với kinh doanh
  • Thích làm việc linh hoạt về giờ giấc
  • Yêu thích công việc có tính tư duy cao

Vị trí hỗ trợ tín dụng tại ngân hàng

Mô tả công việc vị trí hỗ trợ tín dụng

  • Nhân viên hỗ trợ tín dụng hay còn gọi là chuyên viên tư vấn tài chính.. Hỗ trợ tín dụng là vị trí mà người làm sẽ đảm nhận các khâu soạn thảo giấy tờ. Xin chữ ký cấp trên, làm các thủ tục liên quan đến tài sản của khách hàng, kiểm tra chứng từ… để tiến hành giải ngân.
  • Các chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ thuyết phục khách hàng làm hồ sơ tín dụng tại ngân hàng. Nếu khách hàng đồng ý thì hồ sơ tín dụng của khách sẽ được chuyển tiếp qua bộ phận thẩm định khách hàng duyệt. Nếu hồ sơ đó đạt yêu cầu thì vị trí hỗ trợ tín dụng sẽ tiếp nhận và tiến hành các thủ tục để giải ngân.

3 Yêu cầu cần có đối với vị trí hỗ trợ vay tín dụng
- Ngoại hình

  • Vị trí này không đặt ra yêu cầu quá cao về ngoại hình do nhân viên hỗ trợ tín dụng không phải làm việc thường xuyên với khách hàng.
  • Nghiệp vụ và trình độ chuyên môn
  • Đối với vị trí hỗ trợ tín dụng thì người làm bắt buộc phải có kiến thức về nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và quy trình tín dụng. Để đáp ứng được yêu cầu của công việc thì người làm cần phải học thêm khóa học về luật liên quan đến tài sản đảm bảo và thanh toán quốc tế.
- Tính cách
  • Vị trí này yêu cầu tính cách cẩn thận, tỉ mỉ để thực hiện chính xác từng bước trước khi quyết định giải ngân. Vì nếu không cẩn thận làm sai hồ sơ thì sẽ dẫn đến thất thoát quỹ tiền của ngân hàng.
  • Công việc này phù hợp với những ai yêu thích công việc không phải di chuyển và gặp gỡ khách hàng nhiều.
Lưu ý đối với vị trí hỗ trợ tín dụng
  • Vị trí này không phải chịu áp lực doanh số. Tuy nhiên người làm sẽ phải chịu áp lực về mặt thời gian hoàn thành việc xử lý hồ sơ để giải ngân.
  • Đây là vị trí vô cùng phù hợp với những ai hạn chế về chiều cao và không có ngoại hình sáng. Bên cạnh đó những người không chịu được áp lực cao, đặc biệt là về mặt doanh số thì có thể làm được công việc này.

Vị trí thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại

Mô tả công việc vị trí thanh toán quốc tế tại ngân hàng

  • Tiếp nhận và xử lý các hồ sơ tài trợ thương mại cũng như thanh toán quốc tế từ khách hàng như: Thư tín dụng L/C xuất khẩu, thư tín dụng L/C nhập khẩu, giấy bảo lãnh ngân hàng. Phiếu nhờ thu xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ liên quan đến chuyển tiền quốc tế.
  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cho khách hàng về các sản phẩm. Các dịch vụ tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế mà ngân hàng cung cấp
  • Kiểm tra hồ sơ mà khách hàng cung cấp về tính đầy đủ cũng như tính hợp lệ.
  • Tiếp nhận và xử lý các bộ chứng từ xuất nhập khẩu của khách hàng
  • Tư vấn và giải thích cho khách hàng về rủi ro mà các giao dịch có thể gặp phải
  • Thương thảo tỷ giá mua bán ngoại tệ nếu có trong phạm vi cho phép.
  • Hỗ trợ các bộ phận khác trong việc tiếp cận khách hàng để cung cấp các sản phẩm tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.
Yêu cầu đối với vị trí tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế

- Về trình độ chuyên môn

  • Có thể nói, đây là vị trí mà người làm phải có nghiệp vụ chuyên môn rất cao. Nhiệm vụ của họ rất phức tạp và có chứa yếu tố quốc tế nên rất dễ xảy ra sai sót nếu nhân viên không có kiến thức chuyên ngành liên quan đến thanh toán quốc tế.
  • Ưu tiên những ứng viên tốt nghiệp các trường đại học top đầu về kinh tế, tài chính, ngân hàng. Nếu không học chuyên ngành liên quan đến vị trí này thì ứng cử viên cần có chứng chỉ nghiệp vụ thì khả năng được cân nhắc sẽ cao hơn.
  • Am hiểu về hợp đồng thương mại, xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải quốc tế và các điều khoản bảo hiểm.
- Kỹ năng
  • Với vị trí này thì ứng cử viên phải có kỹ năng tiếng anh đọc và nói tốt. Thông thường các ngân hàng sẽ yêu cầu ứng cử viên phải đạt ít nhất 600 điểm Toeic 4 kỹ năng hoặc những chứng chỉ tiếng anh tương đương.
  • Có khả năng giao tiếp với khách hàng tốt
  • Có khả năng tư duy và phân tích tốt vấn đề.
Lưu ý đối với vị trí tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế
  • Do liên quan đến yếu tố quốc tế nên lĩnh vực mà người làm phải bao quát là tương đối rộng. Bên cạnh đó, kiến thức, các điều khoản luật lệ liên quan đến thương mại quốc tế thay đổi từng ngày. Vì thế người làm phải thường xuyên cập nhật kiến thức thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Những người phù hợp với vị trí tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế
  • Có thể nói, đây là một vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nhất tại ngân hàng. Vì thế chỉ những người đã từng làm hoặc học các khóa nghiệp vụ liên quan đến tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế thì mới có khả năng làm tốt.
  • Công việc này phù hợp với những người có tính cách tỉ mỉ, cẩn trọng, có ý chí cầu tiến và luôn học hỏi để nâng cao trình độ bản thân.

Nhân viên quản lý rủi ro trong ngân hàng
  • Đây là vị trí mới xuất hiện tại ngân hàng trong những năm gần đây. Theo đó những nhân viên tại bộ phân này dựa vào trình độ, kỹ thuật công nghệ cáo có thể phát hiện và hạn chế các rủi ro nhằm hạn chế khả năng ảnh hưởng đến thị trường tài chính.
Mô tả công việc vị trí quản lý rủi ro tại ngân hàng
  • Nhân viên tại bộ phận này mỗi sáng khi đến công ty làm công việc liên quan tới xây dựng, duy trì các chính sách, tiêu chuẩn về quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.

  • Ngoài ra còn phân tích thị trường, trao đổi với các bộ phận khác nhằm duy trì công việc được ổn định. Tư vấn chiến lược giảm thiểu những rủi ro cho ngân hàng.
Nhân viên kinh doanh trong ngân hàng
  • Nhân viên kinh doanh trong ngân hàng sẽ đảm nhận công việc tìm kiếm khách hàng mới. Có thể bằng cách này hay cách khác như tư vấn, gọi điện chăm sóc các khách hàng cũ, tìm khách hàng mới.
Nhân viên vận hành
  • Nhân viên ngân hàng là người đảm nhận công việc đảm bảo ngân hàng có thể hoạt động theo đúng quy trình. Những giao dịch tại ngân hàng được diễn ra đúng thời gian, không bị gián đoạn. Quan sát quá trình vận hành của cả ngân hàng mỗi ngày để đưa ra chiến lược, chính sách.. nhằm cải tiến dịch vụ khách hàng…
Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng
  • Người làm tại vị trí này trong ngân hàng cần phải kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện ra các sai sót trong hoạt động của ngân hàng. Không những vậy, nhân viên kiểm toán nội bộ trong quá trình kiểm tra, giám sát cần phải đưa ra những ý kiến, chiến lược cho ban giám đốc..
Chuyên viên phân tích tài chính ngân hàng
  • Công việc trách nhiệm vị trí này nằm ngay ở chức tên gọi, đó chính là phân tích tài chính trong ngân hàng. Theo đó công việc tại bộ phận này cần phải thực hiện mỗi ngày đó là phân tích, báo cáo, tổng hợp các thông tin tài chính của ngân hàng. Đưa ra những dự báo cũng như xu hướng trong phần báo cáo kết quả tài chính với ban giám đốc.

Nhân viên Telesales tại Ngân Hàng
  • Tương tự như nhân viên kinh doanh tại ngân hàng, các nhân viên tại bộ phận Telesales sẽ là những người chủ động hơn trong việc gọi điện tới khách hàng. Đây là vị trí không phải ai cũng làm được nếu bạn không có ngoại hình, có khiếu ăn nói lưu loát..
Nhân viên bảo vệ ngân hàng
  • Đây là vị trí mà ít trang website, hoặc blog nào nói đến khi được hỏi về các vị trí công việc trong ngân hàng. Có thể thấy đây là vị trí đòi hỏi sự nhanh nhẹn, là người có sức khỏe tốt. Bởi khi ngân hàng có các sự cố. Bảo vệ, vệ sĩ.. là người đầu tiên đứng ra bảo vệ ngân hàng cũng như toàn thể các cán bộ, nhân viên, khách hàng..
Nhân viên IT trong ngân hàng
  • IT là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay. Bởi tất cả công việc đều được thao tác và xử lý trên máy tính thông qua mạng internet. Các kỹ sư IT tại ngân hàng không chỉ giúp hệ thống mạng hoạt động ổn định mà còn bảo trì, bảo mật hệ thống mạng. Nhằm ngăn chặn các hành vi xâm nhập trái phép vào dữ liệu ngân hàng…
MỨC LƯƠNG CÁC VỊ TRÍ TRONG NGÂN HÀNG MỚI NHẤT HIỆN NAY

Mức lương ngân hàng bộ phận điều hành

  • Giám đốc điều hành ngân hàng có mức lương từ 15.000 – 30.000 $ 1 tháng. Kinh nghiệm yêu cầu tư 10 năm trở lên.
  • Phó giám đốc điều hành ngân hàng có mức lương từ 10.000 – 15.000$ cũng phải có kinh nghiệm 10 năm trở lên.
Mức lương ngân hàng bộ phận bán lẻ
  • Giám đốc khối bán lẻ có mức lương trung bình từ 8.000 – 15.000$ yêu cầu 10 năm kinh nghiệm trở lên.
  • Giám đốc khối bán hàng khu vực có mức lương trung bình từ 3000$ – 6000$ yêu cầu kinh nghiệm 10 năm trở lên.
  • Giám đốc bán hàng khu vực tỉnh có mức lương trung bình từ 1200$ – 2000$ yêu cầu kinh nghiệm 6-8 năm trở lên.
  • Trưởng nhóm bán lẻ có mức lương trung bình từ 700$ – 1500$ yêu cầu kinh nghiệm 5-7 năm trở lên.
  • Chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp có mức lương trung bình từ 600$ – 1000$ yêu cầu kinh nghiệm 3-5 năm trở lên.
  • Chuyên viên quan hệ khách hàng có mức lương trung bình từ 500$ – 800$ yêu cầu kinh nghiệm 0-2 năm trở lên.
Mức lương khối khách hàng doanh nghiệp
  • Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp có mức lương trung bình từ 10000$ -15000$ yêu cầu kinh nghiệm 10 năm trở lên
  • Giám đốc bán hàng có mức lương trung bình từ 4000$ -7000$ yêu cầu kinh nghiệm 7 -10 năm trở lên.
  • Giám đốc bán hàng khu vực có mức lương trung bình từ 2500$ – 6000$ yêu cầu kinh nghiệm 8-10 năm trở lên.
  • Chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp có mức lương trung bình từ 1500$ – 5000$ yêu cầu kinh nghiệm 4-8 năm trở lên.
  • Chuyên viên quan hệ khách hàng có mức lương trung bình từ 800$ – 3500$ yêu cầu kinh nghiệm 2-5 năm trở lên.
  • Trợ lý quan hệ khách hàng có mức lương trung bình từ 500$ – 800$ yêu cầu kinh nghiệm 0-5 năm trở lên.
Mức lương khối vận hành trong ngân hàng
  • Giám đốc khối vận hành có mức lương trung bình từ 3000$ -6000$ yêu cầu kinh nghiệm 7 năm trở lên.
  • Chuyên viên có mức lương trung bình từ 1000$ -1500$ yêu cầu kinh nghiệm từ 3-5 năm trở lên.
  • Nhân viên có mức lương trung bình từ 500$ -1000$ yêu cầu kinh nghiệm 2-3 năm trở lên.
Mức lương khối quản lý rủi ro trong doanh nghiệp
  • Giám đốc khối có mức lương trung bình từ 7000$ -15000$ yêu cầu kinh nghiệm 8 năm trở lên.
  • Trưởng phòng có mức lương trung bình từ 2000$ – 5000$ yêu cầu kinh nghiệm 4-8 năm trở lên.
  • Chuyên viên có mức lương trung bình từ 1500$ – 2500$ yêu cầu kinh nghiệm 3-5 năm trở lên.
  • Nhân viên có mức lương trung bình từ 600$ -1200$ yêu cầu kinh nghiệm 0-2 năm trở lên.

CÁC VỊ TRÍ TRONG NGÂN HÀNG BẰNG TIẾNG ANH

Như chúng ta đã biết ngân hàng là nơi thương có nhiều người ngoại quốc lui tới để đổi tiền, gửi tiền.. Chính vì vậy các nhân viên ngân hàng cần phải nắm rõ một số từ vựng tiếng Anh chuyên ngành. Để có thể dễ dàng giao tiếp, trao đổi công việc chính xác hơn. Bởi các ngân hàng không cho phép nhân viên mắc bất kỳ sai sót nào. Sau đây là một số từ vựng về các vị trí trong ngân hàng bằng tiếng anh.

Cách gọi 1 số vị trí trong ngân hàng bằng tiếng anh
  • Kiểm soát viên kế toán tiếng anh là gì? Kiểm soát viên kế toán tiếng anh là Accounting Controller
  • Chuyên viên phát triển sản phẩm tiếng anh là gì? Chuyên viên phát triển sản phẩm tiếng anh là Product Development Specialist
    Chuyên viên phát triển thị trường tiếng anh là gì? Chuyên viên phát triển thị trường tiếng anh là Market Development Specialist
  • Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp lớn tiếng anh là gì? Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp lớn tiếng anh là Big Business Customer Specialist
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng tiếng anh là gì Chuyên viên chăm sóc khách hàng tiếng anh là Personal Customer Specialist
  • Chuyên viên kế toán tài chính tiếng anh là gì? Chuyên viên kế toán tài chính tiếng anh là Financial Accounting Specialist
  • Chuyên viên quảng bá sản phẩm tiếng anh là gì? Chuyên viên quảng bá sản phẩm tiếng anh là Marketing Staff Specialist
  • Nhân viên định giá tiếng anh là gì? Nhân viên định giá tiếng anh là Valuation Officer
  • Chuyên viên công nghệ thông tin (IT) tiếng anh là gì? Chuyên viên công nghệ thông tin (IT) tiếng anh là Information Technology Specialist
  • Chuyên viên tiếp thị tiếng anh là gì? Chuyên viên tiếp thị tiếng anh là Marketing Officer
  • Thủ quỹ tiếng anh là gì? Thủ quỹ tiếng anh là Cashier
Các chức danh ngân hàng bằng tiếng Anh
  • Hội đồng quản trị tiếng anh là gì? Hội đồng quản trị tiếng anh là Board of Director
  • Chủ tịch hội đồng quản trị tiếng anh là gì? Chủ tịch hội đồng quản trị tiếng anh là Board chairman
  • Giám đốc tiếng anh là gì? Giám đốc tiếng anh là Director
  • Trợ lý tiếng anh là gì? Trợ lý tiếng anh là Assistant
  • Tổng giám đốc điều hành tiếng anh là gì? Tổng giám đốc điều hành tiếng anh là Chief of Executive Operator
  • Trưởng phòng ngân hàng tiếng anh là gì? Trưởng phòng ngân hàng tiếng anh là Head bank
  • Trưởng nhóm tiếng anh là gì? Trưởng nhóm tiếng anh là Team leader
  • Nhân viên ngân hàng tiếng anh là gì? Nhân viên ngân hàng tiếng anh là Staff bank
Một số từ vựng tiếng anh ngân hàng thường sử dụng
  • Tín dụng tiếng anh là gì? Tín dụng tiếng anh là Credit
  • Chiết khấu tiếng anh là gì? Chiết khấu tiếng anh là Discount
  • Cố định tiếng anh là gì? Cố định tiếng anh là Fixed interest
  • Lãi thương nghiệp tiếng anh là gì? Lãi thương nghiệp tiếng anh là Commercial interest
  • Rút (tiền) tiếng anh là gì? Rút (tiền) tiếng anh là Draw
  • Người được thanh toán tiếng anh là gì? Người được thanh toán tiếng anh là Payee
  • Tài chính – tiền tệ tiếng anh là gì? Tài chính – tiền tệ tiếng anh là Monetary finance
  • Thẻ rút tiền mặt tiếng anh là gì? Thẻ rút tiền mặt tiếng anh là Cast card
  • Chủ thẻ tiếng anh là gì? Chủ thẻ tiếng anh là Cardholder
  • Quản trị ngân hàng tiếng anh là gì? Quản trị ngân hàng tiếng anh là Administrator bank
  • Người kiểm soát tiếng anh là gì? Người kiểm soát tiếng anh là Supervision
  • Doanh thu tiếng anh là gì? Doanh thu tiếng anh là Revenue
  • Thủ quỹ tiếng anh là gì? Thủ quỹ tiếng anh là Treasurer
  • Hợp đồng bảo lãnh tiếng anh là gì? Hợp đồng bảo lãnh tiếng anh là Guarantee contract
  • Khấu hao tài sản tiếng anh là gì? Khấu hao tài sản tiếng anh là Depreciation
  • Séc tiếng anh là gì? Séc tiếng anh là Cheque
  • Ghi nợ tiếng anh là gì? Ghi nợ tiếng anh là Debit
  • Biên lai, chứng từ tiếng anh là gì? Biên lai, chứng từ tiếng anh là Voucher
  • Cấp phép tiếng anh là gì? Cấp phép tiếng anh là Authorise
  • Mã chi nhánh ngân hàng tiếng anh là gì? Mã chi nhánh ngân hàng tiếng anh là Sort code
Để có thể làm việc tốt trong môi trường ngân hàng thì nhìn chung bạn cần phải có khả năng chịu được áp lực công việc rất cao. Tuy nhiên đây sẽ là môi trường lý tưởng để bạn phát huy khả năng bản thân cũng như học hỏi được rất nhiều thứ từ đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên hãy chọn cho mình một vị trí trong ngân hàng phù hợp nhất để hoàn thành tốt yêu cầu công việc bạn nhé!

Link gốc: Báo Kinh Tế
 


Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,453
Thành viên mới nhất
fb88nhacai
Back
Bên trên