Các bạn chỉ giúp mình về cách tính lãi + phạt quá hạn gốc với

cu_khoai_nuong

Thành viên
Mình có 1 bài tập như sau: ông A vay NH số tiền gốc là 1 tỷ - lãi suất 10%/ năm - thời han vay từ ngày - 25/05/2012 đến ngày 25/05/2013
Đến ngày 30/06/2013 ông A vân chưa trả được gốc. Vậy thì tính tổng số tiền lãi ông A phải trả tính đến ngày 30/06/2013 là bao nhiêu vậy các bạn. Mong các bạn chỉ giúp. Minh đang phân vân giữa 2 cách tính

Cách 1:
Tính lãi từ ngày 25/05/2012 - 25/05/2013 = 365 ngày (lãi suất 10% - trong hạn)
25/05/2013 - 30/06/2013 = 36 ngày quá hạn (lãi suất 15% - lãi suất quá hạn = 150% lãi suất trong hạn)
Cách này khi tính số tiền lãi trong hạn từ ngày 25/05/2012 đên 25/05/2013 là chốt số đến hết 24/05/2013 (không tính lãi ngày 25/05/2013) Mình có bà chị làm banker và bà ý có bảo là cách tính này là chuẩn và trên hệ thống máy của NH cũng tính như thế này

Cách 2:
Tuy nhiên có một số người lập luận như sau: tại ngày 25/05/2013 ông A vẫn trong thời hạn vay nên ngày 25/05/2013 vẫn tính lãi suất trong hạn, vì vậy nên có cách tính dưới đây

Tính lãi từ ngày 25/05/2012 - 25/05/2013 = 366 ngày (tính cả ngày đầu và ngày cuối của kỳ tính lãi) (ls áp dụng 10%)
26/05/2013 - 30/06/2013 = 35 ngày quá hạn (ls áp dụng 15%)

Tổng số ngày tính lãi của khách hàng cho cả 2 cách là 401 ngày. Bạn nao giải thích giúp mình xem cách tính nào chính xác với, phân vân quá :-?

Thanks all!
 
lấy ngày thì theo cách 1, từ ngày 25/05/2013 - 30/06/2013 thì tính lãi suất (150% lãi trong hạn cho toàn bộ nợ gốc)
 
Bạn không nói rõ kỳ trả lãi như thế nào nên mình xem như gốc và lãi trả cuối kỳ

Nếu đúng ngày 25/05/2013, ông A trả nợ thì không quá hạn
Nhưng nếu ngày 25/05/2013 ông A không trả thì xem như quá hạn từ ngày này rồi
Do đó, cách 1 là chính xác. Nhưng bạn còn thiếu lãi phạt chậm trả lãi
 
Mình giả sử trường hợp này trả gốc, lãi cuối kỳ và KH chưa đóng lãi trong hạn.

1. Lãi trong hạn từ ngày 25/05/2012 đến hết ngày 24/05/2013 là 101.388.889 đ (365 ngày)

2. Do trường hợp đến 30/06/13 KH vẫn chưa đóng lãi nên chúng ta sẽ tính lãi phạt của số tiền lãi từ 25/05/12 đến hết 24/05/13:
101.388.889đ x 36 ngày x 5%/năm/360 = 506.944 đ
* 36 ngày là số ngày tính từ ngày đáo hạn trên hợp đồng đến ngày 30/06 ( nghĩa là đến hết ngày 29/05/2013)
* 5%/năm là do khi tính lãi quá hạn thì chúng ta sẽ tính 150% của LS theo hợp đồng( nghĩa là 15%/năm) nhưng theo (1) thì chúng ta đã tính 100%, còn lại là 50% của 10%/ năm = 5%. Khúc này mình không biết giải thích sao cho hết lằng ngoằng khó hiểu .

3. Tính lãi phạt từ ngày 25/05/13 đến hết 29/06/13 của 1 tỷ. Cái này sẽ tính 150% ( 1 tỷ x 15%/năm x 36 ngày /360 = 15.000.000 đ)

Vậy tổng số tiền lãi đến ngày 30/06/2013 là 111.212.500 đ

Dây là cách tính của mình, mong tham khảo từ các bạn khác.

 
Thông thường việc tính lãi sẽ tính tại thời điểm cuối ngày phát sinh nếu còn dư nợ. Việc cuối ngày giao dịch, số tiền còn lại trên tài khoản tiền vay còn bao nhiêu thì sẽ được tính lãi cho ngày hôm đó. Vì thế, việc tính toán theo cách 1 là đúng. Còn cách 02 là việc tính lách của các ngân hàng nhằm thu thêm tiền lãi thôi. Nhưng hiện tại, hầu hết các ngân hàng không còn áp dụng.
 
Mình giả sử trường hợp này trả gốc, lãi cuối kỳ và KH chưa đóng lãi trong hạn.

1. Lãi trong hạn từ ngày 25/05/2012 đến hết ngày 24/05/2013 là 101.388.889 đ (365 ngày)

2. Do trường hợp đến 30/06/13 KH vẫn chưa đóng lãi nên chúng ta sẽ tính lãi phạt của số tiền lãi từ 25/05/12 đến hết 24/05/13:
101.388.889đ x 36 ngày x 5%/năm/360 = 506.944 đ
* 36 ngày là số ngày tính từ ngày đáo hạn trên hợp đồng đến ngày 30/06 ( nghĩa là đến hết ngày 29/05/2013)
* 5%/năm là do khi tính lãi quá hạn thì chúng ta sẽ tính 150% của LS theo hợp đồng( nghĩa là 15%/năm) nhưng theo (1) thì chúng ta đã tính 100%, còn lại là 50% của 10%/ năm = 5%. Khúc này mình không biết giải thích sao cho hết lằng ngoằng khó hiểu .

3. Tính lãi phạt từ ngày 25/05/13 đến hết 29/06/13 của 1 tỷ. Cái này sẽ tính 150% ( 1 tỷ x 15%/năm x 36 ngày /360 = 15.000.000 đ)

Vậy tổng số tiền lãi đến ngày 30/06/2013 là 111.212.500 đ

Dây là cách tính của mình, mong tham khảo từ các bạn khác.
Mình nghĩ cách tính của bạn có cơ sở. Dưới đây là một số quy định khi tính lãi quá hạn cho nợ gốc chậm trả và nợ lãi chậm trả:
(i) Nếu khách hàng chậm trả nợ gốc: TCTD thực hiện tính lãi chậm trả trên cơ sở số dư Nợ gốc, số ngày chậm trả và mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn.
(ii) Nếu khách hàng chậm trả nợ lãi: TCTD thực hiện tính lãi chậm trả trên cơ sở số tiền lãi chậm trả với lãi suất chậm trả hoặc theo mức tính lãi chậm trả đối với nợ lãi vốn vay theo thỏa thuận tại Khế ước cho vay/Hợp đồng tín dụng.
(iii) Nếu khách hàng chậm trả đồng thời cả nợ gốc và nợ lãi: TCTD thực hiện tính lãi chậm trả cho cả 2 khoản nợ gốc và nợ lãi. Số tiền lãi chậm trả trong trường hợp này bằng số tiền lãi chậm trả gốc (i) cộng với số tiền lãi chậm trả nợ lãi (ii).
Còn cách xác định Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn: Tính từ ngày tiếp theo ngay sau ngày đến kỳ hạn trả nợ ghi trên Khế ước cho vay/Hợp đồng tín dụng!
 
Theo mình thì là cách 2. Tại thực tế trên hệ thống của mình khi cho vay khoản ngắn hạn từ ngày 25/05 - 25/06 thì trong ngày 25/06 nếu khách hàng nộp tiền thì vẫn bình thường. Nhưng nếu đến ngày 26/06 khách hàng nộp tiền thì mới bắt đầu trễ hạn 1 ngày và tính lãi phạt cho 1 ngày. Nên mình nghĩ cách 2 là chính xác, còn cụ thể thì mình cũng chưa nắm rõ.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,221
Thành viên mới nhất
menusrs8
Back
Bên trên